Sự chập chờn đến độ lụy của Hoa Kỳ đối với Trung Quốc - Dân Làm Báo

Sự chập chờn đến độ lụy của Hoa Kỳ đối với Trung Quốc

Lê Minh Nguyên (Danlambao) Ngày 26/12/2013 ông Tập Cận Bình và bầu đoàn lãnh đạo viếng lăng Mao Trạch Đông.

Ngày 23/11/2013 Trung Quốc, trong một động thái chiến lược cấp cao, cho thành lập vùng nhận dạng phòng không (ADIZ) phủ lên vùng đảo Senkaku do Nhật đang quản lý từ 1890.

Trước đó trong các năm qua, nhất là năm 2013, Trung Quốc tăng tốc các vụ xâm nhập vào vùng Senkaku bằng ngư dân, công dân, tàu tuần tra, máy bay có người lái cũng như không có người lái.

Trong khi đó, tất cả hành động của Nhật Bản làm là

- Các phản ứng tự vệ để bảo vệ chủ quyền của Nhật.

- Để gởi những tín hiệu cảnh báo cho Trung Quốc biết rằng người Nhật sẵn sàng bảo vệ vùng biển đảo của mình nếu TQ dùng vũ lực để xâm lấn.

Việc Thủ Tướng Nhật Shinzo Abe viếng đền tử sĩ Yasukuni hôm 26/12/2013 chỉ là một phản ứng ngang tầm và có lẽ ít đe doạ hơn các hành động càng ngày càng bành trướng bằng sức mạnh cứng của TQ.

Khi viếng đền, trong động thái trấn an đồng minh và tự vệ với TQ, ông Abe đã nhắc lại cam kết của Nhật là không tiến hành chiến tranh nữa.

Trong khi đó thì chính sách ngoại giao yếu đuối của chính quyền Obama đã gởi cho các quốc gia đồng minh các tín hiệu của một sự chập chờn yếu đuối đến độ quỵ luỵ Trung Quốc.

Việc TQ lập ADIZ, các quốc gia trong vùng như Nhật, Nam Hàn, Úc... phản ứng rõ ràng và dứt khoát là không công nhận và chính quyền các nước này không khuyên các hãng hàng không dân sự của nước họ tuân thủ.

Trong khi đó, chính quyền Hoa Kỳ đã khuyên các hãng hàng không dân sự HK tuân thủ các quy định ADIZ của TQ.

Chính sách xoay trục về Châu Á-Thái Bình Dương thì HK nói mạnh nhưng làm còn gượng gạo, khiến các quốc gia trong vùng nghi ngờ quyết tâm của HK và TT Obama phải gởi ngoại trưởng Kerry đi Brunei trấn an hôm 9/10/2013 ở Thượng Đỉnh Đông Á.

Lập ADIZ, Trung Quốc đã gài game chia rẽ Hoa Kỳ và Nhật Bản và HK dường như đang lọt bẫy. Cái game là HK nên đi với TQ để cùng nhau giải quyết các vấn đề toàn cầu, HK đi với TQ thì HK được hưởng lợi nhiều hơn là bênh vực Nhật để bảo vệ Senkaku (xem China Brief link bên dưới).

Do đặc tính thực dụng, HK có thể quay lưng với đồng minh của mình trước các quyền lợi lớn trước mặt, các nước bạn thường lo lắng trong mối bang giao với HK, trừ khi đã xâm nhập được vào thượng tầng chính trị và kinh tế tư bản của nước này như dân tộc Do Thái. Đó là lý do mà tại sao Nhật hốt hoảng và đòi Tòa Bạch Ốc phải cho biết nội dung cuộc nói chuyện riêng giữa ông Obama và ông Tập khi họ đi bách bộ trong khuôn viên ở Rancho Mirage, California hôm 8/6/2013 - Họ không muốn HK bán đứng đồng minh.

Hôm 4/1/2014, Bộ trưởng Quốc phòng HK Chuck Hagel đã thúc giục Nhật cải thiện quan hệ với TQ, sau sự kiện ông Abe viếng đền và TQ phản ứng mạnh mẽ.

Trên website của Bộ Quốc phòng HK nói rằng "Bộ trưởng Hagel đã nhấn mạnh rằng điều rất quan trọng là Nhật Bản phải có những biện pháp để cải thiện quan hệ với các nước láng giềng và thúc đẩy hợp tác hướng tới mục đích chung là hòa bình, ổn định khu vực".

HK không khuyên kẻ muốn gây sự là TQ, nhưng khuyên nạn nhân nên nhẫn nhục.

Hôm 4/12/2013 Phó Tổng Thống HK Joe Biden đi Bắc Kinh gặp ông Tập, hy vọng qua liên hệ thân thiết cá nhân giữa hai người trong quá khứ mà có thể thuyết phục ông Tập thay đổi ý định về ADIZ. Nhưng qua cuộc họp báo chung ở Bắc Kinh với những phát biểu của ông Tập và nét mặt bí xị của ông Biden, thì rõ ràng là một thất bại, và từ đó đến nay HK không còn đặt vấn đề bỏ ADIZ có phủ Senkaku với TQ nữa.

Muốn thành công trong việc xoay trục, Hoa Kỳ nên coi lại chính sách ngoại giao của mình.


_______________________________

Tham khảo:




Bình Luận

Thời Sự

Chuyên đề

 
http://danlambaovn.blogspot.com/search?max-results=50
Copyright © 2014 Dân Làm Báo