Nhóm Hành Khất (Danlambao) - Trong một chiều hướng nhằm chỉ đạo cho cách sinh hoạt của xã hội, Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng của nước Cộng hòa Xã hội Chủ nghĩa Việt Nam, vào ngày 19 tháng Hai năm 2014, đã nói rõ: “Phải kỷ niệm thế nào để có lợi cho đất nước.”(*)
T. tướng nhấn mạnh đến hai chữ “kỷ niệm” hơn là “tưởng niệm”, ngụ ý bao hàm là điều đáng ghi nhớ mà trong đó có cả niềm vui lẫn chút ít nỗi buồn nhưng phần lớn được bao bọc trong bầu không khí hân hoan đón mừng. Trong khi hai chữ “tưởng niệm” lại mang ý nghĩa đau buồn nhiều hơn và hầu như hoàn toàn không có chút gì là vui mừng trong một bầu không khí rất trang nghiêm.
Xét ra, theo định hướng xã hội mà nhà cầm quyền đương thời muốn người dân tuân theo là:
Như vầy mới gọi là kỷ niệm...
.
Ít ra cũng có ăn uống trong ngày kỷ niệm như...
Và để thêm sức cùng nhau múa hát...
Như thế, theo định hướng xã hội mà T. tướng đưa ra về ý nghĩa “kỷ niệm” kiểu như này
là “không đúng”, “không hợp pháp”, chỉ “gây rối loạn trật tự xã hội” và nhất là quá “phản cảm”, “quá khích động” có thể ảnh hưởng đến vấn đề khác lớn hơn của đất nước mà T. tướng luôn luôn quan tâm.
Phải hiểu rằng “tưởng niệm” khác với “kỷ niệm” dù trong đó cùng mang một từ ngữ “niệm” trong ý nghĩa hoài bảo và đứng trước đó là hai từ ngữ khác để định rõ hơn ý nghĩa danh từ ghép. “Tưởng” trong ý nghĩa tưởng nhớ, thương tiếc, trong khi “kỷ” mang ý nghĩa ghi nhớ đơn thuần. Vì vậy, hình ảnh này
là một điều “khó chấp nhận” và hoàn toàn “lệch định hướng” theo tinh thần của lời phát biểu của T. tướng nhà nước Cộng hòa Xã hội Chủ nghĩa Việt Nam.
Mặc dù trước đó, vì “nhân dân” chưa được định hướng rõ ràng nên đã dựng bia “tưởng niệm” một sự kiện thực tế mà theo T. tướng Nguyễn Tấn Dũng đáng lý ra là nên “kỷ niệm”, chẳng hạn như...
Hoặc quá “phản cảm” nữa là...
T. tướng nhà nước đã nói rõ là mọi hành động phải vì cái “lợi” cho đất nước. Phải hiểu rằng những gì “bất lợi” cho đất nước đều bị xem là “phá hoại” và kẻ gây ra là “phản động”. Hoặc để xác định rõ hơn là kẻ “phản quốc”, theo đúng tinh thần của nguyên văn lời phát biểu của T. tướng vốn bao gồm nhóm chữ “cho đất nước.”
Thậm chí một nhóm người nào đó, “cố tình” đem “biểu tượng đất nước” ra gán ghép vào hành động được gọi là “kỷ niệm” gì đó, cũng đã ít nhiều bị “lệch hướng” mặc dù họ là những thành phần “ưu tú” của nhà nước, như hình ảnh...
Tóm lại, “phải kỷ niệm thế nào để có lợi cho đất nước” là một định hướng mới mẻ nhất, rất khoa học, rất văn minh, và rất thực tiễn mà cả những người tiền nhiệm trước đây chưa từng nghĩ ra, ngay cả những vị lãnh đạo “vĩ đại” trong cộng đồng quốc tế cộng sản xưa và nay. Mặc dù, T. tướng chưa gợi ý thêm về việc “phải (nên) kỷ niệm” như thế nào “để có lợi (ích) cho đất nước (đảng ta)”. Đó là vấn đề mà “toàn thể nhân dân” đang chờ đợi và “khao khát” muốn hiểu rõ sự chỉ đạo của T. tướng để làm sao “kỷ niệm có lợi” và nhất là được “hợp thức hóa” theo hiến pháp. Mong rằng, T.tướng sẽ làm “sáng lòng nhân dân” hơn với lời chỉ đạo cặn kẻ trong lần phát biểu tiếp theo sau.
________________________________________
Chú thích: