Hải Huỳnh (Danlambao) - Đến nay thì 3 anh em Đặng Chí Hùng, Trương Quốc Huy và Lê Văn Quang đã được đưa về nhà tù IDC của Bangkok. Các tổ chức nhân quyền cũng bắt đầu chú ý đến sự kiện này.
Một số thông tin mới cập nhật cho biết: tác giả Đặng Chí Hùng có tên khai báo với Cao ủy tị nạn Liên Hợp Quốc là Phạm Mạnh Hùng, anh bị sếp ở phòng giam số 8, đây là phòng chuyên giam giữ người nước ngoài, chủ yếu là những người từ các nước phương Tây và Trung Quốc.
Một số thông tin mới cập nhật cho biết: tác giả Đặng Chí Hùng có tên khai báo với Cao ủy tị nạn Liên Hợp Quốc là Phạm Mạnh Hùng, anh bị sếp ở phòng giam số 8, đây là phòng chuyên giam giữ người nước ngoài, chủ yếu là những người từ các nước phương Tây và Trung Quốc.
Trương Quốc Huy thì đã gặp được người của BP.SOS và đại diện của Cao ủy tỵ nạn UNHCR/Bangkok. Trương Quốc Huy đã ổn định, Huy nói được tiếng Anh và có thể giao tiếp bằng tiếng Thái nên trao đổi tốt với cảnh sát Thái Lan. Hiện Trương Quốc Huy và Lê Văn Quang cùng ở phòng số 6 với hơn 80 người Việt Nam bị giam giữ. Huy cho biết là ở phòng số 6 này “vui hơn” phòng số 5 hiện giam giữ 22 người Việt Nam đi tỵ nạn chính trị và tôn giáo.
Chúng tôi cũng liên lạc với ông Nguyễn Phúng Phong là người đi đóng tiền phạt cho Lê Văn Quang. Ông Phong có hơn 4 tiếng đồng hồ tiếp xúc với Lê Văn Quang và cho hay Quang rất tiều tụy và khủng hoảng. Quang kể lại từng diễn biến khi cảnh sát Thái Lan ập vào nhà trọ bắt Quang va Huy để điều tra vê Hùng.
Chúng tôi cũng liên lạc với ông Nguyễn Phúng Phong là người đi đóng tiền phạt cho Lê Văn Quang. Ông Phong có hơn 4 tiếng đồng hồ tiếp xúc với Lê Văn Quang và cho hay Quang rất tiều tụy và khủng hoảng. Quang kể lại từng diễn biến khi cảnh sát Thái Lan ập vào nhà trọ bắt Quang va Huy để điều tra vê Hùng.
Chi tiết về bảo lãnh cho các tù nhân IDC đã có quy chế tỵ nạn như sau: Người ở tù IDC mà có quy chế thì có 2 điều kiện để được tại ngoại:
1. Đóng tiền thế chân 50 000 THB
2. Có người bảo lãnh. Người bảo lãnh phải có nhân thân tốt
Khi hội đủ 2 yếu tố trên thì khi nộp đơn đến khi được tại ngoại là 15 ngày. Sau khi tại ngoại thì mỗi tháng phải đi trình diện cho tù IDC là 2 lần. Thời hạn thì do IDC ấn định và không biết trước. Lần đi trình diện này thì sẽ biết thời hạn kế tiếp mình sẽ đi trình diện vào ngày nào.
Số tiền thế chân 50 000 THB chỉ có ý nghĩa trong 2 năm. Trong vòng 2 năm được đi đến nước thứ 3 thì nhà tù IDC sẽ hoàn trả lại cho mình. Nếu hết thời hạn 2 năm mà chưa đi nước thứ 3 thì số tiền này sẽ bị nhà tù IDC sung vào công quỹ. Như vậy phải kiếm lại 50 000 THB khác để đóng tiền thế chân còn không thì sẽ vào tù IDC trở lại. Và 50 000 THB này cũng chỉ có giá trị trong vòng 2 năm mà thôi.
Một số tin khác đáng lưu ý trong cộng đồng người Việt Ty Nạn tại Bangkok như là Thúy Quỳnh đã được UNHCR cấp quy chế tỵ nạn. Tin vui là Thúy Quỳnh có thêm một em bé mới sau khi lấy chồng là người Srilanca cũng đi tỵ nạn như Thúy Quỳnh. Mục sư Lưu Huy sắp đi Canada. Kỹ sư Trần Văn Huy sắp đi Mỹ. Chúng tôi cố tìm kiếm thông tin về chị Hồng Phi thì không có tin tức gì.
Theo thông cáo báo chí của Đài Đáp Lời Sông Núi mới đây thì họ rất quan tâm đến trường hợp của nhà báo Đặng Chí Hùng. Hiện nay thì có nhiều tổ chức quan tâm đặc biệt đến các anh em dân chủ gặp nạn ở Bangkok nói riêng và công đồng người Việt tỵ nạn cộng sản tại Bangkok nói chung.