Giới hạn cải cách trong Hiến Pháp mới của Việt Nam - Dân Làm Báo

Giới hạn cải cách trong Hiến Pháp mới của Việt Nam

Rodion Ebbighausen - Bản dịch của Nguyễn Thị Yến Trang (DTD) - Kể từ đầu năm nay, Việt Nam đã có một hiến pháp mới sau khi thông qua cuộc bỏ phiếu công khai của Quốc Hội vào tháng 11 năm 2013. Bản hiến pháp mới này đã bỏ rơi nhiều nguyện vọng trong việc cải cách về chính trị và kinh tế.

Đảng Cộng Sản Việt Nam (ĐCSVN) đã nắm quyền ở quốc gia Đông Nam Á này trong suốt 68 năm. Và đó là một trong các đảng đã nắm quyền lực lâu nhất trên thế giới. Nhưng đến nay, quyền lực của đảng đang bị đe dọa. Vì để bảo vệ quyền lực của mình nên đảng đã đặt ra một Hiến pháp mới.

Với sự suy giảm phát triển kinh tế sau cuộc khủng hoảng tài chính toàn cầu 2007-2008, đảng đã mất đi một trong những trụ cột của mình về tính hợp pháp. Lê Hồng Hiệp của Trường Đại học Thành phố Hồ Chí Minh cho rằng đảng Cộng sản Việt Nam đang đối mặt với “một cuộc khủng hoảng kinh tế, khủng hoảng lãnh đạo, và một cuộc khủng hoảng niềm tin vào quy luật của nó.”

Và như một phản ứng, theo các chuyên gia chính sách đối ngoại, hiện nay sau một chiến lược mới: “ĐCSVN đã thông qua một cách tiếp cận kép để bảo vệ khả năng và quyền cai trị của mình khi tăng cường đàn áp các nhà hoạt động ủng hộ dân chủ nổi bật, đảng cũng đã tỏ ra khoan dung hơn với những lời chỉ trích vừa phải, và đã tiến hành cải cách những hạn chế trong chính trị để làm dịu đi các nhà phê bình và giải quyết các vấn đề mà tự thân đảng cho là có phương hại đến tính hợp pháp của họ. ”

Trong việc sửa đổi hiến pháp, đảng đã lập ra một Ban soạn thảo Hiến pháp. Năm ngoái, Ủy ban kêu gọi người dân - công dân của đất nước - nhận xét về dự thảo đầu tiên. Nhóm này đã thu được hàng triệu ý kiến ​​và cũng đã tổ chức một số cuộc tụ họp công cộng cũng như các cuộc thảo luận.

Nhưng những việc làm này không có gì mới ở Việt Nam. Đã có các cuộc thảo luận công cộng kể từ khi sửa đổi Hiến pháp cuối cùng của năm 1992, chuyên gia VN Carlyle Thayer của Đại học New South Wales giải thích “Tìm kiếm thông tin phản hồi là một cách để hợp pháp thẩm quyền của nhà nước độc đảng của Việt Nam”, ông nói. Họ dường như muốn chứng tỏ rằng người dân có tiếng nói trong việc ra quyết định.

John Kerry áp lực VN cải thiện nhân quyền trong chuyến viếng thăm đất nước này.

Kêu gọi mở cửa

Một bảng kiến nghị có chữ ký của 72 nhà trí thức và chính trị gia dưới sự lãnh đạo của cựu Bộ trưởng Bộ Tư pháp Nguyễn Đình Lộc đã kêu gọi được sự chú ý của quốc tế. Một trong những nhu cầu cốt yếu của "Kiến nghị 72″ là việc sửa đổi Điều 4 của Hiến pháp, trong đó quy định việc bảo đảm sự lãnh đạo của Đảng. Thay vào đó, họ đang đòi hỏi một hệ thống đa đảng, và kêu gọi việc cung cấp các quyền con người phù hợp với Tuyên ngôn của Liên Hợp Quốc về Nhân quyền.

Ngoài nhu cầu về tự do chính trị, đất nước còn đang cần cải cách kinh tế nếu muốn đạt được tốc độ tăng trưởng mà nó đã có trước khi cuộc khủng hoảng kinh tế năm 2007.

Theo ông Lê Hồng Hiệp “Đó sẽ là lợi ích của Đảng cũng như tính hợp pháp của nó được dựa trên một nền kinh tế phát triển thịnh vượng. Điểm yếu thể chế của đất nước chỉ có thể được loại bỏ thông qua thay đổi sâu rộng về kinh tế”.

Lấy dẫn chứng cho những yếu kém ông trích “việc quản lý không hiệu quả và không minh bạch của các doanh nghiệp nhà nước (DNNN), phân biệt đối xử đối với khu vực tư nhân, quan liêu, tham nhũng, và các luật lệ kém phù hợp với kinh tế thị trường.

Tuy nhiên, Đảng “có xu hướng chống lại cải cách thể chế mang tính chất tự do, và điều đó có thể làm suy yếu sự cai trị và quyền lợi của họ.”

Những người ký tên Kiến nghị 72 đã yêu cầu một cuộc mở cửa đất nước, bởi vì chính phủ có thể sẽ làm tổn hại đất nước nếu không làm được cải cách, theo ông Thayer. “Hành động của họ, nếu bị đàn áp, sẽ chứng tỏ ngược về chủ trương của chính phủ trong việc tham vấn cộng đồng. [...] Đây là một cơ hội hiếm có để thúc đẩy cải cách chính trị lớn”, ông nói.

Các blogger bất đồng chính kiến như Lê Quốc Quân bị áp lực từ chính quyền.

Những nhà cải cách thất vọng

Tuy nhiên, bằng nhiều cách, những người ký tên "Kiến nghị 72", cùng với các công dân khác, đã bị thất vọng. Điều 4 của Hiến pháp đã được sửa đổi, nhưng không phải theo cách mà các nhà cải cách đã hy vọng. Thay vì tạo ra tự do chính trị hơn, vai trò của Đảng Cộng sản đã được củng cố: Nó không còn là người đứng đầu của giai cấp công nhân, mà là của tất cả các công dân Việt Nam và của quốc gia.

“Điều khoản mới tại các điều 16, 31, 102, và 103 có vẻ cho phép tự do ngôn luận và các quyền cơ bản khác, và hứa hẹn sẽ chấm dứt bắt giữ tùy tiện và các phiên tòa chính trị về tội trốn thuế” tổ chức Human Rights Watch đã viết như thế trên website của mình.

“Tuy nhiên, các điều khoản này đã bị phủ nhận hoàn toàn bởi sự mơ hồ và những cam kết yếu trong các điều khoản khác. Trong các đoạn khác của Điều 14 nói rằng các nhà chức trách có thể hạn chế tính bảo đảm quyền con người nếu thấy cần thiết cho quốc phòng, an ninh quốc gia, trật tự công cộng, an toàn xã hội , hoặc đạo đức xã hội.”

Brad Adams-HRW đã nói “sửa đổi Hiến pháp mở ra cánh cửa nhằm tiếp tục sử dụng các luật khắc nghiệt và các phiên tòa bị khống chế chính trị, nhắm mục tiêu vào các nhà hoạt động và các nhà phê bình”.

Cải cách liên quan đến khuôn khổ kinh tế, đặc biệt là trong các doanh nghiệp nhà nước, đã được bỏ qua một cách rộng rãi. Tuy nhiên, Chủ tịch của Văn phòng Quốc hội, Nguyễn Hạnh Phúc, nhấn mạnh trong tháng 10 năm ngoái rằng các doanh nghiệp nhà nước sẽ đóng vai trò hàng đầu trong tương lai.

Đúc kết lại, ông Lê Hồng Hiệp đã nói “Việc sửa đổi Hiến pháp là một trường hợp nữa minh chứng cho sự giới hạn của Đảng trong việc cải cách chính trị”.



*Nguồn: Deutsche Welle



Bình Luận

Thời Sự

Chuyên đề

 
http://danlambaovn.blogspot.com/search?max-results=50
Copyright © 2014 Dân Làm Báo