Minh Khang (VRNs) – Nghệ An – Chuyến đi lần này, tôi may mắn gặp được những tù nhân lương tâm, những nhà dân chủ và cả dân oan đất Miền Nam. Câu chuyện tôi ấn tưởng nhất là của Chị Trần Thị Ngọc Anh, trú tại tổ 4, ấp II, xã Hòa Hội, huyện Xuyên Mộc, tỉnh Bà Rỉa Vũng Tàu. Chị Ngọc Anh là một dân oan trở về sau 15 tháng ngồi trong chốn lao tù với tội “gây rối trật tự nơi công cộng” mà cộng sản đã gán ghép cho chị.
Năm 1993 nhà cầm quyền đã tước đoạt 11 hecta đất canh tác mà gia đình chị Ngọc Anh đã khổ công gầy dựng được. Chị đã làm đơn và trực tiếp muốn đến gặp Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng (là trưởng ban phòng chống tham nhũng) để bày tỏ uất ức mà nhà cầm quyền tỉnh Bà Rịa đã xâm phạm đến gia đình nhưng công an Hà Nội đã bắt chị và đánh đập chị giã man ngay tại gần nhà riêng của Thủ tướng.
Chị Ngọc Anh nhớ lại: Ngày 4/11/2009 tôi bị một trận đòn nửa sống nửa chết, tôi kiệt sức suốt mấy ngày liền trong tù. Tôi “hận”.
Chị kể tiếp: Đảng Cộng sản Việt Nam bắt Gia đình tôi chuyển lên huyện Hòa Hội từ năm 1976, khi nhà nước có chủ trương “vùng kinh tế mới”. Gia đình khai quật được 11 hecta từ những ngọn đồi hoang vu thành đất canh tác lâm nghiệp để sinh sống. Đến năm 1993, chính quyền đã thu lại số đất đó với lý do: “thu hồi đất nhà nước để trồng rừng”. 1000 hộ dân trong khu vực đó đã bị công an, an ninh, bộ đội đến càn phá hoa màu và bắt bỏ tù tất cả những người chống cự lại. Khó khăn giờ lại càng khó khăn hơn, khi gia đình hết nguồn thu nhập.
Chị Trần Thị Ngọc Anh đeo băng rôn kêu oan trước Phủ Chủ Tịch, Hà Nội
Nói về những khu đất mà nhà cầm quyền tỉnh Bà Rịa Vũng Tàu chiếm đoạt của dân oan ở huyện Xuân Mộc với hơn 4000 hecta. Những lô đất đó, sau khi lấy được của dân, các cán bộ đã chia cho nhau. Sau đó, họ phá những cây điều của dân đã trồng để trồng lại cây điều mới, cây nhãn, cây cao su,... để tư lợi cho mình, Chị Ngọc Anh kể.
Chị Ngọc Anh kể tiếp: Năm 2009, tôi đã đi khiếu kiện đòi lại quyền lợi cho gia đình, sau khi phát hiện cán bộ lâm trường tỉnh Bà Rịa Vũng Tàu đều có rất nhiều lô đất từ vụ càn quét năm 1993 (riêng Bộ chỉ huy Quân sự Tỉnh Bà Rỉa là 300 hecta đất) nhưng khi ra đến Hà Nội, ngay lập tức tôi đã bị công an Hà Nội đánh đập giã man. Ngày hôm khi tôi muốn tới để gặp ông Tấn Dũng để thưa chuyện về vấn đề tham nhũng và báo cáo gian của các cấp chính quyền tỉnh Bà Rịa thì đã bị công an bắt về trại Họa Lò.
Theo lời kể, tôi thấy cuộc đời của chị Ngọc Anh trong khoảng thời gian đầu trong tù là một màu đen xám xịt. Công an giam chị với những tù nhân nghiện ngập và nhiễm HIV. Họ xúi những người này đánh đập chị trong tù đến nỗi không ngồi dạy được. Chị Ngọc Anh kể: “Không biết tôi đã hứng chịu bao nhiêu trận đòn từ những người bạn tù, từ những tên công an. Sau mỗi lần chịu đòn là tôi không còn một tí sức nào. Bọn công an nó giã man đến mức trắng trợn, cụ thể: Hôm 4/11/2009, ở gần lăng Hồ Chủ Tịch, bọn chúng đánh tôi bầm dập và tê liệt hầu hết cơ thể. Khi chúng bắt tôi vào tù, thì không cho tôi một viên thuốc với lý do: tôi bị thương không phải do trại Họa Lò gây ra”.
Chị Trần Thị Ngọc Anh với các dân oan khác
“Chưa hết, lúc lấy lời khai từ tôi, chúng đánh đập và ép cung tôi, ép tôi ký, điểm vân tay vào một mẫu giấy mà không biết nội dung như thế nào. Tôi biết mình không được hưởng những gì theo quy định dành cho một phạm nhân bình thường: từ thức ăn, sinh hoạt,..tôi bị đối xử không bằng một con thú cưng trong chốn lao tù”. Chị Ngọc Anh rưng rưng nước mắt kể tiếp: “Nhà tôi nghèo, nên khi ở tù, 5 tháng chồng mới gửi cho được 500.000 để phụ thêm phần ăn uống. Đến bữa ăn, có khi tôi phải đi xin từng hạt muối”
Bị nhốt giam khi đi đòi công lý, bị đánh đập, ngược đãi khi bị giam chốn lao tù, tưởng rằng người phụ nữ chân yếu tay mềm ấy sẽ bị chùn bước. Nhưng không! Qua lời nói đến đến hành động trước và sau khi y án, chị Ngọc Anh vẫn đấu tranh kiên cường cho quyền lợi của mình, cho những người dân oan, cho cả những người bạn tù của chị. Có lần chị Ngọc Anh đã cắt tay để lên án sự độc tài, tàn ác, vô nhân đạo của công an trại giam khi họ ép chị ký giấy. Tôi rất khâm phục khi chị kể lại lời chị đã nói với công an: “Bọn mày đừng tưởng là công an thì muốn làm gì thì làm. Tao không sợ chúng mày giở trò đê hèn. Tao sẽ đấu đến cùng, không riêng trong chốn tù đày này, mà khi hết hạn tù, tao cũng sẽ đấu để bọn mày thấy dân đen chúng tao cũng nhận ra được bản chất xấu xa, tàn ác và vô nhân tính của nhà nước cộng sản này”.
Ngày 5/2/2011 chị Ngọc Anh trở về nhà sau 15 tháng ngồi tù do sự độc tài của cộng sản. Từ ngày ra khỏi tù đến giờ, chị Ngọc Anh vẫn đứng lên cùng bà con dân oan khắp nơi đòi lại những gì mình đã bị tước. Dù chị vẫn tiếp tục chịu những trận đòn lê lết, như gần đây, ngày 01/01/2014 tại khu vực nhà thờ Đức Bà Sài Gòn, rồi ngày 11-24/02/2014 cũng tại Sài Gòn. Hiện tại chồng chị Ngọc Anh đang mắc bệnh tai biến mạch máu não. Con cái của chị thì không một công ty nào thuê mướn vì một lý do là “người nhà của phản động Trần Thị Ngọc Anh”.
Nghe câu chuyên từ chị Ngọc Anh, tôi thấy xúc động, chua xót nhưng cũng đầy lòng khâm phục đối với người phụ nữ như chị. Tìm lại công bằng cho mình, cho gia đình nhưng phải trả bằng máu và nước mắt trong chốn lao tù. Rời chị, tôi ước sớm có ngày đất nước được đổi thay để chị và bao người dân oan khác trên mảnh đất Việt này không còn phải đổ máu và nước mắt nơi chốn lao tù cách bất công.
Minh Khang