Bài 3 viết về Đại hội XII sắp tới
của ĐCSVN
Nguyễn Trung (Viet-Studies) - Vì quyền lực tha hoá nặng nề, nơi chứa đựng nhiều điều u mê nhất trong cả nước lại là ĐCSVN... Nói thẳng thắn với nhau, có lẽ chưa có thời nào trong lịch sử đất nước mà nhân dân chúng ta lại hèn kém như hiện tại so với thiên hạ toàn thế giới trong hoàn cảnh nước ta có độc lập, hèn kém so với những thách thức đất nước đang phải đối mặt. Có lẽ chưa có thời nào chúng ta hèn kém như hiện nay dưới ách cai trị do chính tay mình dựng nên. Chưa có thời nào chúng ta lại nhu nhược, tự làm tổn thương trầm trọng phẩm giá của chính quốc gia mình, và chịu để cho danh dự, độc lập chủ quyền và sự toàn vẹn lãnh thổ quốc gia bị Trung Quốc uy hiếp, xâm phạm như hiện nay. Đất nước thật sự bị dắt mũi từ Hội nghị Thành Đô. Không biết làm sao nuốt được nỗi nhục này! Chịu trách nhiệm toàn diện và tuyệt đối về tình trạng hèn kém nói trên của đất nước và của dân tộc là Đảng Cộng Sản Việt Nam tha hoá hôm nay. Không thể nói khác...
Lời nói đầu
“Nước Việt Nam là của người Việt Nam!”
Đấy là khẩu hiệu quyết định nhất làm nên Cách mạng Tháng Tám 1945.
“Nước Việt Nam là của người Việt Nam!”
Đấy là khẩu hiệu quyết định nhất làm nên Cách mạng Tháng Tám 1945.
Người viết bài này mong khái niệm “chúng ta” ở đây
được hiểu với nghĩa như vậy.
Đất nước 40 năm độc lập thống nhất rồi, tôi thấy rất đau lòng hôm
nay vẫn phải mở đầu bài viết của mình với đôi lời định nghĩa như vậy
về khái niệm “chúng ta”. Đơn giản vì đã 69 năm trôi
qua, thế nhưng hôm nay vẫn còn không ít những rạn nứt chia rẽ cộng
đồng dân tộc Việt Nam ta, đang làm mờ đi hay làm thiếu vắng khái
niệm “chúng ta” khi bàn đến đại sự của đất nước.
Sự thể là qua các bài viết của mình, tôi vấp phải không ít phản ứng gay gắt từ phía người đọc: “Chúng ta” là ai trong toàn thể cộng đồng dân tộc đất nước này? Là người cai trị hay người bị cai trị? Là người nắm quyền hay là dân đen? Là ông chủ hay người đi làm thuê? Là đảng viên (ĐCSVN) hay không phải đảng viên? Là người chiến thắng hay kẻ lưu vong? Là bên thắng cuộc (Huy Đức) hay kẻ phải đi cải tạo?... Câu chuyện còn đau lòng hơn nữa khi có người đọc nổi đoá với tôi: Khái niệm đảng ta là đảng của ai? Đấy là đảng của các ông chứ đâu phải là đảng của chúng tôi! Đến nông nỗi này mà ông vẫn còn "ngu trung" đặt vấn đề đảng viên muốn cứu nước thì phải cứu đảng trước!.. Ngôn ngữ làm nát lòng người này khiến tôi nhớ lại những ngày tháng lặn lội đi sửa sai cải cách ruộng đất tại các xã ở Trực Ninh - Nam Định cách đây hơn nửa thế kỷ...
Vâng, đã 69 năm gian truân rồi kể từ Cách mạng Tháng Tám, nhưng hình như khái niệm “chúng ta” vẫn chưa tìm được chỗ đứng phải có trong ngôn ngữ chính trị bàn về vận mệnh đất nước, nhất là hôm nay! Tại sao đất nước chúng ta cứ bị chia vụn mãi ra như vậy hả trời!?...
Song đất nước không phải là của riêng một ai. Những thách thức hôm nay đang đặt ra cho số phận đất nước cũng không đặt ra cho riêng một ai. Vì thế xin cho phép tôi trong bài này được dùng khái niệm “chúng ta” với hàm nghĩa phải có của ngôn ngữ cuộc thảo luận này: “Chúng ta” ở đây là những người chủ của đất nước, không phân biệt một ai.
Người viết cũng xin phép áp đặt sự không phân biệt như thế để kêu gọi mỗi người Việt chúng ta cùng suy nghĩ và cùng lựa chọn cho đất nước con đường phải đi và những việc phải làm. Vì đất nước này là của mỗi chúng ta! Tìm ra sự đồng thuận cao nhất để thực hiện sự không phân biệt này.
Sự thể là qua các bài viết của mình, tôi vấp phải không ít phản ứng gay gắt từ phía người đọc: “Chúng ta” là ai trong toàn thể cộng đồng dân tộc đất nước này? Là người cai trị hay người bị cai trị? Là người nắm quyền hay là dân đen? Là ông chủ hay người đi làm thuê? Là đảng viên (ĐCSVN) hay không phải đảng viên? Là người chiến thắng hay kẻ lưu vong? Là bên thắng cuộc (Huy Đức) hay kẻ phải đi cải tạo?... Câu chuyện còn đau lòng hơn nữa khi có người đọc nổi đoá với tôi: Khái niệm đảng ta là đảng của ai? Đấy là đảng của các ông chứ đâu phải là đảng của chúng tôi! Đến nông nỗi này mà ông vẫn còn "ngu trung" đặt vấn đề đảng viên muốn cứu nước thì phải cứu đảng trước!.. Ngôn ngữ làm nát lòng người này khiến tôi nhớ lại những ngày tháng lặn lội đi sửa sai cải cách ruộng đất tại các xã ở Trực Ninh - Nam Định cách đây hơn nửa thế kỷ...
Vâng, đã 69 năm gian truân rồi kể từ Cách mạng Tháng Tám, nhưng hình như khái niệm “chúng ta” vẫn chưa tìm được chỗ đứng phải có trong ngôn ngữ chính trị bàn về vận mệnh đất nước, nhất là hôm nay! Tại sao đất nước chúng ta cứ bị chia vụn mãi ra như vậy hả trời!?...
Song đất nước không phải là của riêng một ai. Những thách thức hôm nay đang đặt ra cho số phận đất nước cũng không đặt ra cho riêng một ai. Vì thế xin cho phép tôi trong bài này được dùng khái niệm “chúng ta” với hàm nghĩa phải có của ngôn ngữ cuộc thảo luận này: “Chúng ta” ở đây là những người chủ của đất nước, không phân biệt một ai.
Người viết cũng xin phép áp đặt sự không phân biệt như thế để kêu gọi mỗi người Việt chúng ta cùng suy nghĩ và cùng lựa chọn cho đất nước con đường phải đi và những việc phải làm. Vì đất nước này là của mỗi chúng ta! Tìm ra sự đồng thuận cao nhất để thực hiện sự không phân biệt này.
I. Sự lựa chọn của địa lý
Trước khi bàn đến chủ đề “chúng ta lựa chọn gì cho tổ quốc?”, xin
lưu ý các điều kiện địa lý của nước ta trong bối cảnh địa chính trị
và địa kinh tế hôm nay của thế giới và của khu vực tự nó đã
định ra những hướng đi tất yếu và khách quan đất nước phải lựa chọn,
trong khi đó chúng ta bây giờ mới bắt đầu bàn đến lựa chọn gì. Từ cổ
chí kim luôn là như vậy, bất chấp khả năng nhận thức của chúng ta.
Cho nên câu chuyện còn lại của chúng ta hôm nay thật ra chỉ là: chấp
nhận sự lựa chọn nào, thuận hay nghịch với tất yếu khách quan của sự
vật...
Trong bài 2 “Hiểm hoạ đen”, phần I “Thế giới đã
sang trang”[1],
tôi đã trình bầy khái quát cục diện thế giới đa cực hôm nay với
nhiều biến động sâu sắc khó lường, nhạy cảm với mọi quốc gia; nhiều
khu vực trên thế giới mất ổn định hơn trước hoặc đang có chiến tranh
ác liệt (Trung Đông, thánh chiến ISIS, Ukraina, dịch bệnh ebola…)…
Trong đó, những vấn đề nổi bật liên quan đến Việt Nam là:
- quan hệ và mâu thuẫn Mỹ - Trung trở thành yếu tố chi phối
thế giới trong thế kỷ 21,
- Châu Á – Thái Bình Dương trở thành trận địa chính của những
mối quan hệ song phương Mỹ - Trung,
- siêu cường Trung Quốc đang lên với sức mạnh áp đảo tại chỗ
trực tiếp uy hiếp nghiêm trọng Việt Nam, đồng thời trở thành
vấn đề của khu vực Đông Nam Á và cả thế giới.
Trong phần I này tôi đặc biệt lưu ý Trung Quốc đang khai thác cục
diện quốc tế mới rất phức tạp, nhằm dấn thêm những bước đi mới trên
con đường trở thành siêu cường, đấy là: (a) đối nội nhấn mạnh nước
giầu quân mạnh để thực hiện giấc mơ Trung Hoa, (b) đối ngoại một mặt
xây dựng liên kết Trung – Nga, mặt khác đưa chiến lược bá chiếm Biển
Đông bước vào giai đoạn mới, trong đó Việt Nam được coi là đột
phá khẩu cần khuất phục.
Tính chất quyết liệt của vấn đề là ở chỗ siêu cường đang lên Trung
Quốc bắt đầu đi vào thời kỳ đẩy mạnh bành trướng ảnh hưởng quyền lực
để tự khẳng định chính nó, bên trong lấy chủ nghĩa dân tộc (Đại Hán)
nuôi dưỡng giấc mộng Trung Hoa làm động lực[2],
đối với bên ngoài thì khẳng định chủ quyền theo đường lưỡi bò 9 vạch
và lợi ích cốt lõi không thể nhân nhượng của Trung Quốc ở Biển Đông
(tuyên bố của bộ trưởng quốc phòng Thường Vạn Toàn tại Shangri La,
Singapore 30-05-2014, điện đàm Tập Cận Bình – Obama 15-07-2014).
Tuy nhiên việc giàn khoan HD 981 phải di dời đi chỗ khác sớm hơn 30
ngày so với dự kiến do cho thấy Trung Quốc không phải muốn làm gì
cũng được. Nguyên nhân thất bại này là vấp phải sự phản
đối kiên quyết của Việt Nam và sự lên án hầu như của cả thế giới.
Trong giai đoạn mới hiện nay lúc tiến lúc thoái, “...song trọng
tâm lấn tới của Trung Quốc bây giờ nhằm vào vùng biển đảo của Việt
Nam. Về lâu dài Trung Quốc sẽ dùng các thủ đoạn và mọi hình thức can
thiệp mềm hoặc rắn, quyết biến Việt Nam thành chư hầu, coi đây là
một khâu chiến lược quyết định nhằm khống chế khu vực Đông Nam Á và
ngoi lên siêu cường tranh giành ảnh hưởng với Mỹ…” -
như tôi đã trình bày trong thư ngày 24-07-2014 gửi các thành viên
chủ chốt Bộ Chính trị.
Cục diện quốc tế và khu vực nêu trên khách quan đặt ra cho Việt Nam
3 kịch bản để lựa chọn, không ý thức hệ hay chủ nghĩa nào có thể
xoay chuyển được, đó là:
Kịch bản 1:
Chịu khuất phục làm chư hầu để Trung Quốc sử dụng làm bàn đạp bành
trướng trong khu vực Đông Nam Á.
Kịch bản 2:
Làm lá chắn hay khu đệm trung lập giữa một bên là Trung Quốc và một
bên là các nước Đông Nam Á.
Kịch bản 3:
Tự vươn lên giữ vững độc lập chủ quyền trong mọi biến động của khu
vực và thế giới, cùng đi với cả thế giới để trở thành một đối tác
dấn thân cho lợi ích của hoà bình và hợp tác mà Trung Quốc và cả thế
giới đều chấp nhận.
Cũng có thể có một kịch bản thứ tư nữa là đi hẳn với một bên chống
một bên. Song đấy sẽ chỉ là một dạng khác của kịch bản 1 mà thôi,
ta sẽ không thoát được thân phận chư hầu và làm lính đánh thuê không
cho bên này thì cho bên kia, đất nước sẽ trở thành trận địa tranh
chấp của các bên. Vì lẽ này không bàn đến kịch bản thứ tư.
Xin lưu ý: Liên minh Việt-Mỹ để chống Trung Quốc là
chuyện không thể, vì Mỹ không lựa chọn đối đầu với Trung Quốc ngoại
trừ hoàn cảnh bất khả kháng, phía ta cũng không lựa chọn chống Trung
Quốc trừ phi bị Trung Quốc xâm lược. Vả lại Việt Nam như hiện tại
không có đủ những giá trị chung với Mỹ để tạo ra một liên minh với
nghĩa là đồng minh (như Nhật, Hàn Quốc, Philippines...).
Nhưng liên minh Việt-Mỹ để tăng cường khả năng bảo vệ đất nước là
đòi hỏi sống còn, song liên minh này chỉ trở thành hiện thực một khi
Việt Nam lựa chọn sự phát triển của mình phù hợp với lợi ích chung
của Mỹ cũng như của cộng đồng khu vực và thế giới.
Nói cụ thể: Về danh nghĩa chính thức, Mỹ đã trở thành đối tác toàn
diện của Việt Nam, nhưng nội dung còn chưa qua thời kỳ sơ khởi và
chưa thể có thực chất, vì các lẽ:
(a)
Còn chế độ toàn trị như hiện nay thì không thể tạo ra một liên minh
với Mỹ, vì Mỹ không thể tin cậy ta, và nội bộ Mỹ cũng không chấp
nhận; hơn nữa cũng không thể ảo tưởng chờ đợi Mỹ sẽ bỏ công sức để
bảo vệ chế độ toàn trị ở Việt Nam.
(b)
Một Việt Nam của chế độ toàn trị như hiện nay tất yếu có những yếu
kém đối nội mang tính chất quyết định, vì thế phía Việt Nam không
thể nào đoạn tuyệt được với chính sách đối ngoại “leo dây”. Chính
vì lý do này Mỹ chỉ có thể có mối quan hệ với phía Việt Nam ở mức
chiến thuật, chứ không thể ở mức liên minh chiến lược.
(c)
Hơn nữa tự thân phía Việt Nam vì bản chất toàn trị của chế độ cũng
không dám tạo ra một liên minh như thế để bảo vệ tổ quốc, vì nỗi lo
mất chế độ [3].
Giữ chế độ toàn trị như hiện nay, không có đủ điều kiện đối nội
và đối ngoại tạo ra một liên minh đúng đắn với Mỹ mà lợi ích quốc
gia đang đòi hỏi.
(d)
Mỹ hiện nay chủ động để mở cánh cửa cho hình thành một liên minh
Việt-Mỹ với mục đích củng cố hoà bình và hợp tác trong khu vực,
đồng thời kiềm chế những bước đi bá quyền của Trung Quốc. Hiện nay
Mỹ đang nỗ lực khuyến khích hình thành một liên minh có thể với Việt
Nam với điều kiện Việt Nam phải tự thay đổi. Quan điểm này nằm trong
chiến lược trục xoay Châu Á - Thái Bình Dương và khách quan phù hợp
với lợi ích quốc gia của Việt Nam.
Một đặc điểm vô cùng quan trọng trong cục diện
quốc tế thời đại chúng ta đang sống là Mỹ, cộng đồng đa số
các nước trên thế giới và Việt Nam cùng nhau chia sẻ nhiều
lợi ích chung hơn bao giờ hết so với mọi thời đại trước đây.
Trong xu thế mới này, riêng Việt Nam và Mỹ lần đầu tiên
khách quan - do địa kinh tế và địa chính trị quyết định -
cùng nhau chia sẻ nhiều lợi ích chiến lược chưa từng có. Nói
riêng về Việt Nam: Lần đầu tiên trong lịch sử của mình Việt
Nam có cơ hội với tính cách là một quốc gia độc lập có thể
mở cửa cùng đi với cả thế giới để phát triển chính mình và
để trở thành một thành viên có ý thức trách nhiệm chung
trong cộng đồng quốc tế, và đây là con đường duy
nhất để nước ta với tính cách là một quốc gia độc
lập thực hiện được chung sống hoà bình và hữu nghị hợp tác
bên cạnh Trung Quốc.
Tôi muốn quỳ xuống nói với từng người Việt Nam, hoặc muốn đứng
thẳng quát to vào mặt từng người: Bỏ lỡ cơ hội này sẽ đời đời
mang tội với tổ quốc!
Cuối thập kỷ 1980s khi các nước Liên Xô Đông Âu cũ sụp đổ, Việt Nam
đã một lần có một cơ hội tương tự như thế nhưng đã bị bỏ lỡ. Song cơ
hội hồi cuối thập kỷ 1980s không lớn và không thật hoàn toàn rõ
ràng, và đồng thời cũng không thôi thúc bức thiết “sống hay chết!?”
như cơ hội hôm nay.
Lợi ích quốc gia Việt Nam trong cục diện quốc tế mới hiện nay đòi
hỏi phải sớm tiến hành triệt để cải cách chính trị để có những điều
kiện tiên quyết từ đối nội cho phép (1) phát huy nội lực của một
quốc gia độc lập tự chủ, (2) tiến tới tạo ra được một liên minh với
Mỹ với nội dung và tinh thần nêu trên. Đòi hỏi này ngày nay trở
thành một trong những điều kiện tiên quyết của sự nghiệp xây dựng và
bảo vệ tổ quốc và đưa nước ta vào một thời kỳ phát triển mới.
Xin đừng bao giờ quên: Không có một đất nước tự do của con
người tự do để có được nội lực và bản lĩnh phải có, Việt Nam chỉ có
thể là một đối tác què quặt, ăn xin, và vì thế không thể liên minh
với bất kỳ ai dù ta muốn, kể cả với Mỹ.
- Tìm kiếm liên minh với Mỹ là hút đối kháng của Trung Quốc vào Việt
Nam! Có nên không?
- Trung Quốc đã không dưới một lần “đối kháng” với Việt Nam ngay từ
lúc Việt Nam còn đang chống Mỹ. Vậy lý do này không xác đáng. Sự
kiện giàn khoan HD 981 chắc sẽ có diễn tiến khác nếu không có thái
độ quyết liệt của Mỹ.
- Nhưng Mỹ đã bỏ rơi Cộng Hoà Việt Nam, làm ngơ lúc Trung Quốc đánh
chiếm Hoàng Sa. Như vậy làm sao mà liên minh được?
- Đúng vậy, nhưng thế giới bây giờ khác với cách đây 40 năm. Việt Nam
cũng khác cách đây 40 năm, Mỹ cũng vậy. Đừng lúc nào quên, ngày nay
đi được với Mỹ đồng nghĩa có khả năng đi được với cả thế giới.
- …
- …
II. Bàn về các kịch bản
- …
II. Bàn về các kịch bản
Chắc chắn toàn thể cộng đồng dân tộc Việt Nam chúng ta không bao giờ
có thể chấp nhận kịch bản 1, do đó không phải bàn đến
nữa.
Tuy nhiên, điều đáng lo ở đây là quá trình phát triển của nước ta - đặc biệt là từ bước ngoặt Hội nghị Thành Đô 1990 - đã tích tụ những
yếu kém và sai lầm đã và đang từng bước biến nước ta trên
thực tế và trên những phương diện nhất định trở thành một dạng chư
hầu kiểu mới của Trung Quốc (như đã phân tích trong bài 2). Tạm gọi
đấy là hiện tượng (đang) trở thành chư hầu kiểu mới một cách gần như
là vô ý thức hay là không ý thức được. Nghĩa là trên thực tế kịch
bản 1 đã và đang trở thành hiện thực từng phần rồi, nhưng ĐCSVN
không nhận biết được và cho đến nay chưa một lần báo động cho cả
nước! Điều đáng lo nhất là sự kiện giàn khoan HD 981 hình như vẫn
chưa đủ nghiêm trọng để có thể loại bỏ hẳn sự vô thức này đang còn
tồn đọng ở mức độ nhất định trong không ít những người nắm vận mệnh
đất nước. Đây là vấn đề cần phải được giải quyết dứt điểm tại đại
hội XII sắp tới của ĐCSVN.
Kịch bản 2:
Vừa không thể chấp nhận, vừa không khả thi.
(a) Không thể chấp nhận, vì Việt Nam như hiện nay quá yếu kém về
nhiều mặt và do đó không thể đảm đương nổi một vai trò lá chắn cho
bất kỳ ai hay là một khu đệm trung lập; cũng chẳng có một bên hữu
quan nào chấp nhận hoặc tin tưởng giao cho Việt Nam như hiện nay một
vai trò như thế.
(b) Kịch bản này dù ta muốn cũng không khả thi, đơn giản vì nước ta
như hiện nay không thể là một Thuỵ Sỹ Việt Nam ở Đông Nam Á. Không
biết đến bao giờ mới có thể có một Thuỵ Sỹ Việt Nam như thế để đảm
đương vai trò này, hay là không bao giờ. Hơn nữa vì yêu cầu bành
trướng quyền lực của một nước rất đông dân, siêu cường đang lên
Trung Quốc không chấp nhận một quốc gia láng giềng nào là trung lập,
dù có xin cũng không được, kể cả nước lớn như Ấn Độ. Láng giềng với
Trung Quốc chỉ có thân phận: hoặc là đối tượng của bành trướng, nếu
không thì phải đi với Trung Quốc như là Nga hiện nay. Chỉ trừ trường
hơp TQ không ăn thịt nổi thì mới tha làm phúc – nghĩa là chấp nhận
là đối tác. Quan điểm "Việt Nam không đi với bất kỳ một bên nào để
chống lại một bên thứ ba" thực ra là lỗi thời (xem Thế giới đã
sang trang) và vô nghĩa đối với Trung Quốc; quan điểm này
trên thực tế che giấu sự nhu nhược và đầu hàng trá hình; trong khi
đó sự thật là Việt Nam đã bị cột chặt vào Trung Quốc trên nhều
phương diện.
Kịch bản 3:
Là đáng bàn nhất.
Cũng có thể gọi đấy là kịch bản tự đứng vững trên đôi chân của mình
trong mọi tình huống, không chống lại bất kỳ ai trên thế giới này,
nhưng đi với cả thế giới để phát triển chính mình và để dấn thân cho
lợi ích chung của cộng đồng quốc tế, gắn lợi ích phát triển của
chính mình với lợi ích phát triển chung của cộng đồng quốc tế, đi
với cả thế giới để huy động sự hậu thuẫn và ủng hộ của cả thế giới
cho sự nghiệp bảo vệ độc lập chủ quyền và toàn vẹn lãnh thổ quốc gia
trước mọi nguy cơ bị xâm lấn. Nói nôm na, đây là sự lựa chọn trở
thành một người có nhân cách và tư thế không ai bắt nạt được, sống
được với tất cả mọi người, làm bạn được với tất cả mọi người, có ích
cũng như được sự tôn trọng và tin cậy của tất cả mọi người. Một
trong những cái đích sâu xa của kịch bản này là tạo ra tình thế:
Một khi siêu cường bá quyền Trung Quốc xâm phạm độc lập chủ quyền và
toàn vẹn lãnh thổ của Việt Nam, thì sự việc này đồng nghĩa với xâm
phạm những giá trị và lợi ích chung của cộng đồng thế giới và không
thể được cộng đồng thế giới chấp nhận.
Đây là kịch bản duy nhất đúng cho nước ta, song đặt ra cho nước ta
những đòi hỏi phấn đấu vô cùng gắt gao.
Sự thật là trên thế giới hiện có không ít quốc gia nhỏ sát nách các
nước lớn hoặc ở trong tình thế nằm lọt thỏm vào thế giới đối nghịch
mình mà vẫn đứng vững và tự khẳng định được mình, đơn giản vì họ
phấn đấu có trí tuệ và kiên cường hơn nước ta rất nhiều. Có thể nêu
ra một vài so sánh khác nữa để suy nghĩ:
Người Singapore học hỏi và lao động với một cường độ cao hơn hẳn so
với người dân nước ta. Tinh thần trách nhiệm và tính khoa học trong
công việc cũng cao hơn.
Nhìn vào Nhật: Thảm hoạ động đất và tsunami ngày 11-03-2011 vô cùng
khốc liệt càng làm rõ thêm những giá trị và phẩm chất Nhật Bản, có
thể nói cả thế giới phải kính phục...
Nếu bạn đã đọc cuốn Quốc gia khởi nghiệp của Dan
Senor, bạn có thể hình dung trí tuệ và nghị lực nào của dân tộc Do
Thái đầy trầm luân đã xây dựng nên nước Israel có nền kinh tế phát
triển cao vào hàng đầu thế giới ngày nay giữa sa mạc và trong lòng
thế giới đạo Hồi.
Bạn cũng nên chịu khó tìm đọc cuốn "Swiss Made" của R.
James Breiding để hiểu những thành công phi thường của quốc gia này,
tạo ra một Thuỵ Sỹ tồn tại phồn vinh giữa các hùm sói châu Âu
suốt 3 thế kỷ vừa qua, và bây giờ Thuỵ Sỹ còn trở thành một trung
tâm của Liên Hiệp Quốc.
Công cuộc cải cách ở Myanmar (bắt đầu từ 2011) dưới thời tổng thống
Thein Sein đã hoá giải thành công trong hoà bình chế độ quân phiệt
đẫm máu kéo dài nhiều thập kỷ, đưa Myanmar bước đi những bước đầu
tiên vô cùng gian truân trên con đường phát triển của dân chủ, bất
chấp sự lũng đoạn khủng khiếp của Trung Quốc. Mọi hiểm nguy đối với
Myanmar vẫn ở phía trước. Cả thế giới tiến bộ đang hồi hộp theo dõi
và đứng bên Myanmar trên con đường mới khai phá này.
Lãnh tụ Nam Phi Nelson Mandela huyền thoại (1918-2013) sau khi
lãnh đạo cách mạng Nam Phi xoá bỏ chế độ apartheid để xây dựng thành
công nước Cộng Hoà Nam Phi đã trao lại mọi quyền lực cho nhân
dân...
Cuộc chiến tranh Iraq 8 năm ròng (2003 -2010), Mỹ ném vào đây khoảng
hai nghìn tỷ USD (thật ra có thể hơn, tuỳ cách tính) và mất khoảng
7000 sinh mạng quân nhân Mỹ. Một trong những mục tiêu chiến lược là
nhằm dựng lên ở đây một chế độ dân chủ, song Mỹ đã thất bại cay
đắng, đơn giản vì văn hoá đạo Hồi và nội tình các sắc tộc và bộ tộc
ở Iraq lại chỉ quan tâm đến tranh giành quyền lực; thậm chí chiến
tranh tôn giáo mới (nguy cơ nhà nước thánh chiến Hồi giáo ISIS) hiện
nay đang có nguy cơ biến dạng quốc gia Iraq và toàn vùng.
Mùa xuân
Ả-rập dù ở Ai Cập hay Lybia... sau khúc dạo đầu đầy hứa
hẹn, chiến tranh giữa các sắc tộc và giữa các bộ tộc cư dân khác
nhau lại đang đẩy những quốc gia này vào nội chiến mới.
Ukraina trên con đường tìm sự phát triển của dân chủ đã mất Krym và
rơi vào nội chiến quyết liệt, nguy cơ đất nước bị chia cắt do sự can
thiệp trực tiếp của Nga rất lớn. Song Ukraina cũng đang cho thấy họ
dám chiến đấu cho con đường mình lựa chọn.
Ngay cạnh nước ta, Thái Lan từ năm 1932 bắt đầu tìm kiếm con đường
trở thành nước phát triển, đến hôm nay đã chìm ngập trong 18 cuộc
đảo chính, song đất nước bị giam hãm tiếp trong cái bẫy quốc gia có
thu nhập trung bình, nguyên nhân chủ yếu là gần 9 thập kỷ rồi mà
Thái Lan vẫn chưa sao xây dựng nổi cho mình một thể chế chính trị
nhất thiết phải có của một nước công nghiệp. Trong khi đó Hàn Quốc,
Đài Loan và Singapore khởi sự sau Thái Lan nhiều thập kỷ nhưng đã
thành công ngoạn mục, chủ yếu vì họ đã xây dựng được thể chế chính
trị phù hợp... Càng rõ, thể chế chính trị mới là yếu tố quyết định
cuối cùng của phát triển.
Có lẽ ở đây cũng phải nhắc đến “sự phấn đấu tự đổi đời” một cách
triệt để và đáng là tấm gương cho cả thế giới suy nghĩ - đó là sự
đổi thay và trỗi dậy từ đống tro tàn của chủ nghĩa phát xít và chiến
tranh, để hình thành nên nước Đức và nước Nhật hôm nay, với vị thế
được tôn trọng trong cộng đồng thế giới - nguyên nhân thành công chủ
yếu của họ là trung thực với bài học của lịch sử và sự thật.
Trong khi đó nỗ lực đổi đời của Liên Xô cũ chỉ tạo nên một nước Nga
Putin đang đặt một chân lên con đường tạo dựng đế chế Nga mới, còn
lâu mới được như Liên Xô cũ, thậm chí có thể là không thể...
Vân vân...
Nghĩa là thế giới hôm nay có đủ mọi điều hay và cái dở cho nước ta
là nước đi sau học tập và phấn đấu thành công, không
còn phải mò mẫm gì nữa. Phải nói thế này: Đất nước phải trả giá tổn
thất bao nhiêu thế hệ, cái duy nhất Việt Nam hôm nay được hưởng là
lợi thế của nước đi sau. Xin ngẫm nghĩ kỹ điều này. Trong khi đó
động lực quyết định làm nên mọi thay đổi trong thời đại chúng ta
đang sống là thông tin và ý chí. Chúng ta hoàn toàn không thiếu
những gương tốt và những kinh nghiệm xương máu trong thế giới hôm
nay để học và để thay đổi triệt để chính bản thân mỗi chúng ta mà
đất nước đang đòi hỏi. Không có một lý do nào có thể biện minh sống
trong thời đại này mà chúng ta không thể tự thay đổi triệt để được
chính bản thân mình, ngoại trừ sự biếng nhác và hèn kém của mỗi
chúng ta. Mỗi chúng ta thay đổi, sẽ cùng nhau thay đổi được đất
nước.
Nhìn vào những tấm gương và kho tàng kinh nghiệm của nhân loại hôm
nay, tôi thành thực muốn nói chúng ta còn kém cỏi quá, ươn hèn quá,
có nhiều thói hư tật xấu quá, thậm chí còn lười biếng quá, còn quá
nhiều chuyện làm giả ăn thật, chưa nói đến đầu óc còn quá chật hẹp,
và con mắt chưa hẳn đã muốn có tầm nhìn vươn ra bên ngoài luỹ
tre làng ngàn xưa, dân trí và quan trí đều còn thấp lắm so với thiên
hạ xa gần; so ngay với Thái Lan kinh tế, xã hội và thể chế chính trị
nước ta lạc hậu vài chục năm... Cho phép tôi nói đến mức thế này:
Một trong những cái ngu dốt lớn nhất của chúng ta là chưa thấy hết
được cái ngu dốt của chính mình, hơi một tý là tưng tưng Việt Nam có
cái này cái nọ nhất thế giới, nhất châu Á...! Chiến tranh đã
lùi xa mấy chục năm, có những chiến trận lùi xa cả nửa thế kỷ hoặc
hơn nữa, mà mà niềm tự hào vẫn oang oang không ngớt như để cố át đi
những yếu kém trong cuộc sống hôm nay, bất chấp cả cái lẽ tối thiểu
trên đời trong giao tiếp là ăn trông nồi, ngồi trong hướng...
Vì quyền lực tha hoá nặng nề, nơi chứa đựng nhiều điều u mê nhất
trong cả nước lại là ĐCSVN. Ví dụ: Đến ngày hôm nay trong giới
nghiên cứu cao cấp của ĐCSVN vẫn có người đặt câu hỏi: Xã hội dân
sự là cái gì? Nó có phù hợp với nước ta đang xây dựng chủ nghĩa xã
hội không? Chấp nhận xã hội dân sự thì mất chế độ! Làm thế nào xây
dựng đảng cầm quyền ở nước ta mà vẫn giữ được chế độ chính trị một
đảng?... “Chưa
nên cho phép tự vận động bầu cử tại Việt Nam vì có nhiều đặc thù...” nghĩa
là chỉ nên duy trì hệ thống nhà nước được tổ chức theo kiều “đảng
cử dân bầu”, cái gì không quản đươc thì nên cấm... vân vân,,, Trong
khi đó cuộc sống của đất nước chúng ta hôm nay bên cạnh siêu cường
Trung Quốc đang lên đòi hỏi quyết liệt mỗi người dân và cả nước ta
phải có một phẩm chất mới hoàn toàn khác - đến mức “tồn tại
hay không tồn tại!” (“to be or not to be!”)...
Nói thẳng thắn
với nhau, có lẽ chưa có thời nào trong lịch sử đất nước mà nhân dân
chúng ta lại hèn kém như hiện tại so với thiên hạ toàn thế giới
trong hoàn cảnh nước ta có độc lập, hèn kém so với những thách thức
đất nước đang phải đối mặt. Có lẽ chưa có thời nào chúng ta hèn kém
như hiện nay dưới ách cai trị do chính tay mình dựng nên. Chưa có
thời nào chúng ta lại nhu nhược, tự làm tổn thương trầm trọng phẩm
giá của chính quốc gia mình, và chịu để cho danh dự, độc lập chủ
quyền và sự toàn vẹn lãnh thổ quốc gia bị Trung Quốc uy hiếp, xâm
phạm như hiện nay. Đất nước thật sự bị dắt mũi từ Hội nghị Thành Đô.
Không biết làm sao nuốt được nỗi nhục này!
Chịu trách
nhiệm toàn diện và tuyệt đối về tình trạng hèn kém nói trên của đất
nước và của dân tộc là Đảng Cộng Sản Việt Nam tha hoá hôm nay. Không
thể nói khác.
Chế độ chính
trị đảng trị và chính sách ngu dân nhân danh thực hiện sự lãnh đạo
toàn diện và tuyệt đối của ĐCSVN tha hoá hôm nay
là tác nhân chính mang lại sự hèn kém này cho đất nước, đến mức mỗi
chúng ta - kể cả các đảng viên ĐCSVN - hầu như không đủ năng lực và
ý chí nhìn nhận ra sự hèn kém của chính bản thân mình nữa, đến mức
hầu như mỗi chúng ta cam chịu hai tay buông xuôi. Đối với bên ngoài
thì cam chịu nhắm mắt trước từng bước lấn tới của quyền lực mềm và
quyền lực rắn Trung Quốc. Đối với bên trong, đành ngậm miệng oán
trách thầm những điều ngang trái, hoặc thụ động bó tay chờ đợi, nước
chảy bèo trôi được đến đâu hay tới đó - đấu tranh tránh đâu?.., hoặc
có cơ hội thì bỏ nước đi tìm đường kiếm sống... Trong khi đó hàng
ngày nhan nhản những cái giả - diễn - hão thay nhau
hiếp đáp cuộc sống mọi mặt của đất nước... Phải nói đây là hiện
tượng xã hội xuống cấp cùng cực nhất kể từ Cách mạng Tháng Tám 1945.
Đại hội XII sắp tới của ĐCSVN cần mổ xẻ thấu đáo trách nhiệm này của
đảng.
Trong tôi canh cánh câu hỏi phải chăng đây là thời kỳ mạt vận của khí phách và tinh hoa Việt Nam? Đau lòng lắm, xấu hổ lắm, nhưng không thể không tự cật vấn mình như thế được.
Song mỗi công
dân chúng ta - dù đảng viên hay không đảng viên - cũng phải gánh
chịu phần trách nhiệm riêng của chính mình về thực trạng đất nước
hôm nay, không thể đổ thừa hết mọi chuyện cho chế độ. Chỉ riêng sự
cam chịu một bề như vậy của mỗi chúng ta cũng đủ kết án chúng ta là
tòng phạm, là đồng loã trước toà án lịch sử của đất nước, không thể
nói khác được... Dân nào thì chế độ nấy - đây cũng là một quy
luật của phát triển.
Tôi xin phép
nói đến mức thế này: Nếu những chuyện đàn áp và làm nhục dân đang
xẩy ra hàng ngày ở nước ta mà lại xảy ra ở các nước của mùa xuân
Ả-rập năm nào, thì có lẽ chế độ chính trị hiện nay của Việt Nam đáng
phải sụp đổ 3 hay 4 lần rồi! Nếu luận rằng “cái ỳ” này
của Việt Nam là biểu hiện cao độ của sự ổn định chính trị, tôi e
rằng đấy là nguỵ biện đáng xấu hổ - cho người giải thích và cho cả
người chấp nhận sự giải thích này.
Đất nước này có
đủ tủi nhục để không cần phải chủ động có thêm hay xúi giục gây thêm
một thảm hoạ mới bổ sung nào nữa. Ở vào hoàn cảnh nước ta hiện nay,
điều tai ác là sụp đổ của hiện trạng đồng nghĩa với thảm hoạ, chắc
chắn sẽ thê thảm hơn nhiều lần và sẽ đẫm máu so với sụp đổ trong hoà
bình của Liên Xô. Nhưng không thể vì thế nhắm mắt làm ngơ trước cái
hèn kém của chính mình. Thậm chí sự ngơ điếc này chính là mầm mống
chắc chắn của thảm hoạ sẽ tới mai sau. Điều cần nói rành rọt ở
đây: Nhờ những nỗ lực của cả nước, nhất là trong kinh tế,
(đương nhiên phần quan trọng không kém là còn nhờ cả “sức ỳ” nữa)
đất nước mới thoát được mấy phen sụp đổ như thế của hệ thống chính
trị – chứ không phải là nhờ sự lãnh đạo sáng suốt của đảng và tính
ưu việt của chế độ. Song chính kết quả những nỗ lực này đặt ra đòi
hỏi quyết liệt: Không thể kéo dài mãi tình trạng èo uột đến
ngắc ngoải như hiện nay! Phải cải cách triệt để hệ thống chính trị
hiện tại để mở đường sống cho đất nước.
Cái hèn kém
đáng phê phán nhất của mỗi người chúng ta trước hết là sự giác ngộ
chưa đầy đủ về quyền và trách nhiệm phải có của công dân với tư cách
là người chủ đất nước của một quốc gia độc lập, là không thắng được
nỗi sợ của chính mình để ý thức được và làm được quyền và trách
nhiệm công dân phải có ấy của mình. Nói riêng trong hàng ngũ ăn
lương từ ngân sách nhà nước - dù là ngạch đảng, ngạch chính quyền,
hay ngạch đoàn thể, cái gọi là “phường giá áo túi cơm” đông quá, ăn
hết nhuệ khí của đất nước và cố níu kéo sự tồn tại của chế độ toàn
trị. Tôi trầm ngâm ước ao, giá mà mỗi chúng ta - trước hết là các
đảng viên - dám dấn thân sống theo lương tri mình một chút, chắc
chắn đất nước này đã khác hẳn rồi! Cái thấp hèn của mỗi chúng ta góp
phần không ít vào việc huỷ hoại đất nước này!...
Cái sợ và sự phản ứng bầy đàn là
sản phẩm tồi tệ nhất của hiểu biết thiếu hụt, là đồng minh lợi hại
của mọi thế lực đen tối ngay trong lòng đất nước chứ không phải ở
đâu xa, là trở lực hoặc thậm chí bị lạm dụng làm phản lực chống lại
cái tiến bộ và cải cách[4].
Chẳng có sự diễn biến hoà bình hay biến chất đạo đức chính trị tư
tưởng nào đáng sợ cả, mà chỉ có cái việc lấy cái được gọi là
diễn biến và biến chất này để hăm doạ sự bất
bình trong lòng nhân dân và xí xoá đi cái tha hoá của quyền lực mà
thôi. Phụ hoạ một cách vô ý thức vào tình trạng này chính là cái sợ
của mỗi chúng ta.
- Nhưng mà, cứ làm khác là bị đàn
áp! Vừa không có cái mồm để nói, trong tay vừa không có quyền!...
- Chỉ còn cách phải tự mở mồm, chấp
nhận mọi đàn áp để mở mồm. Phải giành lấy quyền! Một người không làm
nổi thì hè nhau cùng làm! Phải học để làm đúng.
- Nhưng mà sợ lắm. Sợ nhiều thứ.
- Chịu bó tay vì sợ thì ngày xưa
đứng lên chiến đấu cứu nước để làm gì? Hãy cùng vượt lên nỗi sợ để
cùng làm![5]
- ...
- ...
- ...
Sống há miệng
chờ sung rụng đã là không ổn, nói chi đến khoanh tay chờ được ban
phát quyền và trách nhiệm như thế - những thứ này phải học và phải
đấu tranh mà giành lấy.
Sống cạnh Trung
quốc trong thế giới hôm nay, nước ta không thể lựa chọn cách sống
nước chảy bèo trôi thế nào cũng được. Tự do của chúng ta mà trời đất
và tự nhiên ban tặng chỉ là sự tự do được phép tuỳ ý lựa chọn cho
đất nước một trong 3 kịch bản như đã nêu trên mà thôi. Và vì tự do
của chính mình, mỗi chúng ta chỉ có con đường lựa chọn kịch bản 3
cho đất nước.
Nhất thiết
không thể để đất nước như thế này sống qua ngày đoạn tháng bên cạnh
Trung Quốc. Để thực hiện kịch bản 3, mỗi chúng ta hãy
bắt đầu từ học và quyết thực hiện quyền và trách nhiệm công dân của
mình, trước tiên là để triệt để thay đổi chính mình, rồi vượt lên
mọi nỗi sợ thực hiện quyền và trách nhiệm của mình góp phần vào cải
cách thể chế chính trị của đất nước, đưa đất nước sang trang mới.
Muốn đất nước tiến hành cải cách triệt để thể chế chính trị hiện
hành trong hoà bình và phát triển, mỗi chúng ta phải quyết học như
vậy.
"...Đời
đời sống cạnh Trung Quốc mà mỗi chúng ta không có trí tuệ, ý chí và
nghị lực luôn luôn thắng được ý đồ của Trung Quốc đầy bản chất bá
quyền, nước ta chỉ đáng sống trong kiếp chư hầu, nô lệ. Đã đến lúc
cả nước và toàn Đảng cần hiểu rõ đòi hỏi bắt buộc này, để tiến hành
bằng được cuộc cải cách chính trị sâu rộng hiện nay đã chín muồi
nhằm thay đổi hẳn đất nước..."
[6]
Sự sống còn của
đất nước đặt ra những đòi hỏi nghiệt ngã như vậy. Song đồng thời
cũng phải thấy hết tinh hình nguy hiểm: Thực trạng mọi mặt
của đất nước ta hiện nay nhạy cảm đến mức cứ đụng vào sửa chữa mà
ngu dốt là có thể đẫn đến sụp đổ, có lẽ còn nguy khốn hơn so với
Liên Xô năm nào! Không một ai được ngoảnh mặt trước sự thật phũ
phàng này vì bất kỳ lý do gì.
Quyền lực cai trị đất nước đang vin vào thực tế nhạy cảm này để
chống lại cải cách, nhân danh duy trì sự ổn định. Đây là sự ngoan cố
duy trì cái sống tạm thời cho quyền lực bằng cách đi sâu thêm nữa
vào con đường chết của đất nước, không thể chấp nhận.
Để vượt qua sự
nhạy cảm có thể gây ra sụp đổ bất cứ lúc nào như thế, chỉ có một
con đường là trung thực với sự thật, mở ra đối thoại xây dựng với
tất cả tinh thần trách nhiệm theo tinh thần Diên Hồng trong cả nước,
từ đó tìm ra sự đồng thuận cao nhất để có khả năng tiến hành cải
cách thể chế chính trị trong hoà bình và phát triển. Đấy là con
đường sống. Đối thoại trung thực với sự thật như thế trong nội bộ
đảng, giữa đảng và nhân dân, và giữa cả nước với nhau theo tinh thần
Diên Hồng như vậy, sẽ chẳng có nguy hiểm nào có thể tước bỏ hay lấy
cắp được con đường cải cách nước ta nhất quyết phải lựa chọn. Trong
dân nhiều năm nay đã có không ít tiếng nói phát đi theo hướng tâm
huyết này, đảng cần lắng nghe và đủ can đảm đối thoại chứ không được
trấn áp tệ hại như đang làm. Hơn nữa, duy nhất nắm quyền lực
trong tay, ĐCSVN có trách nhiệm ràng buộc phải chủ động và làm tất
cả mọi việc có thể để tổ chức thành công đối thoại Diên Hồng như
vậy.
III. Đại hội XII lựa chọn gì?
III.1. Bàn về cái không thể và cái có thể
Trước hết xin
chia sẻ, 10 bạn đọc các bài viết của tôi thì có đến 9 bạn không
thích phần tôi viết về ĐCSVN, càng không thích hoặc thậm chí rất
ghét phần tôi khuyến nghị ĐCSVN nên thay đổi như thế nào. Thái độ
như vậy không phải là vấn đề cảm tính hoặc là hệ quả của những bức
xúc từ cuộc sống. Phản ứng tiêu cực này chủ yếu dựa trên những kinh
nghiệm dẫn tới sự khẳng định: ĐCS nói chung là không thể thay đổi
được, ĐCSVN không phải là ngoại lệ. Một số trong những bạn đọc này
còn viện dẫn ý kiến của Yeltsin: ĐCSLX không thể thay đổi
được, chỉ còn mỗi cách đập tan nó! Những người có trách
nhiệm trong đảng, trước hết là Bộ Chính trị, cần phân tích thấu đáo
phản ứng này của dư luận nước ta. Bản thân tôi cũng cho sự khẳng
định này có căn cứ xác đáng. Bởi sự thật là không có một ĐCS nào
trong các nước Liên Xô Đông Âu cũ chịu chấp thuận cải cách. Tất cả
các đảng này chỉ kết thúc bằng quá trình sụp đổ hoặc bị xoá sổ. Sự
ngoan cố của ĐCSVN trước những đề nghị cải cách cũng rất rõ.
Tuy nhiên, có
một khía cạnh cần xem xét dưới đây.
Trong nhiều
bài viết của mình, tôi cho rằng ĐCSVN từ nhiều thập kỷ nay không còn
là đảng lãnh đạo nữa, mà chỉ là lực lượng chính trị lớn nhất đang
nắm lọn quyền cai trị đất nước. Vấn đề đặt ra là câu hỏi:
Xử sự như thế nào với cái lực lượng chính trị lớn nhất nước này?
- Giải
tán bằng luật pháp hay xoá bỏ bằng bạo lực? Cách làm này là không
thể và sẽ tiếp tục không thể như thế một thời gian khá dài nữa. Lại
càng không thể “bói” được là bao giờ ĐCSVN sẽ tự sụp đổ, dù rằng đây
sẽ là kết cục tất yếu của tha hoá. Xoá bỏ bằng bạo lực dù muốn làm
và làm được, cũng không phải là phương án tối ưu cho đất nước trong
hiện tại, bởi vì sẽ gây ra binh đao nồi da xáo thịt vô
cùng thảm khốc, chưa ai có thể nói trước kết cục sau đó sẽ là gì. Và
kể cả một khi đã xảy ra một cuộc bể dâu như thế, trước sau cải cách
vẫn là nhiệm vụ không thể trốn tránh.
- Tôi mong mỏi mỗi chúng ta
hãy tự học để tự thay đổi chính mình trước tiên trước khi bắt tay
vào cải cách thay đổi thể chế chính trị của đất nước, và điều này là
khả thi trong thế giới hôm nay. Vậy hà cớ gì tôi lại không đồng thời
cùng đặt vấn đề như thế đối với từng đảng viên và toàn thể ĐCSVN? Vả
lại, như chúng ta đã thấy ở Myanmar, cải cách thể chế chính trị từ
trên xuống và từ trong ra của hệ thống quyền lực là hứa hẹn thành
công nhất và đỡ tốn kém xương máu nhất. ĐCSVN hiện nay có mọi điều
kiện cần và đủ để cải cách thành công như thế, chỉ còn thiếu ý chí
đặt lợi ích quốc gia lên trên hết[7].
Cũng có ý kiến cho rằng ĐCSVN không thể làm được cải cách này, vì bị
nô lệ ý thức hệ và vì đang thiếu một minh quân giương cờ...
- Giả thiết rằng mọi nỗ lực của cả
nước tìm đường cải cách bắt đầu từ trên xuống và từ trong ra trong
hệ thống quyền lực của ĐCSVN đã được thực thi hết mức mà vẫn thất
bại, thì phương án xoá bỏ bằng bạo lực chẳng những sẽ
là không tránh khỏi sau đó, mà còn là bước phát triển tất yếu tiếp
theo, tự phát từ nhân dân, và sẽ chẳng có gì ngăn nổi như đã từng
xảy ra ơ nhiều nước khác, sự cáo chung của ĐCSVN sẽ trở thành đương
nhiên, thảm hoạ cũng là đương nhiên. Tôi đã cảnh báo rõ ràng như vậy
trong nhiều bài viết của mình.
- Cải cách ở nước ta để chuyển sang
thể chế chính trị của nhà nước pháp quyền dân chủ hầu như chắc chắn
sẽ là một cái gai phải nhổ trong con mắt siêu cường đang lên Trung
Quốc. Bởi vì ảnh hưởng lan toả của cải cách này có thể nguy hiểm đối
với Trung Quốc. Song chúng ta phải làm việc phải làm của mình, không
thể chờ đợi Trung Quốc cho phép hay không cho phép. Một khi Trung
Quốc học tập kinh nghiệm đã xảy ra ở Krym và Đông Ukraina quyết xóa
bỏ cuộc cải cách này của nước ta, nhân dân ta sẽ lại một lần nữa
phải chấp nhận hy sinh xương máu, nhưng sự nghiệp cải cách này sẽ
trở thành bất khả kháng và rất triệt để, cái thòng lọng ý thức hệ và
“4 tốt và 16 chữ” đang siết lên cổ đất nước sẽ bị loại bỏ dứt khoát
và vĩnh viễn.
Những lý do tại sao tôi lựa chọn con đường vận động cả nước không
loại trừ một ai tiến hành cải cách như thế có lẽ đã rõ.
(1) Đất nước đang đòi hỏi gay gắt phải có một thể chế chính trị mới
để ra khỏi bế tắc hiện nay và để trở thành một nước công nghiệp, (2)
cục diện thế giới đặt ra nhiều thách thức mới nghiêm trọng, đồng
thời cũng đang mở ra vận hội mới chưa từng có đổi đời đất nước dứt
khoát phải nắm lấy (3) thách thức của siêu cường đang lên Trung Quốc
trực tiếp uy hiếp nước ta với ý đồ chiến lược biến nước ta thành chư
hầu để đẩy mạnh bá chiếm Biển Đông - đấy là 3 yếu tố quyết
định buộc chúng ta phải lựa chọn kịch bản 3 cho Tổ quốc. Sự
lựa chọn này là có thể, và không được thoái thác.
III.2. Những vấn đề đặt ra cho Đại hội XII
Trong bài
“Hiểm hoạ đen” (bài 2), tôi đã trình bầy khái quát ý kiến của tôi về
tình hình đất nước sau 40 năm độc lập thống nhất đầu tiên, với nhận
xét tổng quát:
Về cơ bản đây
là một giai đoạn phát triển thất bại.
Nhận xét này
này dựa trên các đánh giá sau đây:
(1)
Thành tựu đạt được không cân xứng
với nguồn lực và công sức đã huy động được, nhiều cơ hội lớn có tính
bước ngoặt đã bị bỏ lỡ[8];
sự phát triển kinh tế theo chiều rộng đã tới ngưỡng không thể vượt
qua, tích tụ cho đất nước hôm nay nhiều ách tắc lớn của cái bẫy quốc
gia có thu nhập trung bình thấp, không thể đạt được mục tiêu trở
thành nước công nghiệp vào năm 2020[9].
Xin nhấn mạnh: trong 3 thập kỷ công nghiệp hoá nước ta huy động được
nguồn lực nhiều gấp đôi Hàn Quốc trong thời kỳ này, Hàn Quốc trở
thành NIC (nước mới công nghiệp hoá), nhưng Việt Nam trở thành một
nền kinh tế của người đi làm thuê và của đất nước cho thuê.
(2)
Chế độ chính trị hiện hành xuống
cấp nghiêm trọng vì tệ nạn quan liêu tham nhũng, ngày càng trở thành
nhân tố trực tiếp kìm hãm sự phát triển của đất nước; xã hội nước ta
từ hơn một thập kỷ nay bị khủng hoảng sâu sắc về nhiều mặt - tiêu
biểu nhất là nhân dân mất lòng tin vào chế độ chính trị và đảng nắm
quyền; bất công xã hội ngày càng lớn; tự do dân chủ và quyền con
người bị xâm phạm nghiêm trọng; đặc trưng của chế độ toàn trị hiện
nay là: nhân dân không phải là người làm chủ đất nước, đảng đứng
trên Hiến pháp.
(3)
Độc lập chủ quyền và sự toàn vẹn
lãnh thổ quốc gia và nhiều lợi ích chính đáng khác của đất nước bị
Trung Quốc xâm phạm và uy hiếp nghiêm trọng (hơn cả thời kỳ có chiến
tranh biên giới 17-02-1979 do Trung Quốc tiến hành); đường lối đối
nội và đối ngoại sai lầm đã dẫn đến tình trạng Việt Nam rơi vào vị
thế quốc tế của nước phải “leo dây” (song trên thực tế là bị cột
chặt vào Trung Quốc) và hầu như không có bạn hoặc liên minh với đúng
nghĩa để tạo thanh thế, mặc dù Việt Nam đã thiết lập được quan hệ
đầy đủ với hầu hết mọi quốc gia trên thế giới và có quan hệ đối tác
chiến lược hay đối tác toàn diện với tất cả các nước có vị thế quốc
tế quan trọng. Mặt nào đó mà xét, Việt Nam lâm vào một thế cô lập
trên thực tế (de facto) khá nguy hiểm: Chung quanh là các nước láng
giềng nhỏ yếu dễ bị Trung Quốc chi phối, ngoài biển là cái đường
lưỡi bò
đang hình thành, ngoài ra rất dễ bị chấn thương trên các phương diện
kinh tế, chính trị, quân sự.
Có thể kết luận:
Sau 40 năm độc lập, trong đó có 30 năm đổi mới, Việt Nam hiện
nay là một nước yếu về đối nội và đối ngoại so với những thách thức
phải đối mặt, con đường phát triển đang bế tắc với cơ cấu kinh tế và
thể chế chính trị toàn trị hiện tại, đất nước chịu sự lệ thuộc và
lũng đoạn nghiêm trọng từ phía Trung Quốc mà chưa có cách gì thoát
ra được, khoảng cách tụt hậu ngày càng rộng. Nguồn gốc của tình hình
này là những yếu kém và sai lầm của ĐCSVN trong suốt thời kỳ này.
Xin nhắc lại,
khoảng trên 10 năm qua trong các quá trình chuẩn bị các đại hội
đảng, liên tục kể từ đại hội IX, X và XI của ĐCSVN, các ý kiến đóng
góp của dư luận trong nước - đặc biệt là của các trí thức, trong đó
có nhiều đảng viên lão thành - tập trung vào 3 vấn đề quan trọng:
1. Đường lối phát triển kinh tế sai
lầm, chưa có một chiến lược kinh tế nào đã đề ra có thể thực hiện
được (chiến lược công nghiệp hoá, chiến lược phát triển nông nghiệp
và nông thôn, chiến lược kinh tế biển, chiến lược kinh tế vùng,
chiến lược sản phẩm…), chỉ dựng lên được một nền kinh tế gia công
với cơ cấu lạc hậu.
2. Thể chế chính trị bất cập, trở
thành một hệ thống quan liêu ăn bám nặng nề. Các nhóm lợi ích chi
phối nặng nề (a) tập đoàn kinh tế nhà nước, (b) nền kinh tế GDP
tỉnh, và (c) sự vận hành theo tư duy nhiệm kỳ của quyền lực, qua đó
biến dạng luật pháp và toàn bộ kỷ cương đất nước. Đây là nguyên nhân
gốc kìm hãm sự phát triển của đất nước. Đất nước độc lập 40 năm,
nhưng quyền làm chủ đất nước của nhân dân vẫn chưa được thực hiện,
khả năng thực thi luật pháp rất thấp. Thể chế chính trị như đang tồn
tại là nguyên nhân trực tiếp và chủ yếu làm thất bại chiến
lược công nghiệp hoá.
3. Đường lối đối ngoại nói chung
không đáp ứng thoả đáng những đòi hỏi của nhiệm vụ xây dựng và bảo
vệ tổ quốc. Đặc biệt là thất bại nghiêm trọng trong chính sách đối
ngoại của nước ta kể từ Hội nghị Thành Đô đã giúp quyền lực mềm và
quyền lực rắn Trung Quốc lũng đoạn toàn diện và sâu sắc nhiều mặt
cuộc sống của đất nước, tạo ra cho nước ta sự lệ thuộc nguy hiểm, uy
hiếp trực tiếp và ngày càng nghiêm trọng độc lập chủ quyền quốc gia
của ta. Quan hệ Việt – Trung như đang diễn ra có nguy cơ chặn đứng
tương lai phát triển của đất nước.
Cho đến nay cả
3 vấn đề cốt lõi nêu trên tiếp tục là 3 vấn đề nóng bỏng của đất
nước. Bộ Chính trị và BCHTƯ cả 3 khoá IX, X và XI cho đến nay không
thèm đếm xĩa đến và vẫn giữ thái độ im lặng đối với sự đóng góp xây
dựng này.
Thư ngỏ ngày
28-07-2014 của 61 đảng viên gửi Bộ Chính trị và BCHTƯ ĐCSVN đặt vấn
đề:
- Trước tình thế hiểm nghèo của đất
nước, ĐCSVN cần thay đổi cương lĩnh để chuyển hẳn sang đường lối
phát triển dân tộc và dân chủ, chuyển đổi thể chế toàn trị hiện nay
sang thể chế của nhà nước pháp quyền dân chủ; chấm dứt ngay các hành
động sách nhiễu, trấn áp, quy kết tùy tiện đối với người dân biểu
tình yêu nước, đối với các tổ chức xã hội dân sự mới thành lập, trả
tự do cho những người đã và đang bị kết án hình sự chỉ vì công khai
bày tỏ quan điểm chính trị của mình.
- Bạch hoá những vấn đề nghiêm trọng
trong quan hệ Việt-Trung kể từ Hội nghị Thành Đô; thảo luận thẳng
thắn và dân chủ trong toàn Đảng và trong cả nước về tình hình mọi
mặt của đất nước và những thách thức trước những bước đi mới rất
trắng trợn của Trung Quốc muốn bá chiếm Biển Đông; vạch ra con đường
phát triển để thoát khỏi cơ cấu kinh tế lạc hậu và lệ thuộc nghiêm
trọng vào Trung Quốc hiện nay; tạo ra hợp tác, liên kết, liên minh
có hiệu quả với các nước ASEAN và trong cộng đồng quốc tế - nhất là
với các cường quốc - có khả năng làm thất bại mưu đồ Trung Quốc bá
chiếm Biển Đông và hậu thuẫn đắc lực sự nghiệp xây dựng và bảo vệ tổ
quốc của nước ta.
- Thư ngỏ yêu cầu
phải có sự lựa chọn dân chủ các đại biểu thực sự có năng lực đáp ứng
nhiệm vụ quan trọng của đại hội đảng toàn quốc lần thứ XII; đồng
thời phải thật sự dân chủ bầu ra một Quốc hội chuyên nghiệp, xứng
đáng đại diện cho dân, đáp ứng yêu cầu lập pháp để chuyển đổi thể
chế chính trị.
Thiết nghĩ những vấn đề trong thư ngỏ này liên quan đến vận mệnh
sống còn của đất nước, đại hội XII sắp tới cần đánh giá thấu đáo và
phải đi tới những quyết sách đáp ứng.
Điều
quan trọng số một đối với đại hội XII là ĐCSVN là đảng độc quyền
trong hệ thống chính trị đứng trên hiến pháp, tha hoá trong 4 thập
kỷ vừa qua đã lấy đi mất khả năng lãnh đạo của đảng. Sự tha hoá này
một mặt trực tiếp phản bội lại lý tưởng và truyền thống cách mạng vì
dân vì nước đã từng lập nên ĐCSVN, mặt khác biến cái đảng tha
hoá này thành nhân tố trực tiếp nhất và quyết định nhất giam
hãm sự nghiệp xây dựng và bảo vệ tổ quốc, để xảy ra ngày càng nhiều
hiện tượng đối kháng với lợi ích của quốc gia và của dân tộc.
Đảng đứng trước sự thật lạnh lùng chết người là: Nếu
tiếp tục giữ ĐCSVN như hiện nay, đất nước sẽ lún sâu thêm nữa vào
khủng hoảng mọi mặt; đảng sẽ càng tha hoá và bất lực tiếp, khiến cho
đất nước phải chuốc thêm nhiều tổn thất mới. Dẫn tới hệ quả đảng sẽ
buộc phải chấp nhận những thất bại mới hoặc phải lao vào những sai
lầm và tội lỗi mới để bảo vệ chế độ của mình. Tình hình này sẽ đẩy
mạnh hơn nữa sự phản kháng của nhân dân, chế độ sẽ phải đàn áp dân
tàn bạo hơn.., và cuối cùng sẽ dẫn tới con đường chế độ công khai
chống lại nhân dân, chống lại đất nước. Diễn tiến này từ nhiều năm
nay đã manh nha qua các vụ đàn áp những bất bình của nhân dân và các
vụ bắt bớ, xử án những người bất đồng chính kiến... Phải nói thẳng là
sự uy hiếp của Trung Quốc dù nguy hiểm với nước ta đến mức nào chăng
nữa cũng không đáng sợ bằng sự tha hoá trầm trọng hiện nay của đảng
và toàn bộ hệ thống chính trị đất nước. Ta thua hay thắng ý đồ bành
trướng của Trung Quốc trước hết là tuỳ thuộc ở điểm đối nội mấu chốt
này.
Nếu muốn đi với
đất nước tại bước ngoặt định mệnh này, ĐCSVN hôm nay không có cách
nào khác là phải tự lột xác để không còn là mình như hôm nay nữa và
qua đó phấn đấu trở thành một đảng mới, đồng thời đảng phải thực
hiện trách nhiệm ràng buộc là chủ động tiến hành cải cách để thay
đổi cái chế độ chính trị toàn trị hiện hành là con đẻ của đảng.
Không ý thức hệ hay chủ nghĩa nào có thể cứu đảng hay giúp đảng trốn
tránh được hai nhiệm vụ phải làm này.
Chọn đất nước,
có nghĩa đảng phải lột xác đến mức như vừa nói trên. Còn muốn
giữ đảng như hiện tại, đảng phải chống lại đất nước. Vì lẽ này đảng
đang đứng trước bước ngoặt định mệnh, không cách gì lẩn tránh được.
Song
lột xác cái đảng tha hoá ngày càng trầm trọng này như
thế nào? có làm được không?
Trong buổi tiếp Dương Khiết Trì ngày 18-06-2014, Tổng bí thư Nguyễn
Phú Trọng khẳng định:
lập trường về chủ quyền của Việt Nam đối với các quần đảo Hoàng Sa,
Trường Sa và trên Biển Đông là không thay đổi và không thể thay đổi.
Tổng bí thư khẳng định như vậy là đúng đắn. Nhưng điều kiện tiên
quyết để thực hiện khẳng định này là phải có một Việt Nam mạnh và có
bản lĩnh. Đặt vấn đề như thế, sẽ chỉ có một con đường là
ĐCSVN hôm nay trước tiên phải tự thay đổi chính mình theo
con đường dân tộc và dân chủ để trở thành một đảng mới, qua đó cùng
với cả nước tạo ra một quá trình hình thành một Việt Nam mới như
thế. Có làm được không? Nói được như thế mà không đi đến cùng được
như thế, sẽ làm sao lay chuyển được Trung Quốc?
Cho
đến hôm nay, tôi không thấy, hoặc chưa có điều kiện được thấy việc
chuẩn bị đại hội XII đang tiến hành theo hướng tiếp cận những vấn đề
như đã xới ra trên đây! Vậy đại hội XII sẽ lựa chọn gì cho đất nước,
cho chính bản thân đảng của mình? Những gì thấy được trên phương
tiện truyền thông “lề phải” hình như vẫn là ngựa quen đường cũ:
Từ khâu chuẩn bị nhân sự và khâu bầu chọn các cấp chủ yếu vẫn theo
cách làm cũ; lời căn dặn của những người lãnh đạo: tổng kết tình
hình đất nước chuẩn bị cho đại hội phải dựa vào cương lĩnh và hiến
pháp... Nếu đúng là như vậy thì nguy hiểm quá, vì cách làm đại
hội theo kiểu này hình như báo hiệu khả năng ĐCSVN thay đổi và việc
cải cách xoá bỏ chế độ toàn trị có lẽ đến 99% là không hiện thực.
Tôi xin lưu ý:
Đại hội XII hoặc là sẽ mở ra được một bước ngoặt cho ĐCSVN và cho
đất nước, hoặc là báo hiệu một thời kỳ đen tối mới của đất nước và
gia tăng những yếu tố trước sau sẽ dẫn đến sụp đổ của chế độ, tất cả
tuỳ thuộc vào sự lựa chọn của từng đảng viên và toàn đảng ở ngay đại
hội XII này, không thể đổ lỗi cho bất kỳ ai khác hay cho lý do nào
khác. Ngay từ bây giờ, từng đảng viên cần có tiếng nói của mình cho
việc tiến hành một đại hội đúng đắn và nghiêm túc tình hình đất nước
đang đòi hỏi.
IV. Kiến nghị
Khoản 2 điều 4 của Hiến pháp ghi: “Đảng
Cộng sản Việt Nam gắn bó mật thiết với Nhân dân, phục vụ Nhân dân,
chịu sự giám sát của Nhân dân, chịu trách nhiệm trước Nhân dân về
những quyết định của mình.”
Chiểu theo tinh thần và lời văn của khoản này tôi kiến nghị: Công
khai hoá tới mức tối đa toàn bộ quá trình chuẩn bị và tiến hành đại
hội XII. Đơn giản vì mọi việc của đại hội đều liên quan trực tiếp
đến vận mệnh quốc gia, nhân dân cần được biết, cần có tiếng nói của
mình với đại hội, cần được giám sát những việc đại hội làm... Tại
các nước văn minh, các đảng chính trị đều phải làm như thế khi họp
đại hội để tranh cử, chương trình hành động của đại hội phải được
dân tán thưởng mới hy vọng thắng cử. Hơn nữa, gắn bó mật thiết
với dân như viết trong khoản 2 điều 4 của Hiến pháp
trước hết có nghĩa đại hội XII phải quyết định những vấn đề
đặt ra đúng với lợi ích quốc gia và nguyện vọng của nhân dân.
Đặt vấn đề như
vậy, tôi xin có một số đề nghị sau đây.
IV.1. Bàn về nội dung cốt lõi của đại hội XII
Đứng
trước bước ngoặt hiện nay của đất nước, trung thực với các bài học
của lịch sử và sự thật là đòi hỏi tất yếu để nhận thức đầy đủ lợi
ích sống còn của tổ quốc, từ đó có được ý chí thoát khỏi tình trạng
lũng đoạn của Trung Quốc, xoá bỏ sự cai trị mang tính chất ngu dân
và nô dịch đang kìm hãm đất nước do chế độ toàn trị hiện nay của
đảng vô ý thức hay có ý thức đã tạo dựng nên, quyết mở đường cho đất
nước chuyển sang một giai đoạn phát triển mới, nhằm thực hiện khát
vọng đời đời của nhân dân về
độc lập - tự
do - hạnh phúc[10],
tranh thủ sự hậu thuẫn của cộng đồng khu vực và quốc tế cho sự
nghiệp xây dựng và bảo vệ tổ quốc, dấn thân đóng góp vào nỗ lực
chung của cả thế giới vì hoà bình, hữu nghị và hợp tác. Đã đến lúc
ĐCSVN phải đặt ra cho mình nhiệm vụ như vậy. Nhiệm vụ này đồng
nghĩa là sự khai sinh mới của ĐCSVN hiện nay: sự ra đời của một đảng
vì dân tộc và dân chủ, chỉ có lý tưởng và mục tiêu duy nhất là phụng
sự tổ quốc và nhân dân, mang lại cho tổ quốc vị thế xứng đáng trong
cộng đồng thế giới. (vấn đề 1)
Xuất
phát từ kết luận nêu trong phần III.2. bên trên: “Sau 40 năm
độc lập, trong đó có 30 năm đổi mới, Việt Nam hiện nay là một nước
yếu về đối nội và đối ngoại so với những thách thức phải đối mặt,
con đường phát triển đang bế tắc với cơ cấu kinh tế và thể chế chính
trị toàn trị hiện tại, đất nước chịu sự lệ thuộc và lũng đoạn nghiêm
trọng từ phía Trung Quốc mà chưa có cách gì thoát ra được, khoảng
cách tụt hậu ngày càng rộng...”, đứng trước bước ngoặt hiện
nay của đất nước, hãy coi 40 năm qua là sự mày mò tìm kiếm gian khổ
con đường phát triển của một quốc gia mới giành được độc lập thống
nhất. Hãy coi những gì đã thành đạt được trên chặng đường 40 năm này
là vốn liếng khiêm tốn đầu tiên cho khởi sự sự nghiệp mới này. Hãy
coi những thất bại trên chặng đường 40 năm này là các bài học nhớ
đời và rút ra từ đó những kinh nghiệm để khởi sự và thực hiện thành
công sự nghiệp mới. Đã đến lúc cả nước phải đứng lên mở ra một
thời kỳ phát triển mới cho tổ quốc! ĐCSVN hiện nay với tính cách là
một đảng mới của dân tộc và dân chủ coi thúc đẩy nhiệm vụ này là lẽ
sống và lý tưởng phấn đấu của mình (vấn đề 2).
Sống
trong thế giới thế kỷ 21 đầy những thách thức sống còn và biến động
khó lường của một trật tự quốc tế mới khác hẳn với 5 - 10 năm trước,
lại đúng vào thời điểm siêu cường đang lên Trung Quốc coi Việt Nam
là đột phá khẩu cần khuất phục trong đẩy mạnh mưu đồ bá chiếm Biển
Đông, Việt Nam nhất thiết phải trụ vững với tính cách là một quốc
gia có sức mạnh và bản lĩnh bảo vệ được độc lập chủ quyền và sự toàn
vẹn lãnh thổ của mình, đồng thời phải là một thành viên dấn thân
trong cộng đồng ASEAN để cùng nhau gìn giữ hoà bình và ổn định trong
khu vực, cùng nhau phấn đấu cho sự phát triển thịnh vượng của mọi
quốc gia. Phát huy sức mạnh của chính mình và tranh thủ sự hậu thuẫn
của toàn thế giới trở thành đòi hỏi sống còn để thực hiện được những
mục tiêu này. Để có được trí tuệ, ý chí, nghị lực và sự quyết đoán
đúng đắn cho mọi vấn đề đặt ra, nhất thiết phải lấy các giá trị
của dân tộc và những tinh hoa tinh thần của nhân loại làm nội dung,
làm chuẩn mực xây dựng con người và xây dựng chiến lược phát triển
đất nước trong thời kỳ mới này. Thừa nhận đòi hỏi này, phải nói
đất nước ta sẽ có nhiều cái phải học lại từ đầu, phải làm lại từ
đầu, thậm chí có nhiều cái phải thay đổi hẳn cách nghĩ và cách làm
vì 40 năm qua và 70 năm qua có không ít tác động tạo nên trong đời
sống của chúng ta những nếp nghĩ và thói quen lạc hậu, sai trái khó
sửa. Nghĩa là cuộc sống trong thế giới hiện tại đặt ra cho cả nước
phải tiến hành một cuộc cải cách toàn diện và triệt để chưa
từng có nhằm đổi đời chính bản thân dân tộc ta và đất nước ta.
Chẳng có tư tưởng, chủ nghĩa hay ý thức hệ nào có thể giúp dân tộc
ta tạo ra được sự thay đổi đến mức đổi đời như thế này. Ta trở thành
chính ta như thế, ta mới là người tự do và có cả thế giới là bạn bè
bình đẳng. Để ta trở thành ta như thế, học hỏi trở thành đòi hỏi
sống còn như con người cần không khí để thở vậy. Nói rốt ráo, chính
dân tộc ta cũng phải lột xác vứt bỏ quá khứ nghèo nàn và lạc hậu của
mình, phải tỉnh ngộ để thoát khỏi cái cái thân phận suốt chiều dài
lịch sử nếu không bị ngoại bang ăn hiếp thì lại luôn luôn là cái
bóng của ngoại bang. Chúng ta phải học hỏi và phấn đấu trở
thành một dân tộc mới của một quốc gia mới để có một Việt Nam giữ
được độc lập tự chủ của mình đồng thời có thể cùng với cả cộng đồng
thế giới dấn thân cho hoà bình, hợp tác và phát triển[11].
(vấn đề 3).
Nhìn về mọi
phương diện, nhiệm vụ mở ra một thời kỳ mới cho đất nước đã chín
muồi.
Câu hỏi đặt ra
là Bộ Chính trị, BCHTƯ và toàn thể đảng viên ĐCSVN có đặt mọi vấn đề
phải thảo luận và phải quyết định tại đại hội XII này theo hướng và
xứng tầm với 3 vấn đề trọng đại nêu trên đang đặt ra cho đất nước
hay không?
Với cách nhìn
đại hội XII coi như là bước đi đầu tiên của ĐCSVN trong nhiệm vụ
cùng với cả nước mở ra một thời kỳ mới của đất nước, đại hội nên tập
trung vào 3 nội dung chính:
(1)
Cải cách xoá bỏ thể chế chính trị
toàn trị hiện nay mang tính chất cai trị áp bức dân và kìm hãm đất
nước, chuyển sang chế độ chính trị pháp quyền dân chủ mang lại tự do
và sức mạnh toàn diện cho đất nước để phát triển trên con đường dân
tộc và dân chủ.
(2)
Hoàn thiện kinh tế thị trường nhằm
đưa kinh tế ra khỏi tình trạng bế tắc hiện nay và mở ra một giai
đoạn phát triển mới để thực hiện thắng lợi sự nghiệp công nghiệp
hoá, hiện đại hoá đất nước.
(3)
Đổi mới xây dựng ĐCSVN trở thành
đảng của dân tộc và dân chủ để phấn đấu trở thành đảng cầm quyền
trong chế độ nhà nước pháp quyền dân chủ.
Xin được bàn
đến 3 nội dung quan trọng này trong một bài sau.
VI.2. Kiến nghị thay đổi cách tiến hành đại hội
Song song với
việc chuẩn bị đại hội như các tiểu ban trù bị (nay gọi dưới cái tên
chung là ban trù bị) đang tiến hành, đề nghị lập một nhóm
ad hoc do một số đảng viên có năng lực trực tiếp xây dựng một
báo cáo độc lập tổng kết những vấn đề lớn trong tình hình đất nước
và nêu lên những vấn đề lớn tìm lối ra cho đất nước hiện nay; soạn
thảo trình đại hội một số dự án cần thiết, ví dụ: (1) dự án cải cách
thể chế chính trị, (2) dự án hoàn thiện thể chế kinh tế thị trường,
và (3) dự án cải tổ ĐCSVN thành đảng của dân tộc và dân chủ đáp ứng
đòi hỏi của việc mở ra một thời kỳ mới cho phát triển đất nước, vân
vân...
Báo cáo tổng
kết độc lập này của nhóm ad hoc chủ yếu cần nêu lên những
nhận định và phương hướng chính của nhiệm vụ phát triển đất nước,
không cần đi sâu vào các chi tiết (vì có thể sử dụng những số liệu
và dữ liệu cụ thể trong các dự thảo các báo cáo và trong dự thảo báo
cáo chính trị do ban trù bị đại hội đảng soạn thảo); các dự án của
nhóm ad hoc cần đặc biệt chú ý (a) xác đinh những mục tiêu
chiến lược cần đạt được cho cả giai đoạn cải cách và mở đường thay
đổi đất nước, (b) thiết kế các tổng lộ trình tiến hành, (c) trình bầy
các dự án thực hiện những bước đi đầu tiên của nhiệm kỳ khoá XII…
Báo tổng kết và các dự án của nhóm ad hoc sẽ được trình
bầy và thảo luận trong đại hội, phản biện và so sánh với các văn bản
do ban trù bị đại hội soạn thảo, để đại hội tranh luận và đi tới
những kết luận, những quyết định đúng đắn và tối ưu.
Trong quá trình thảo luận tại đại hội, nên dựa trên quá trình tranh
luận các vấn đề lớn của đất nước và của đảng làm xuất hiện những
quan điểm hay tư duy xuất chúng, như vậy sẽ thuận lợi cho việc tìm
người (nhân tài) để đại hội trực tiếp đề cử, tranh cử và bầu cử
riêng cho các chức vụ tổng bí thư và các uỷ viên bộ chính trị.
Báo cáo và các
văn kiện của nhóm ad hoc cũng như của ban trù bị đại hội cần
tranh thủ tối đa những ý kiến xác đáng chắt lọc trong cả nước trong
suốt quá trình chuẩn bị trước khi đưa ra thảo luận tại đại hội.
Nhóm ad hoc có toàn quyền dự thảo các báo cáo và các dự án
cho những vấn đề lớn, đề xuất những ý kiến về những vấn đề lớn theo
nhận thức và quan điểm của mình, không câu nệ vào bất cứ điều gì - kể cả hiến pháp, cương lĩnh, điều lệ đảng… Nhóm ad hoc có
quyền đề nghị với đại hội thảo luận và quyết định những vấn đề lớn
khác của quốc gia và của đảng chưa được ban trù bị đại hội đưa vào
chương trình nghị sự, trực tiếp phản biện những vấn đề hay quan điểm
trong các văn kiện do ban trù bị đưa ra đại hội, vân vân... Nhóm
ad hoc có quyền và nên lấy ý kiến rộng rãi, công khai trong cả
nước về những vấn đề trọng đại trước khi đưa ra đại hội thảo luận.
Toàn bộ sản phẩm của nhóm ad hoc mang tính khuyến nghị, đề
xuất và phản biện, phục vụ cho tranh luận trong đại hội, do đó ngoài
việc chịu trách nhiệm trước toàn đảng và cả nước về tinh thần trách
nhiệm và tính trung thực của mình, nhóm ad hoc có tính độc
lập hoàn toàn. Đại hội kết thúc, nhóm ad hoc coi như làm xong
việc được giao và tự giải thể.
Tóm lại, nên có
hai luồng chuẩn bị song song độc lập với nhau như vậy cho việc
tiến hành đại hội, một bên là luồng của ban trù bị đại hội
như hiện nay, một bên là luồng của nhóm ad hoc, với
mục đích làm sáng tỏ các vấn đề, chứ không một chiều đơn thuần lĩnh
hội mọi thứ từ ban trù bị (thực chất là của khoá đương thời) đưa ra
để tiếp thu và quán triệt như xưa nay thường làm, thực hiện tranh
luận dân chủ và đi tới những quyết định xác đáng, công khai hoá
trong cả nước hai luồng chuẩn bị này. Tạo mọi điều kiện cho
cả nước theo dõi và tham gia ở mức tối đa có thể vào quá trình thảo
luận các vấn đề tại đại hội, qua đó tạo ra một tiền lệ quan trọng
cho việc thực hiện công khai minh bạch trong đời sống chính trị của
đất nước.
Trừ một số vấn
đề đảng vụ, mọi việc đại hội bàn là việc của quốc gia, đều liên quan
mật thiết đến vận mệnh quốc gia, do đó cả nước phải biết và có quyền
có ý kiến của mình; đảng cần tìm ra cách thức để thực hiện được đầy
đủ quyền này của cả nước tại đại hội. Xin lưu ý: Nhân dân là người
chủ đích thực của đất nước, vì vậy đại hội chỉ nên bàn những vấn đề
lớn mở ra phương hướng phát triển của đất nước để sau này kiến nghị
với quốc hội. Theo Hiến pháp, đại hội không có bất kỳ sự uỷ nhiệm
hay uỷ quyền nào của đất nước cho phép quyết định công việc của nhà
nước. Vì vậy đại hội không nên bàn lấn sân sang các nhiệm vụ nhà
nước của quốc hội khoá tới. Nên như vậy để tránh tình trạng quốc hội
khoá tới sẽ chỉ làm cái việc nhắc lại và cụ thể hoá để thực hiện
những quyết định của đại hội XII, qua đó quốc hội khoá tới vô hình
trung trở thành cấp dưới của Bộ Chính trị, đảng mặc nhiên đứng trên
Hiến pháp. Xin
lưu ý
cách làm đại hội kiểu này vi phạm điều 2 khoản 2 trong Hiến pháp “tất
cả quyền lực nhà nước thuộc về Nhân dân”,
vi phạm điều 4 khoản 3 “Các
tổ chức của Đảng và đảng viên Đảng Cộng sản Việt Nam hoạt động trong
khuôn khổ Hiến pháp và pháp luật.”
Báo chí được
phép đưa tin trung thực quá trình diễn tiến của đại hội, không chịu
bất kỳ sự chỉ đạo đạo của cá nhân hay tổ chức nào; đưa tin sai lệch
có dụng ý sẽ bị truy cứu trách nhiệm. Như vậy đại biểu đi dự đại hội
và toàn bộ hoạt động của đại hội nói chung sẽ phải chịu áp lực và
thách thức rất lớn của ống kính báo chí, song điều này là cần thiết
và phải chấp nhận.
Cách tiến hành
đại hội như trình bầy trên đòi hỏi phải chọn lọc các đại biểu
có chất lượng đi dư đại hội. Chứ không phải lựa chọn đại biểu theo
cơ cấu, đi dự đại hội chỉ để quán triệt các thứ khoá đương thời bầy
ra và để thực hiện bầu cử theo xắp xếp của khoá đương thời như xưa
nay thường làm.
Tôi xin kiến
nghị nhóm ad hoc chỉ có 3 thành viên. Tôi xin tiến cử
Phó thủ tướng Vũ Đức Đam, Phó thủ tướng Phạm Bình Minh và Bộ trưởng
Bộ Kế hoạch & Đầu tư Bùi Quang Vinh là 3 thành viên nhóm này, xin
tuỳ Bộ Chính trị hay BCHTƯ quyết định và lựa chọn theo thẩm quyền.
Nhóm
ad hoc chỉ nên nhỏ gọn như vậy để làm việc có hiệu quả và dễ
quyết đoán. Theo yêu cầu công việc đòi hỏi, nhóm ad hoc có quyền
trực tiếp huy động nhân lực, mọi nguồn lực vật chất kỹ thuật khác và
tài chính trong cả nước giúp làm mọi việc, để nhóm thực hiện được
nhiệm vụ của mình.
Lý do tôi kiến
nghị nhóm ad hoc gồm 3 thành viên này là vì theo hiểu biết
của mình, tôi đánh giá đấy là 3 người có bề dầy kiến thức và kinh
nghiệm thực tế cần thiết cho nhiệm vụ của nhóm ad hoc, có
nhiệt huyết thay đổi đất nước. Cả 3 người này đều là uỷ viên BCHTƯ
đảng, không có mảy may bất kể cái gì để có thể nghi ngờ tiếng nói
của họ là của các thế lực thù địch theo tiêu chuẩn đo lường của đội
ngũ dư luận viên và của báo chí “lề phải”. Chỉ có vấn đề 3 người này
dám hay không dám trung thực với sự thật mà thôi, việc này cả nước
và đại hội sẽ đánh giá khi vào cuộc. Hiểu biết như vậy, tôi xin tiến
cử như vậy, có thể đảng sẽ tiến cử được những người giỏi hơn.
Trong công khai minh bạch đối với cả nước, nếu nhóm ad hoc
thành công ở đại hội XII, hầu như chắc chắn dù mạnh yếu thế nào đấy
sẽ là một cú hích đầu tiên của quá trình đổi đời đảng này và đất
nước này. Nếu thất bại – giả thử vì năng lực và phẩm chất nhóm ad
hoc không như mong đợi, hay vì phản ứng bác bỏ quyết liệt của
đại hội…, cả nước sẽ thấy rõ đảng đang ở đâu, đất nước này đang làm
sao, từng người của đất nước sẽ rút ra được kết luận cho riêng mình.
Việc chấp nhận
phương án có một nhóm ad hoc như thế sẽ báo hiệu đại hội làm
việc trên cơ sở thực sự cầu thị và có tranh luận dân chủ, có dũng
khí đổi mới đảng, tạo ra không khí cởi mở trong cả nước, rất có lợi
cho đảng và cho đất nước. Nếu đề xuất về lập nhóm
ad hoc bị bác bỏ và không có một phương án cải tiến tương tự
nào thay thế, nghĩa là nếu vẫn tiến hành đại hội theo đường mòn lâu
nay, có lẽ con số “99%” nêu bên trên (phần III.2., tr 17) sẽ có xác
suất rất cao!..
*
Thay lời kết: Hãy cùng nhau
nỗ lực khai phá những bước đi đầu tiên!
Trong âm
hưởng của mùa thu Cách Mạng Tháng Tám năm nào, giữa những ngày này
chúng tôi gặp nhau hàn huyên và trò chuyện về nước non. Khi bàn về
tình hình đất nước hôm nay, nhà thơ Nguyễn Duy bật đứng lên như bị
dồn nén từ bên trong, anh đọc cho chúng tôi nghe bài thơ “Nhìn từ
xa... Tổ quốc!”[12].
Thơ viết năm
1988, ngồi nghe mà nhiều chuyện vẫn cứ ngỡ đang là hôm nay... Trong
lòng đau đớn tự hỏi: Tổ quốc chúng ta về nhiều mặt vẫn đang đứng im
một chỗ, hay là đang đi giật lùi so với thời gian? Cái đang đi giật
lùi hiển hiện này phải chăng đang ngoan cố kéo lùi tất cả?!...
“Ai?”…
Nỗi đau về sự trì trệ của đất nước và sự lộng hành của tha hoá hôm
nay quặn lên câu hỏi truy tìm thủ phạm. Hành trình truy tìm xuyên
thế kỷ này hôm nay vẫn tiếp tục. Nguyễn Duy đã đưa ra nhiều cái
“Ai?" để mổ xẻ. Nguyễn Duy đã tìm được tới cái “Ai?” cuối cùng đang
góp phần quyết định kéo lùi tất cả: Nỗi sợ trong mỗi chúng ta!
Dù có sao đừng khoanh tay khủng khiếp thay ngoảnh mặt bó gối
Vâng, để đổi đời chính chúng ta và cả đất nước, việc đầu tiên là mỗi
người phải vượt lên nỗi sợ của chính mình. Hãy bắt đầu từ nói thật
và đòi chỉ nói thật!... Đây là bước đi đầu tiên của mọi bước đi đầu
tiên. Có gan làm được như thế, cuộc sống sẽ mách bảo chúng ta những
bước đi tiếp. Bản thân tôi cũng đang cố gắng như vậy. Đơn giản vì
không thể há miệng chờ sung rụng, càng không thể chờ được quyền lực
bố thí!
Sự thật là đất
nước đang lâm nguy chưa từng có - trước hết từ bên trong, hoạ bành
trướng tôi không sợ bằng. Đụng vào sửa chữa bất cứ vấn đề gì cho đến
nơi đến chốn cũng có thể dẫn đến sụp đổ tất cả, còn hơn cả kiếm củi
ba năm thiêu một giờ!.. Hàng thập kỷ nay sự tha hoá của quyền lực đã
lên tới đỉnh điểm: Sẵn sàng mất tất cả nhưng giữ đến cùng chế độ!
Nhưng nếu duy trì nguyên trạng, thì èo uột và không thể tồn tại bên
cạnh Trung Quốc. Cái ngu dốt và cái sợ đang làm phức tạp thêm tình
trạng tiến thoái lưỡng nan này.
Đất nước, và tất cả mỗi chúng ta - kẻ cai trị cũng như người bị cai trị - chỉ có một lối thoát: Mỗi
người hãy vượt lên nỗi sợ của chính mình! Kẻ cai trị hãy vượt lên
nỗi sợ mất quyền lực và lo bị trừng trị. Người bị cai trị hãy vượt
lên nỗi sợ bị đàn áp![13]
Bởi vì không phải kẻ thù từ bên ngoài, mà chính cái sợ này sâu thẳm
bên trong mỗi chúng ta đang bịt mắt chúng ta, tước vũ khí chúng ta,
sui khiến chúng ta hành động theo bản năng mù quáng và bầy đàn.
Chính nỗi sợ trong mỗi chúng ta như thế giờ đây là thứ cỏ khô, có
thể bất cứ lúc nào bất giác bắt lửa đốt rụi đất nước, thiêu sống
người tốt cũng như kẻ xấu! Chính vì có nỗi sợ trong mỗi chúng ta như
thế, tất cả chúng ta đang bị giam hãm trong sự thấp hèn riêng, và
qua đó kéo dài mãi cái thấp hèn chung đang giam hãm cả nước. Mỗi
người chúng ta phải vượt lên nỗi sợ này trong chính mình như thế, để
tất cả cùng nhau không phân biệt một ai lựa chọn sự đổi đời cho tổ
quốc có chỗ đứng cho mỗi chúng ta, với tính cách là con người tự do!
Một tổ quốc như thế, chính là tổ quốc trong tim mỗi chúng ta! Đó
thực sự là tổ quốc của chúng ta! Có một tổ quốc như thế, mỗi chúng
ta sẽ có cái quý giá nhất và đáng sống nhất trên đời này: Tự do!
Đất nước của
con người tự do như thế, sẽ là bất khả xâm phạm đối với bất kỳ kẻ
thù nào. Đất nước của con người tự do như thế, sẽ có chỗ đứng xứng
đáng trong hàng ngũ văn minh nhân loại.
Đoàn kết, hoà
giải, tổ quốc trên hết, để cùng nhau đổi đời chính mình và đổi đời
đất nước. Đấy phải là sự lựa chọn của tất cả chúng ta hôm nay cho tổ
quốc! Đã đến lúc phải trả lại hai chữ “chúng ta” cho
tổ quốc trong tim mình.
Hà Nội, Tháng
Tám 2014.
Nguyễn Trung
viet-studies.info/NguyenTrung/NguyenTrung_LuaChonGiChoToQuoc.htm
_________________________________________________________________
[1] Nguyễn Trung, “Hiểm hoạ đen”, http://www.vietstudies.info/NguyenTrung/NguyenTrung_HiemHoaDen.htm viet-studies.info/NguyenTrung/NguyenTrung_LuaChonGiChoToQuoc.htm
_________________________________________________________________
[2] Xin lưu ý: Hai nước Đức và Nhật thời kỳ đi vào chủ nghĩa phát xít nhằm khẳng định vị thế đế chế của mình đều lấy chủ nghĩa dân tộc làm động lực bên trong và đã dẫn tới chiến tranh thế giới II. Điều đang lo ngại là hiện tượng này ngày nay lại đang xảy ra ở Trung Quốc và nước Nga của Putin.
[3] Nguyễn Trung, “Còn cay đắng hơn cả câu chuyện Mỵ Châu – Trọng Thuỷ”, http://www.viet-studies.info/NguyenTrung/NguyenTrung_CayDangHonMyChauTrongThuy.htm
[5] Tìm xem Nguyễn Trung, “Vượt lên nỗi sợ”,
http://www.viet-studies.info/NguyenTrung/NguyenTrung_VuotLenNoiSo.htm.
[7] Nguyễn Trung, thư ngày 24-07-2014 gửi các thành viên chủ chốt trong Bộ Chính trị.
[10] Khát vọng này ra đời từ Cách mạng Tháng Tám và trở thành tiêu chí quốc gia.
[4] Ví dụ: Hiểu biết thiếu hụt và phản ứng bầy đàn đã giúp cho quyền lực mềm Trung Quốc tạo ra bạo loạn trong 2 ngày 13 và 14-05-2014 vừa qua tàn phá khoảng 800 xí nghiệp FDI nhân sự kiện giàn khoan HD 981 – chỉ riêng một vụ việc này thôi đủ nói lên những điều phải nói…
[5] Tìm xem Nguyễn Trung, “Vượt lên nỗi sợ”,
http://www.viet-studies.info/NguyenTrung/NguyenTrung_VuotLenNoiSo.htm.
[6] Nguyễn Trung, thư ngày 24-07-2014 gửi các thành viên chủ chốt Bộ Chính trị về đại hội XII sắp tới của ĐCSVN.
[7] Nguyễn Trung, thư ngày 24-07-2014 gửi các thành viên chủ chốt trong Bộ Chính trị.
[8] Riêng lãng phí và tham nhũng hàng năm ước tính có thể lên tới khoảng 5 - 10% GDP hoặc hơn nữa, tổn thất do lãng phí hay đánh mất cơ hội tuy không lượng hoá được nhưng vô cùng nghiêm trọng – trước hết vì kìm hãm hay cướp đi khả năng chuyển đổi nền kinh tế sang bước phát triển mới. Chuyên gia USAID, Olin McGill ngạc nhiên với “chỉ số xếp hạng môi trường kinh doanh” đã đạt được, thu nhập bình quân đầu người ở VN tại sao chỉ là 1.400 USD/năm, lẽ ra nó phải là ở mức trên 7.000 USD/người. Sự thật là thế nào? Ý kiến của McGill đúng hay sai? (nguồn thanh niên - 12-08-2014 -
[9] (Trong các văn kiện chính thức của đảng mục tiêu công nghiệp hoá này được diễn đạt loanh quanh theo ngôn ngữ cao su là "phấn đấu cơ bản trở thành nước công nghiệp theo hướng hiện đại vào năm 2020")
[10] Khát vọng này ra đời từ Cách mạng Tháng Tám và trở thành tiêu chí quốc gia.
[11] Trong bài II của loạt bài “Viễn tưởng” bàn về sự nghiệp duy tân đất nước, tôi đã đề cập đến nhiệm vụ cải cách toàn diện này. Tìm xem:
http://www.viet-studies.info/NguyenTrung/NguyenTrung_VienTuong_2.htm,
http://www.viet-studies.info/NguyenTrung/NguyenTrung_VienTuong_2.htm,
20-10-2011). Song nhìn vào bối cảnh quốc tế hôm nay trong tình hình đang nổi lên vấn đề “siêu cường Trung Quốc”, tôi nghĩ rằng dân tộc Việt Nam ta đã đến lúc phải thay đổi hoàn toàn chính mình mới có thể tự khẳng định được mình trong thế giới nhiều vấn đề nóng bỏng này.
[12] Tìm xem: http://www.diendan.org/sang-tac/nhin-tu-xa...-to-quoc hoặc
http://nguoilotgach.blogspot.com/2011/10/nhin-tu-xa-to-quoc-chum-tho-cua-nguyen.html
[13] Tham khảo: Aung San Suu Kyji “Tự do khỏi nỗi khiếp sợ”,
http://www.procontra.asia/?p=662.
Tác giả gửi cho viet-studies ngày 20-8-2014