Bùi Lộc (Danlambao) - Cuối tháng Bảy vừa qua, tôi được một người thân đưa đi coi trại nuôi heo và bò sữa Fair Oaks Farms, ở ngoại ô Chicago. Khi cầm tấm vé vô cửa ghi đúng ngày 20 tháng Bày, 2014 khiến tôi nhớ lại ngày chia cắt đất nước Việt Nam thành hai miền Nam, Bắc 70 năm trước và người (cộng sản Việt Nam) csvn đã tiến hành công cuộc cải cách và xây dựng xhcn ngay với việc đầu tiên là thanh toán thành phần giai cấp bóc lột đưa đến hơn 270.000 phải chết một cách đau đớn và tủi nhục.
Khi ngồi trong xe bus châm chậm đi vào giữa ngôi nhà nuôi bò sữa, thấy nhũng con bò suốt ngày thư thái nhai cỏ lại luôn được tắm tửa sạch sẽ, khám bệnh và chích ngừa định kỳ. Một ý nghĩ thoáng qua có lẽ chủ trại và những nhân viên phục vụ trong trại này cố gằng tạo nên cho những gia súc ở đây có một cuộc sống nhàn hạ, no đủ và làm việc đúng sức mình phù hợp với khẩu hiệu: “Làm việc tùy sức, hưởng theo nhu cầu.” để tránh đi những sự kiện đáng tiếc đã từng xẩy ra tạiTrang trại “Manor Farm” của Mr. Jones sau bị gia súc nổi lên làn cuộc cách mạng và đã đổi tên thành “Animal Farm” (1) vào năm 1945.
Trong Chuyện Animal Farm được xuất bản tại Anh quốc ngáy 27 tháng 8 năm 1945,George Orwell kể lại một tối kia các gia súc tụ tập lại nghe Heo Già Major nói về giấc mơ mọi gia súc đều được sống tự do, thoát khỏi sự ức chế của chủ nhân. Old Major chết sau cuộc họp. Nhưng triết lý này đã gây lên một nguồn cảm hứng cho gia súc - âm mưu nổi loạn chống lại Jones. Hai con heo tên Snowball và Napoleon chứng tỏ mình là những khuôn mặt quan trọng và đặt kế hoạch cho công cuộc đầy nguy hiểm này. Nhân khi Jones quên cho gia súc ăn, thế là cách mạng nổ ra, Jones và tay chân bị tống cổ ra khỏi trại. Trại Manor Farm được đổi tên mới là Animal Farm với Bẩy Điều luật cho gia súc được sơn trên tường trại.
Thoạt đầu cuộc nổi loạn thành công. Các gia súc đã hoàn thành thu hoạch mùa màng và mỗi Chủ Nhật gập nhau thảo luận chính sách. Heo với bản chất thông minh đã trở nên những giám thị trại. Tuy nhiên Napoleon tỏ ra đầy tham vọng quyền lực đã biển thủ sữa bò và những trái táo cho mình và những con heo khác xài riêng, Nó còn tuyển mộ Squealer, một con heo có tài thuyết phục các gia súc khác là loài heo luôn đạo đức và có những quyết định chính xác..
Sau đó, Jones và tay chân trở lại Trại Animal Farm cố gắng chiếm lại. Nhờ vào những chiến thuật của Snowball, bầy gia súc đã chiến thắng Jones và sau đó được người ta biết đến là Trận chiến Trại bò. Mùa Đông sau, một con ngựa hay mơ màng chỉ thích trang điểm loè loẹt và hảo ngọt bị người ta dụ ra khỏi trại. Snowball bắt đầu thiết kế một máy gió cung cấp điện giúp gia súc có thêm thời giờ rảnh rỗi, nhưng Napoleon quyết phản đối kế hoạch và cho rằng xây dựng nhà máy gió sẽ giảm thiểu thời gian sàn xuất lương thực. Vào Chủ Nhật, bầy heo đề nghị các gia súc bỏ phiếu. Napoleon triệu tập bầy chó dữ đuổi Snowball vĩnh viễn khỏi trại. Napoleon nói không cần thảo luận thêm nữa; và tuyên bố nhà máy gió sẽ được xây dựng và nói dối đó là sáng kiến của chính nó mà Snowball đã đánh cắp. Kể từ đó nó đổ hết những vất khó nhọc của gia súc lên đầu Snowball.
Cả mãi năm sau mới xây nhà máy gió. Boxer, một con ngựa khỏe phi thường, chứng tỏ mình là một gia súc sáng giá nhất trong công cuộc xây dựng này. Lúc này, Jones đã bỏ trại và dọn đi nơi khác. Trái với những quy định cho gia súc, Napoleon mướn một người chào hàng và bắt đầu buôn bán với những trang trại lân cận. Khi một cơn bão đánh sập nhà máy gió mới xây nửa vời. Napoleon lại xỉa xói Snowball và ra lệnh gia súc bắt đầu xây lại.
Lòng ham muốn quyền lực của Napoleon tăng lên tới mức trở thành độc tài toán trị, bắt mọi gia súc vô tội phải kiểm điểm và ra lệnh cho chó giết chúng trước toàn trại. Nó và những con heo khác vào nhà Jones và ngủ trên giường. Thức ăn cho các gia súc khác ngày một giảm trong khi heo ngày một béo phì.. Sau khi nhà máy gió hoàn tất vào tháng Tám, Napoleon bán một đống gỗ cho Jones Frederick, một chủ trại quanh đấy nhưng lại nhận được tiền giả. Frederick và tay chân tấn công trại và cho nổ tung nhà máy gió nhưng sau cùng lại thất bại. Bẩy điều lệ cho gia súc đã bị heo vi phạm, lời lẽ được sủa đổi: Chẳng hạn một đêm kia sau khi những con heo đã say sưa túy luý, Điều lệ “Không một gia súc nào được uống rượu.” được sửa là: “Không gia súc nào được uống rượu thái quá.”
Boxer lại cống hiến sức mình giúp xây dựng nhà máy gió mới, nhưng đã ngã quỵ vì đuối sức, Napoleon đem bán con ngựa tận tụy này cho một lái ngựa. Squealer nói với những gia súc khác đang bất mãn rằng Boxer thực đã được đua tới bác sĩ thú y và đã chết bình yên taị nhà thương – các gia súc khác đều tin vậy.
Những năm sau Animal Farm được mở rộng thêm sau khi Napoleon mua hai khu đất của một chủ trai tên là Pilkington gần bên. Cuộc sống của các gia súc (trừ heo) đều vất vả khổ cực.Sau cùng, heo đi bằng hai chân sau và có nhiều đặc tính của những người trước đây đã áp bức chúng . Bẩy điều luật được rút gọn lại một điều duy nhất: “Mọi gia súc đều bình đẳng, nhưng có ít gia súc bình đẳng hơn nhưng gia súc khác.” Tiểu thuyết kết thúc vói câu chuyện Pilkington cùng ngồi uống rượu với những con heo trong nhà Jones. Nappoleon đổi tên trại lại với tên cũ là Manor Farm và đã cãi nhau với Pilkington trong lúc chơi bài, cả hai đều chơi Ách Bích. Những gia súc khác coi cảnh chơi này qua cửa sổ, chúng không phân biệt nổi được vật hay người.
Trở lại trại Fair Oaks Farms ở Ngoại ô Chicago. Rút kinh nghiệm qua bài học Animal Farm, để tránh những cuộc nổi loạn hay cách mạng của gia súc nhằm chống lại con người, nên chủ trại và những nhân viên phục trong trại này đã cố gắng tổ chức một nông trại thật khoa học, ngăn nắp, sạch sẽ. Cố gắng tạo cho gia súc một cuộc sống thoải mái, không phải ưu tư vất vả. Luôn lao động đúng với sức mình, có thì giờ nghỉ ngơi và hưởng thụ theo nhu cầu: Chủ nghĩa xã hội khoa học tiên tiến đạt đỉnh cao trí tuệ.
Tất cả mọi khách du lịch hay gia súc sinh sồng ở đây cũng đều có lối đi một chiều để tránh lạc lối và gia súc không bỏ sót một giai đoạn lao động nào.
Khách du lịch đến quầy hàng mua vé. Bước vào thấy những hình ảnh, những tượng gia súc bằng Plastic có màn hình đặt ngang bụng, nói về đặc tính của từng gia súc. Kết thúc lối đi dẫn tới cửa để bước lên xe bus di chuyển vào trong những dẫy nhà lớn. Nhìn qua kiếng xe lúc nào cũng đóng kín để tránh mùi phân gia súc lọt vào xe.
Sau khi đi hết những dẫy nhà nuôi bò, xe bus dừng lại một khung cửa dẫn lên cầu thang, du khách sẽ coi cảnh vắt sữa bò qua kiếng. Những con bò sữa lần lượt đi theo hàng một tới một người cầm sẵn khăn sạch lau những núm vú và ráp vào những ống bơm sữa khi bước lên một vòng tròn quay. Bò đứng nguyên tại chỗ và vòng tròn tiếp tục quay. Thường thì khi vắt hết sữa, những ống hút tự động nhả ra. Nhiều khi những ống hút đã nhả ra khi vòng tròn chưa chạy được một nửa. Rất hiếm có con bò nào đứng đủ một vòng mà ống hút chưa nhả ra.
Khi con bò đứng trên vóng tròn quay đúng một vòng thì nó tự động bước xuống theo lối đi một chiều về lại chuồng. Nếu có những con mới chưa quen sẽ có người dẫn nó xuống để về chuồng. Mỗi ngày một con bò được lấy sữa ba lần. Tất cả sửa đều chảy vào bể chứa bên dưới và được xe bồn chở tới nhà máy chế biến.
Phân bò được thu lại và đưa ra thành từng đống trong những căn nhà rộng để pha với đất cát và cây xay, sấy khô và đóng bao cung cấp cho các chợ như Home Depot hay Low để người ta mua về chăm sóc vườn sau nhà.
Coi xong, du khách bước xuống cầu thang khác và lên xe bus đưa tới trại heo. Tới cửa có cầu thang dẫn lên lầu. Sàn trên lầu đều trải thảm và coi qua kiếng xuống phía dưới là nơi heo sinh hoạt. Heo con sống chung, còn những heo nái, mỗi con một ngăn riêng. Bổn phận chỉ có ăn và sinh sản. Mỗi lứa được từ 14 đến 16 heo con.
Sàn nuôi heo là những tấm kim loại có nhiều lỗ cho phân trôi xuống. Không biết phân heo trôi đi đâu và xử lý ra sao, nhưng những con heo lúc nào cũng sạch sẽ và da bóng hồng.
Coi xong, theo lối ra, bước lên xe bus tới gian hàng bán lưu niệm và thức ăn là những sản phẩm phần lớn do sữa bò như crème, phó mát, sữa uống, các loại kẹo. Đi hết một vòng mất khoảng hơn hai tiếng đồng hồ với giá vé 25$ cho người lớn và 20$ cho trẻ em.
Sinh hoạt của các gia súc ở đây đứng là một xã hội chủ nghĩa khoa học mẫu mực. Gia súc luôn được ăn no và sản xuất theo khả năng riêng mình. Không bao giờ bị o ép. Được chăm sóc sức khỏe chu đáo. Mọi sự đã có chủ trại và nhân viên phục vụ lo. Chúng sống như một đại gia đình. Những con bê hay heo con vừa sinh ra đều là con chung. Chúng không biết cha mẹ chúng là ai và cha mẹ chúng cũng chẳng cần biết cuộc sống của chúng ra sao vì cũng như chính bản thân chúng luôn có cuộc sống khỏe mạnh và no đủ.
Để tránh đi những phiền toái hay những cuộc xung đột, ẩu đả vô ích vì những mối tình lẻ và duy trì hòa khi giữa gia súc với nhau và để được tuyệt đối công bằng cả về vật chất lẫn tình cảm nên tất cả heo nái và bò sữa đều được cho thụ tinh nhân tạo.
Khi rời trại Fair Oaks Farm, trên đường về tôi cứ suy nghĩ mông lung và mới hiểu tại sao những người csvn say sưa xây dựng xã hội chủ nghĩa. Và theo lời của Ông đảng trưởng Nguyễn Phú Trọng thì chưa biết cuối thế kỷ này đã xây dựng xong xhcn chưa. Nếu chẳng may, cnxh được xây dựng xong tại VN, thì cứ những điều được chứng kiến tận mắt sinh hoạt của bò và heo trong trại Fair Oaks Farms nầy thì tất cả mọi người sẽ ngoan ngoãn và phó măc hết mọi việc cho đảng lo. Và lúc đó Trung cộng muốn đặt gian khoan bất cứ đâu khắp vùng biển VN cũng sẽ không gặp phải một phản ứng nào cả; vì mọi sự đã có đảng lo.
__________________________________
Chú thích:
(1) Animal Farm by George Orwell