Philipp Woschitz (Frontline Defenders) / (Người dịch Dieu Quyen (Danlambao) - Ngày 28-29 tháng 1 năm 2014, hai người bảo vệ nhân quyền từ Việt Nam đến Brussels và gặp gỡ với đại diện của tất cả các tổ chức Âu châu để thảo luận về tình hình nhân quyền tại Việt Nam.
Chuyến viếng thăm này thật đặc biệt vì ít nhất hai lý do. Thứ nhất, đây là lần đầu tiên nhóm Bảo vệ nhân quyền từ bên trong Việt Nam đã có thể đi đến châu Âu và chia sẻ những kinh nghiệm làm việc cho nhân quyền tại đất nước của mình. Và thứ hai, chuyến viếng thăm này xảy ra chỉ một tuần trước phiên họp Kiểm định định kỳ thứ hai của Việt Nam. Đây là thời điểm thuận lợi nhất cho họ. Điều này giải thích sự quan tâm đáng kể của Hội đồng Âu Châu và thành viên đối với những lời tường thuật của bà Phạm Thị Đoan Trang và ông Nguyễn Anh Tuấn, trong 1 cuộc họp có rất đông người tham dự (khoảng 70 người) những người này thuộc Nhóm công tác Hội đồng Liên minh châu Âu về Nhân quyền (COHOM), được phối hợp tổ chức với Ban Công tác về Châu Á và Châu Đại Dương (COASI).
Cả hai người bảo vệ nhân quyền này là những blogger hoạt động tích cực và đã phải đối mặt với sự quấy rối của chính quyền vì các hoạt động của họ. Trong các cuộc thảo luận khác nhau, họ chia sẻ đánh giá của họ về tình hình nhân quyền tại Việt Nam, và cũng nhấn mạnh rằng xã hội dân sự đang nhanh chóng phát triển ở đây. Trang và Tuấn tin rằng sự phát triển rất gần đây, xảy ra trong vòng bốn năm qua, là phần lớn nhờ vào các mạng xã hội như Facebook, đã cho phép các tổ chức nhân quyền mới nổi tổ chức các hoạt động của họ và tạo ra mạng lưới kết nối. Điều này cũng đã giúp họ ngày càng có thể tham gia nhiều hơn với các tiềm năng đối tác quốc tế, cũng như các cơ chế nhân quyền quốc tế và trong khu vực, như Liên hiệp quốc. Trang miêu tả như sau: "Bốn năm trước, tôi đã không hề biết rằng một công cụ như cuộc họp Kiểm điểm định kỳ lại tồn tại".
Tuy nhiên, điều này không có nghĩa là tình hình bảo vệ nhân quyền tại Việt Nam là hoàn toàn tích cực. Trong thực tế, theo Trang và Tuấn, nhiều người vẫn còn phải đối mặt với sự quấy rối của chính quyền, cả hợp pháp và ngoài luật pháp. Pháp luật hình sự của Việt Nam vẫn còn giúp cho nhà nước dễ dàng kết tội những người bảo vệ nhân quyền, đặc biệt là những người đẩy mạnh tự do ngôn luận. Ví dụ như điều 258 Bộ luật hình sự biến việc "sử dụng các quyền tự do dân chủ" thành "xâm phạm lợi ích của Nhà nước", trở thành một tội hình sự. Ngoài những bản án hình sự, người bảo vệ nhân quyền còn bị giám sát bao gồm cả việc giám sát kỹ thuật số, bị đe dọa, phỉ báng, và gần đây hơn, là cả một chiến thuật bao vây kinh tế.
Khi được hỏi họ mong đợi gì từ quá trình Kiểm định định kỳ này, Trang và Tuấn cho biết họ muốn thấy không chỉ là những khuyến nghị mạnh mẽ đối với nhà cầm quyền Việt Nam, mà cộng đồng quốc tế cũng nên theo dõi tiến trình thực thi các đề xuất này, bao gồm những điều khoản mà phía Việt Nam đồng ý thực thi tại kỳ kiểm định trước. Trên thực tế, theo họ, điều khó khăn nhất là việc thực hiện - và giám sát - các cam kết của Việt Nam. Hội đồng Âu Châu và các nước thành viên có thể đóng một vai trò quan trọng trong việc này. Đối với Trang và Tuấn, một việc tốt là phía Việt Nam, khác với các quốc gia khác, có vẻ chịu bị ảnh hưởng hơn từ những áp lực quốc tế.
__________________________________
Brussels: Rare visit of Vietnamese human rights defenders ahead of Vietnam’s 2nd UPR session
L to R: N. Tuan, H. Trinh (VOICE), E. Theuermann (COHOM), P. Trang, B. Majewski |
Frontline Defenders - On 28-29 January 2014, two human rights defenders from Vietnam came to Brussels and met with representatives from all EU institutions to discuss the human rights situation in Vietnam.
The visit was extraordinary for at least two reasons. Firstly, it was the first time that this group of HRDs from inside Vietnam was able to travel to Europe and share their own experience working for human rights in their country. And secondly, the visit happened only one week before Vietnam’s second UPR session and came therefore at a most opportune time. This explains the significant interest of the EU and Member States in the testimonies given by Ms Pham Thi Doan Trang and Mr Nguyen Anh Tuan on the occasion of a very well attended (around 70 participants) meeting of the EU Council Working Party on Human Rights (COHOM), jointly held with the Working Party on Asia & Oceania (COASI).
Both human rights defenders are active bloggers and have faced harassment for their activities. In their various discussions they shared their assessment of the human rights situation in Vietnam, and also stressed that civil society is rapidly developing there. Trang and Tuan believe that this very recent development, which has happened over the past four years, is to a great deal thanks to social networks such as Facebook, which have allowed emerging human rights groups to organise their activities and create networks. This has also helped them become increasingly involved with potential international partners as well as international and regional human rights mechanisms, such as the UN. As Trang described it: “Four years ago I wasn’t even aware that an instrument such as the Universal Periodic Review existed”.
This does not mean, however, that the situation of human rights defenders in Vietnam is entirely positive. In fact, like Trang and Tuan, many still face harassment by authorities, both legal and extra-legal. Vietnam’s penal legislation still makes it easy to criminalise human rights defenders, in particular those working on freedom of expression. Article 258 of the Penal Code which makes it a crime to “abuse democratic freedoms to infringe upon the interests of the State,” may serve as an example. Apart from criminalization, human rights defenders may also be exposed to surveillance including digital surveillance, threats, defamation and, a more recent tactic, economic harassment.
Asked about what they expect from the UPR process, Trang and Tuan said that they would like to see not only strong recommendations but that the international community should also follow up on these recommendations, as well as on those that were accepted by Vietnam in the previous UPR round. In fact, according to them, the biggest part of the challenge is the implementation – and monitoring – of the commitments undertaken by Vietnam. And the EU and its Member States can play a crucial role in this. For Trang and Tuan, the good news is that Vietnam, unlike other countries, seems to be receptive to international pressure.
Philipp Woschitz is Advocacy Officer at the European Union Office of Front Line Defenders.