Ăn 5 triệu con chó/năm - Dân Làm Báo

Ăn 5 triệu con chó/năm

Những cái nhất không đáng tự hào của Việt Nam 

Những "thành tích kỳ dị" ở nước ta so với thế giới có lẽ sẽ khiến nhiều người phải giật mình và xấu hổ. Mấy cái gạch đầu dòng này em chỉ tổng hợp lại thôi, không tin các bác xem nguồn phía dưới không lại bảo em phét lác: Cá nhân em thì thấy, chỉ một bộ phận người Việt Nam mang những thói xấu này nên đừng vơ đũa cả nắm là người Việt thế này người Việt thế nọ nhé. Thông tin chỉ mang tính tham khảo mua vui:

Việt Nam tìm kiếm từ khóa "sex" nhiều nhất thế giới

Trước đó, Ấn Độ và Ai Cập được coi là 2 quốc gia có tỷ lệ người tìm kiếm "sex" nhiều nhất trên Google. Tuy nhiên, vị trí này đã thuộc về Việt Nam.

Thống kê riêng trong lãnh thổ Việt Nam, thủ đô Hà Nội là địa phương có lượng người truy cập "sex" trên Google đứng đầu cả nước.

Ăn 5 triệu con chó/năm

Liên minh Bảo vệ Chó châu Á (ACPA) vừa công bố, chỉ riêng tại Việt Nam, hàng năm ước tính có khoảng 5 triệu con chó bị giết để phục vụ nhu cầu tiêu thụ thịt của con người.

Con số trên là quá lớn so với sức tiêu thụ thực phẩm ở nước ta. Chưa nói đến vấn đề nhân đạo như những nước khác, chỉ cần nói đến những hệ lụy thực tế của nó thôi cũng đủ để chúng ta phải ghê rợn. 


Để có được số chó trên tiêu thụ (chủ yếu để phục vụ nhu cầu tại các quán nhậu) thì nó ắt sẽ phát sinh chuyện nhập lậu từ nước ngoài. 

Vì ham lợi nhuận, nhiều người kinh doanh sẽ chẳng cần quan tâm đến vấn đề vệ sinh an toàn thực phẩm. Chó chết cứng từ lúc trên xe, rồi ghẻ lở, điên dại vẫn sẽ được làm thịt và được các vị khách chiến ngon lành như thường. 

Hơn nữa, đây cũng là nguyên nhân khiến vấn nạn trộm chó xảy ra. Đã không biết bao nhiêu vụ những tên cẩu tặc bị người dân bao vây, đốt xe máy, thậm chí đánh cho đến chết.

Uống 3 tỷ lít bia/năm 

Dù kinh tế suy thoái, GDP giảm sút, ngành bia vẫn tăng trưởng đều đặn với mức 10%/năm và người Việt càng ngày uống bia càng nhiều, luôn nằm trong top 25 nước uống bia khủng khiếp nhất thế giới, thứ 3 của châu Á, và nhiều năm liên tục dẫn đầu khu vực Đông Nam Á.


Nhiều người Việt vẫn xem rượu như một cách thức thể hiện bản thân, giới tính, giải sầu và thậm chí là khẳng định sự hiện diện tất yếu của rượu bia trong cuộc sống tương lai thật sự đáng phải quan tâm. Không những ảnh hưởng về vấn đề kinh tế, sức tiêu thụ rượu bia cũng gây ra nhiều vấn đề như ảnh hưởng sức khỏe, hạnh phúc gia đình, bạn bè, đồng nghiệp và tỉ lệ tai nạn giao thông gia tăng mỗi năm do bia rượu.

Ăn 5 tỷ gói mì/năm

Không riêng thịt chó, bia tiêu thụ mì gói của Việt Nam cũng thuộc hàng top trên thế giới. Báo cáo của Hiệp hội Mì ăn liền thế giới tại Nhật Bản (WINA) đưa ra hồi giữa năm 2013 cho thấy, Việt Nam tiêu thụ mì đứng thứ tư với hơn 5 tỷ gói mỗi năm.


​Việt Nam hiện có khoảng 50 doanh nghiệp mì ăn liền, sản xuất gần 50 tỷ gói một năm, theo thống kê của Bộ Công Thương tháng 7/2012. Việt Nam cũng là nước tiêu thụ mì hàng đầu châu Á với số lượng 1 – 3 gói một người mỗi tuần.

Giá thuốc lá rẻ nhất thế giới

Việt Nam là nơi có giá thuốc lá rẻ nhất thế giới cũng là nơi có thể mua thuốc lá dễ nhất thế giới. Tỷ lệ nam giới hút thuốc ở Việt Nam thuộc hàng cao nhất thế giới với 47,8%. Việt Nam có hơn 40.000 người tử vong mỗi năm do thuốc lá.


Tỷ lệ nạo phá thai lớn nhất thế giới

Theo Hội Kế hoạch hóa gia đình Việt Nam, bình quân mỗi năm có khoảng 300.000 ca nạo (chiếm 20% trong tổng số ca nạo phá thai), cao nhất so với các nước Đông Nam Á và thứ 5 thế giới. Tình hình nạo phá thai có xu hướng tăng trong những năm gần đây.


​Có lẽ nếu để kể hết thì list các cái nhất của nước ta sẽ còn dài và dài hơn nữa...Đã đến lúc chúng ta phải nhìn lại thực tế phũ phàng để cùng nhau loại bỏ những cái nhất không đáng tự hào đó rồi. 

Thịt lợn, thịt bò đắt nhất 

Hiện giá thịt bò hơi mua tại Úc là 2 USD/kg, gánh thêm 5% thuế nhập khẩu, phí vận chuyển và các chi phí khác, khi về đến Việt Nam giá 1 kg thịt bò hơi Úc chưa đến 60.000 đồng/kg. Trong khi đó, giá bò hơi Việt Nam lại ở mức trên 70.000 đồng/kg. Tại các siêu thị, Úc được ưa chuộng vì mềm, ngon, chất lượng và không chênh lệch hơn giá thịt bò trong nước là bao nhiêu. Tại thị trường TP HCM, các hệ thống bán hàng của nhà cung cấp thực phẩm lớn nhất thành phố như Vissan đã không còn thấy thịt bò Việt Nam. 

 

​Giá sữa cao nhất

Theo số liệu mới nhất, Việt Nam là một trong 20 nước nhập khẩu sữa nhiều nhất thế giới. Tính trung bình, mỗi năm Việt Nam nhập khẩu khoảng 1,2 triệu tấn sữa các loại, chủ yếu là sữa và kem cô đặc, pha chế. Trong dòng sữa nước có tới 70% là sữa hoàn nguyên (sữa pha lại). Đây là nguyên nhân khiến giá cả sữa hoàn nguyên còn đắt đỏ hơn cả sữa tươi sạch. 

Giá đất đắt nhất

Thống kê mới nhất của Numbeo (một trang web chuyên thống kê về chỉ số mức sống tại các thành phố và quốc gia trên thế giới) cho thấy chỉ số giá nhà trên thu nhập tại Hà Nội lên đến 34,59 lần, đứng thứ 4 trong số gần 400 thành phố trang web này khảo sát. Giá nhà Hà Nội chỉ thấp hơn Phnom Penh của Campuchia (45,45), Tbilisi của Georgia (45,33) và Thẩm Quyến của Trung Quốc (35,14). Theo thống kê này thì giá nhà đất tại Hà Nội hiện tại cao hơn nhiều tại Hong Kong, Bắc Kinh, Thượng Hải, Bangkok khi so với thu nhập trung bình. Giá nhà đất tại Hà Nội vượt xa giá nhà tại TP HCM trung bình 11,02 lần.


Giá xe cao nhất

Theo cam kết tại Hiệp định thương mại tự do ASEAN (AFTA), nguyên chiếc chở người dưới 9 chỗ trong khu vực này nhập khẩu vào Việt Nam sẽ chỉ có mức thuế suất là 0% vào năm 2018, còn theo cam kết WTO thì tất cả các loại ô tô chở người đều quy về một mức thuế suất nhập khẩu là 47%. Thế nhưng, các loại thuế và lệ phí liên quan lại đang tăng lên. Hệ quả là người tiêu dùng Việt Nam phải mua xe đắt gấp 2-3, thậm chí 4 lần so với thế giới, dù mức thu nhập bình quân đầu người của Việt Nam chỉ bằng 1/50 của Mỹ. 

Phí bệnh viện cao nhất

Người dân Việt Nam đang phải chịu mức viện phí cao ngất ngưởng nhưng nhiều dịch vụ không được như ý muốn. Theo lộ trình tăng viện phí vừa được Phó thủ tướng Võ Văn Ninh chấp thuận thì năm 2014 sẽ tiếp tục tăng phí tại khu vực điều trị. Điều này khiến dư luận nghi ngại bởi sau gần 1 năm thực hiện việc tăng viện phí, chất lượng ngành y vẫn chưa được cải thiện.


​Viện phí mới được tính theo hướng đủ 7/7 yếu tố cấu thành, trong đó có tiền lương, phụ cấp trực, phụ cấp phẫu thuật... Trong khi viện phí hiện hành (có 407 dịch vụ mới tăng giá giữa năm 2012) mới tính 3/7 yếu tố.

Nguồn tham khảo:



Bình Luận

Thời Sự

Chuyên đề

 
http://danlambaovn.blogspot.com/search?max-results=50
Copyright © 2014 Dân Làm Báo