Như Ngọc (Danlambao) dịch - Hà Nội, Việt Nam (AP) - Một nhà bất đồng chính kiến Việt Nam cho biết hôm thứ Tư rằng ông ta nghi ngờ các mật vụ nhà nước tấn công ông và vợ ông trong tuần này khi họ đang trên đường tới một cuộc họp với một nhà ngoại giao Úc để nói về tình hình nhân quyền trong nước.
Trong khi sự quấy rối và đe dọa các nhà hoạt động rất phổ biến ở Việt Nam, sự việc Nguyễn Bắc Truyển và vợ ông bị trở thành mục tiêu trên đường đến gặp một nhà ngoại giao phương Tây đã làm tức giận các đại sứ quán phương Tây và cho thấy một sự leo thang trong chiến dịch đàn áp nhằm bịt miệng các nhà phê bình.
Đại sứ quán Úc cho biết trong một tuyên bố rằng họ rất quan ngại đến vụ việc và sẽ thảo luận vấn đề này với các giới chức Việt Nam.
Ông Truyển cho biết bốn người đàn ông trên xe gắn máy không mang bản số đã lôi ông và vợ ông ra từ một xe taxi vào hôm thứ Hai và đánh đập họ. Ông đã tiếp tục đến gặp nhà ngoại giao người đã đưa ông đến bệnh viện để điều trị các vết thương trên mặt.
Ông nói rằng ông đã bị những người đàn ông này theo dõi kể từ lúc ông ta đặt chân đến sân bay Hà Nội vào hôm Chủ nhật và cho rằng những người này có sự liên hệ với các lực lượng an ninh của nhà nước.
"Có thể họ đánh đập tôi để ngăn chặn tôi nói chuyện với các quan chức các đại sứ quán về vấn đề nhân quyền tại Việt Nam," ông Truyển cho biết.
Giới chức Việt Nam chưa có câu trả cho lời yêu cầu làm sáng tỏ sự việc này.
Các giới chức Việt Nam đang chịu áp lực quốc tế về vấn đề tôn trọng nhân quyền cơ bản như tự do ngôn luận và hội họp chính trị nhưng họ vẫn duy trì sự kiểm soát chặt chẽ với các công dân của họ. Các nhà hoạt động nhân quyền thường xuyên bị bắt chỉ vì phản đối chế độ cai trị của Cộng sản cách ôn hòa.
Ông Truyển, 46 tuổi, được ra tù vào tháng 5 năm 2010 sau khi ngồi tù 3 năm rưỡi vì tội tuyên truyền chống nhà nước. Ông đến Hà Nội trong tuần này từ nhà ông ở miền Nam để gặp các nhà ngoại giao phương Tây để nói về kinh nghiệm của ông.
Một số quốc gia phương Tây trao cho các nhà ngoại giao công việc theo dõi tình hình nhân quyền của Việt Nam. Để làm công việc này, họ phải nói chuyện với các nhà bất đồng chính kiến, những người thường xuyên phải chơi trò cút bắt với các lực lượng an ninh nhà nước để có thể đến dự các cuộc họp.
Bản tiếng việt: