Có phải toàn dân đang bị “nhà nước đảng ta” móc túi!
Hoàng Thanh Trúc (Danlambao) - Thông thường trong mỗi chúng ta theo qui luật, nếu không muốn nói là nguyên tắc sống còn của cuộc sống, tổng thu nhập đạt được sau khi cân đối trừ mọi chi tiêu còn thừa mới tích lũy dành dụm, nhưng nếu thu không đủ bù chi còn phải vay nợ đắp vào tạo thêm gánh nặng trả lãi nhưng cuối cùng lại có tiền thừa rủng rỉnh gửi ngân hàng thì phải biện minh như thế nào nếu người ta nói nguồn tiền đó là từ bất chính có thể là trộm cắp hay móc túi thiên hạ mới có được!?
Từ diễn giải đó chúng ta thử nghiệm suy trong trường hợp này ở góc nhìn đơn giản chân phương từ đại bộ phận người dân đang kiệt sức vắt mồ hôi đóng thuế cho “nhà nước” để mong được phục vụ bảo vệ trong một môi trường khiêm nhường là an sinh xã hội công bằng quang minh chính trực
Qua các phương tiện truyền thông báo chí nhà nước chúng ta cơ bản biết rằng từ năm 2012:
BỘ TÀI CHÍNH Phụ lục số 01/CKTC-NSNN
CÂN ĐỐI NGÂN SÁCH NHÀ NƯỚC NĂM 2012
(Kèm theo Quyết
định số 3008/QĐ-BTC ngày 14/12/2011
của Bộ trưởng Bộ
Tài chính về việc công bố công khai số liệu dự toán NSNN năm 2012)
Đơn vị tính: Tỷ
đồng
STT
|
Chỉ tiêu
|
Dự toán
|
năm 2012
|
||
A
|
TỔNG THU CÂN ĐỐI NGÂN SÁCH NHÀ NƯỚC
|
740.500
|
1
|
Thu nội địa
|
494.600
|
2
|
Thu từ dầu thô
|
87.000
|
3
|
Thu cân đối từ hoạt động xuất nhập khẩu
|
153.900
|
4
|
Thu viện trợ
|
5.000
|
B
|
THU CHUYỂN NGUỒN NSTW NĂM 2011 SANG NĂM 2012
|
22.400
|
C
|
TỔNG CHI CÂN ĐỐI NGÂN SÁCH NHÀ NƯỚC
|
903.100
|
1
|
Chi đầu tư phát triển
|
180.000
|
2
|
Chi trả nợ và viện trợ
|
100.000
|
3
|
Chi thường xuyên
|
542.000
|
4
|
Chi thực hiện cải cách tiền lương
|
59.300
|
5
|
Chi bổ sung quỹ dự trữ tài chính
|
100
|
6
|
Dự phòng
|
21.700
|
D
|
BỘI CHI NGÂN SÁCH NHÀ NƯỚC
|
140.200
|
Tỷ lệ bội chi ( % Âm) so GDP (tổng thu nhập) (1)
|
4,8%
|
Qua năm 2013 - Theo số liệu của Bộ Tài chính, tổng thu ngân sách nhà nước 10 tháng năm 2013 đạt 618.290 tỷ đồng, chỉ bằng 75,8% dự toán. Có thể thấy, tình hình thu ngân sách đang căng thẳng gặp rất nhiều khó khăn. Theo báo cáo của Chính phủ tại Kỳ họp thứ 6 Quốc hội khóa XIII, tổng thu ngân sách cả năm 2013 ước chỉ đạt 96,9%.- (Dự kiến tiếp tục chi tiêu % âm)
Cụ thể, theo số liệu của Tổng cục Thống kê, từ đầu năm đến ngày 15/10/2013, thu từ dầu thô 85,6 nghìn tỷ đồng, bằng 86,4%; thu cân đối ngân sách từ hoạt động xuất, nhập khẩu 108,5 nghìn tỷ đồng, chỉ đạt bằng 65,2%; thu từ doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài (không kể dầu thô) 82,6 nghìn tỷ đồng, bằng 76,9%; thu thuế công, thương nghiệp và dịch vụ ngoài nhà nước 80,3 nghìn tỷ đồng, bằng 66,6%; thuế thu nhập cá nhân 37,9 nghìn tỷ đồng, bằng 69,2%; thu phí, lệ phí 7,7 nghìn tỷ đồng, bằng 74,5%. Tổng thu rất khó đạt trong thời gian còn lại của năm. (2)
Trong khi đó:
Gánh nặng Nợ công của Việt Nam có thể lên đến 95% GDP – Cứ mỗi ba tháng, Việt Nam phải trả nợ 1 tỉ USD.
Gánh nặng nợ nần của Việt Nam đang tăng lên nhanh chóng, cả về mặt số nợ và nghĩa vụ trả nợ.
Chậm hơn thường lệ, bản tin về nợ nước ngoài đến cuối năm 2010 của Việt Nam, theo quy định được công bố với độ trễ nửa năm, mãi đến tháng 8/2011 mới được công bố chính thức. (3)
Theo Thời báo kinh tế SaiGon Online - Ước tính đến hết năm 2012, tổng nợ công của Việt Nam khoảng 55,4% GDP. Tuy nhiên nếu tính cả khoản nợ nước ngoài của khu vực doanh nghiệp (chủ yếu là doanh nghiệp nhà nước – DNNN) thì nợ công của Việt Nam có thể lên đến khoảng 95% GDP,
Vì sao nợ công lên đến 95%?
Từ những thông tin trên được công bố trong nội dung bản báo cáo do nhóm tư vấn chính sách vĩ mô thuộc Ủy ban kinh tế của Quốc hội phát hành ngày 22-11-2013 mang tên: “Thách thức còn ở phía trước”.
Theo báo cáo này, ước tính đến hết năm 2012, tổng nợ công của Việt Nam là vào khoảng 55,4% GDP. Trong đó nợ công nước ngoài và nợ công trong nước lần lượt là 29,6% và 25,8%% GDP (so với các con số tương ứng của năm 2011 là 54,9% GDP, 30,9% và 24,0% GDP).
Thì nợ công Việt Nam có thể lên tới khoảng 95% GDP, vượt xa ngưỡng an toàn (60% GDP), đe dọa đến tính bền vững của nợ công Việt Nam. (4)
Đã vậy Chính phủ còn đứng ra bảo lãnh cho Tập đoàn Vinashin phát hành trái phiếu quốc tế đảo nợ khoản vay 600 triệu đô la và gần 12 ngàn tỉ đồng đảo nợ tại các ngân hàng trong nước khác và mới đây ngày 22/11/2013 - Ngân hàng Nhà nước và Ngân hàng Phát triển châu Á (ADB) tại Việt Nam vừa ký Hiệp định vay vốn trị giá 50 triệu USD để phát triển doanh nghiệp nhỏ và vừa - (Dân trí).
Mặt khác, quy mô chi ngân sách vẫn gia tăng từ thâm hụt ngân sách năm 2012 ở mức 4,8% (so với 4,7% năm 2011) đã được Quốc hội phê duyệt nâng lên mức 5,3% cho năm 2013 tại kỳ họp Quốc hội thứ 6 (11-2013).
Báo cáo dẫn nguồn từ ADB còn cho biết, thị trường trái phiếu nhà nước Việt Nam tăng trưởng nhanh nhất trong khu vực đồng nghĩa với quy mô và nghĩa vụ trả nợ mỗi ngày một gia tăng lên.
Từ những dữ liệu khái quát nói trên, chúng ta quay lại nhìn khoản “dự trữ ngoại hối” của kho bạc ngân hàng nhà nước 3 năm gần đây:
Dự trữ ngoại hối của Việt Nam cuối năm 2010 đạt 12,4 tỷ USD (5)
Từ mức dự trữ 12,4 tỷ năm 2011, đến tháng 10/2012 dự trữ ngoại hối của Việt Nam đã tăng trên 20 tỷ USD, tương ứng 2,4 tháng nhập khẩu.(Nguồn: Công ty cổ phần Bảo hiểm Viễn Đông) còn theo Wikipedia thì khoảng gần 21 tỳ USD.
Từ cuối 2012 đến nay:'Dự trữ ngoại hối Việt Nam tăng lên khoảng 32 tỷ USD' – (6)
Trong báo cáo cập nhật công bố, Ngân hàng ANZ trích dẫn con số ước tính về lượng dự trữ ngoại hối của Việt Nam vào khoảng 32 tỷ USD. (Ngân hàng Nhà nước ít khi công bố con số cụ thể nhưng ANZ đưa ra dự báo dựa trên số liệu báo cáo của Chính phủ tại Kỳ họp Quốc hội thứ 6, khóa XIII.),
Vậy là ngót nghét một năm, kho bạc nhà nước của Thủ tướng “X” thông qua Thống đốc Bình “đẻ” ra hơn “10 tỷ USD”? trong khi ngân sách cả 2 năm 2012 và gần hết 2013 thu không đủ bù chi, còn vay thêm nợ?
Nhưng mới đây báo cáo trước Quốc hội, Thủ tướng “X” (Nguyễn Tấn Dũng) đã hân hoan cho biết, dự trữ ngoại hối tăng nhanh, chịu được khoảng 12 tuần nhập khẩu. Mức dự trữ này đã tăng từ 6 tuần nhập khẩu vào cuối năm 2010 lên 6,5 tuần vào cuối năm 2011 rồi lên 12 tuần cuối năm 2012 và 2013. Nhưng ông không viện dẫn nó tăng xuất phát là từ nguồn nào? khi mà Theo tỷ giá mua 21.000 vnđ-, 10 tỷ USD = 210.000 tỷ vnđ (hai trăm mười ngàn tỷ vnđ) gần bằng 1/3 tổng thu nhập (GDP) của quốc gia?
Trong khi trước đó ở thời điểm cuối tháng 9/2010, dự trữ ngoại hối chỉ đạt 12.4 tỷ USD. Tháng 12/2010, Quỹ tiền tệ quốc tế (IMF) thể hiện sự lo lắng rằng dự trữ ngoại hối của Việt Nam ở mức thấp, tính đến cuối tháng 9/2010 tương đương khoảng 1,8 tháng nhập khẩu. (chưa đến 2 tháng)
10 tỷ USD = 210.000 tỷ vnđ (hai trăm mười ngàn tỷ vnđ) không hề nhỏ chút nào nếu so với từ đầu năm 2013 đến nay, 15 cơn bão và áp thấp nhiệt đới gây nên ước tính tổng thiệt hại nặng nề về vật chất cho cả nước cũng chỉ khoảng 25.000 tỷ đồng. Vậy thì thu không đủ bù chi, nợ nần như chúa Chổm, Thủ tướng “X” và Thống đốc Bình lấy từ đâu ra ngần ấy tiền vnđ để mua về 10 tỷ USD từ các ngân hàng (Sau khi cấm toàn dân không được tự do sở hữu giao dịch ngoại tệ)?
Ngần ấy tiền Polymer không biết trọng lượng nặng bao nhiêu, thời gian in ấn bao lâu, cần loại chuyên cơ nào để vận chuyển từ Australia về VN và nhất là % hoa hồng là bao nhiêu? Toàn bộ cái này phải nhờ ông Lê Đức Thúy (cựu thống đốc) hay Đại tá CA Lương Ngọc Anh hoặc đ/c thủ tướng “X” nhờ tư vấn vì các vị này có nhiều kinh nghiệm do trước đây có liên quan hối lộ hơn 12 triệu Đôla Úc trong vụ in tiền Polymer mà nhờ CP/Australia (vì quyền lợi quốc gia) phải khép lại nên tại VN cũng “chìm xuồng”.
Có điều toàn dân ta thấy bữa ăn chén cơm con cá mỗi ngày mỗi teo tóp lại thì đừng buồn mà hãy nhớ ơn “đảng và nhà nước” đã có công nâng danh hiệu CS/XHCN/VN là quốc gia nằm trong top quốc gia “lạm phát” nhất Asean, nhất châu Á và hạng nhì thế giới sau Venezuela (2011 Venezuela lạm phát 28-30%). Và liệu đất nước gần trăm triệu dân chúng ta có thực sự yên tâm? Với vài chục những con người “tầm cao trí tuệ” của một chế độ độc tài và một chủ nghĩa xã hội lạc hậu cứ dùng bạo quyền bịt miệng lùa dân đi như bầy trâu chậm cam chịu uống nước đục so với thiên hạ năm Châu?
_________________________________
Chú thích: