Câu chuyện Việt Nam qua thành ngữ (Phần 4): Phụ lục - Dân Làm Báo

Câu chuyện Việt Nam qua thành ngữ (Phần 4): Phụ lục

Cao-Đắc Tuấn (Danlambao) - Tóm lược: Phần phụ lục có hai phân đoạn. Phân đoạn 1 là danh sách tất cả 1071 các thành ngữ (chiếm hơn 95%), tục ngữ, ca dao, quán ngữ, và tiếng lóng dùng trong ba phần trước. Các từ ngữ được sắp xếp theo thứ tự ABC với tổng số trong ngoặc. Phân đoạn 2 là danh sách tài liệu tham khảo có ghi chú. Danh sách này chỉ là một phần, cho thấy những tài liệu tiêu biểu. Ngoài ra, để tránh lập lại các tài liệu, những tài liệu Internet nào đã được liệt kê trong các bài báo của Cao-Đắc (Cao-Đắc 2014b/c/d) sẽ không được liệt ra nữa.

*

1. DANH SÁCH 1071 THÀNH NGỮ VÀ TỤC NGỮ

A (18) 

A Tì địa ngục; ác nhân ác quả; ác quán mãn doanh; ách giữa đàng quàng vào cổ; ai khảo mà xưng; an bần lạc đạo; an cư lạc nghiệp; an giấc ngàn thu; an phận thủ thường; án binh bất động; anh đui chê anh mù không có mắt; anh hùng cái thế; anh hùng mạt lộ; anh hùng tử, khí hùng bất tử; anh lùn xem hội; ao tù nước đọng; ào ào như ong vỡ tổ; ào ào như thác lũ.

Ă (32) 

Ăn báo cô; ăn bát mẻ, nằm chiếu manh; ăn bơ làm biếng; ăn bờ ở bụi; ăn bớt ăn xén; ăn càn nói bậy; ăn cắp như ranh; ăn cháo đái bát; ăn chẳng nên đọi, nói chẳng nên lời; ăn cơm quốc gia thờ ma cộng sản; ăn cùng mâm, nằm cùng chiếu; ăn đàng sóng, nói đàng gió; ăn hang ở hốc; ăn không ngon, ngủ không yên; ăn không ngồi rồi; ăn không nói có; ăn năn hối lỗi; ăn năn sám hối; ăn ngay nói thẳng; ăn ngược nói xuôi; ăn nhờ ở đậu; ăn nói vung vít; ăn ở hai lòng; ăn ốc nói mò; ăn phải đũa; ăn sung mặc sướng; ăn sung trả ngái; ăn thua đủ; ăn to nói lớn; ăn tục nói phét; ăn tươi nuốt sống; ăn vụng không biết chùi mép.

 (6)

Âm binh thiên tướng; âm dương quái khí; âm mưu đen tối; ấm a ấm ức; ấm ớ hội tề; ân hận ngàn đời.

B (89)

Ba cây chụm lại lên hòn núi cao; ba chân bốn cẳng; ba chìm bảy nổi; ba chớp ba nhoáng; ba cọc ba đồng; ba đầu sáu tay; ba hoa chích chòe; ba phải; ba que xỏ lá; bà con xa thua láng giềng gần; bạ đâu nói đấy; bách chiến bách thắng; bạch diện thư sinh; bàn ra tán vô; bán cốt lột xương; bán sống bán chết; bán thua mua lỗ; bán tín bán nghi; bán trời không văn tự; bạo thiên nghịch địa; bát mồ hôi đổi bát cơm; bát ngọc đũa ngà; bắn binh sang hộ; bắn bừa bắn bãi; bằng chứng hùng hồn; bằng hữu chi giao; bằng nửa con mắt; bắt cá hai tay; bắt cóc bỏ dĩa; bắt cua trong giỏ; bắt kiến nuôi voi; bắt ngựa đàng đuôi; bắt tội bắt vạ; bấm bụng bấm gan; bầm gan tím ruột; bầm môi tím mặt; bần cùng sinh đạo tặc; bất chiến tự nhiên thành; bất cộng đái thiên; bất đồng chính kiến; bất nhân bất nghĩa; bất phân thắng bại; bất tài vô tướng; bầu ơi thương lấy bí cùng, tuy rằng khác giống nhưng chung một giàn; bẻ hành bẻ tỏi; bé cái lầm; bèo dạt mây trôi; bế quan tỏa cảng; bể lặng sóng yên; bền gan vững chí; bến cũ đò xưa; bệnh quỷ có thuốc tiên; bi hùng tráng lệ; bí mật phòng the; biến thù thành bạn; biết người biết ta, trăm trận trăm thắng; biết thân biết phận; biết thì thưa thốt, không biết thì dựa cột mà nghe; biết tỏng tòng tong; biệt vô âm tín; bìm bìm lại muốn leo nhà gạch; binh đao khói lửa; bịt mắt bắt chim; bò lê bò càng; bỏ của chạy lấy người; bỏ lửa tay người; bỏ thì thương vương thì tội; bó tay chịu chết; bóp hầu bóp cổ; bóp cổ bóp họng; bố bảo; bôi râu đánh phấn; bôi son trát phấn; bốn phương tám hướng; bổn cũ sào lại; bơ vơ như chó lạc đàn; bới lông tìm vết; bù lu bù loa; bùa hộ mệnh; bùi ngùi nhỏ lệ; bùn lầy nước đọng; buổi đực buổi cái; buôn danh bán tiếng; buôn có bạn, bán có phường; buôn gian bán lận; buôn hương bán phấn; bụng làm dạ chịu; bữa đói bữa no; bưng tai bít mắt; bưng tai giả điếc.

C (135) 

Ca công tụng đức; cà cuống chết đến đít vẫn còn cay; cà kê dê ngỗng; cà lơ thất thểu; cà phê cà pháo; cà rịch cà tang; cá lớn nuốt cá bé; cá mè đè cá chép; cá mè một lứa; cá nằm trên thớt; cả bè đè cây nứa; cả chì lẫn chài; cả vú lấp miệng em; cái sảy nảy cái ung; cải tà quy chánh; cãi cố cãi chày; cãi nhau chí choé; cãi nhau sùi bọt mép; cao bay xa chạy; cao lương mĩ vị; cao tay ấn; cạn tàu ráo máng; cáo mượn oai hùm; cày sâu cuốc bẫm; cắn răng nuốt hận; cặp bài trùng; cân quắc anh thư; cẩn tắc vô ưu; cầu bơ cầu bất; cây muốn lặng mà gió chẳng dừng; cây ngay không sợ chết đứng; cha truyền con nối; chán ngấy; chán như cơm nếp nát; chạy bở hơi tai; chạy hết xí quách; chạy loạn xà ngầu; chạy ngược chạy xuôi; chạy trời không khỏi nắng; cháy nhà ra mặt chuột; chẳng biết ất giáp; chẳng chóng thì chày; chẳng có nghề ngỗng gì; chẳng đặng đừng; chẳng làm nên trò trống; chẳng thấm tháp gì; chắt chiu từng đồng; chậm như rùa bò; chân chỉ hạt bột; chân nam đá chân xiêu; chân ướt chân ráo; chân yếu tay mềm; châu chấu đá xe; che mắt thế gian; chém gió; chén tạc chén thù; chế dầu vào lửa; chết không kịp ngáp; chết lần chết mòn; chết như rạ; chết vinh hơn sống nhục; chị ngã em nâng; chỉ đáng xách dép; chỉ đường vạch lối; chỉ mặt điểm tên; chỉ tay năm ngón; chia bè lập phái; chia loan rẽ phượng; chia năm xẻ bảy; chia ngọt sẻ bùi; chim lồng cá chậu; chim sa cá lặn; chín người mười ý; chính giáo hợp nhất; chính nhân quân tử; cho ăn bánh vẽ; chó ngáp phải ruồi; chờ gió bẻ măng; chớ mó dái ngựa; chối bay chối biến; chối đây đẩy; chôn nhau cắt rốn; chổng bốn vó lên trời; chột dạ; chung lưng đấu cật; chuột chạy cùng sào; chuột đội vỏ trứng; chuột sa chĩnh gạo; chụp mũ; chuyện bé xé ra to; chữ như gà bới; chưa biết mèo nào cắn mỉu nào; chưa ráo máu đầu; chưa vỡ bọng cứt; chửi bóng chửi gió; chửi lắm mỏi mồm; chửi tưới hạt sen; chửi xiên chửi xéo; chứng nào tật nấy; chướng tai gai mắt; có bột mới gột nên hồ; có chí thì nên; có một không hai; có qua có lại; có tật giật mình; có thực mới vực được đạo; có tiếng mà không có miếng; cỏ đón hoa chào; coi trời bằng vung; con cháu Lạc Hồng; con giun xéo lắm cũng quằn; con Hồng cháu Lạc; con ông cháu cha; con Rồng cháu Tiên; con sâu làm rầu nồi canh; còn nước còn tát; cõng rắn cắn gà nhà; cọp giấy; cố đấm ăn xôi; công thành danh toại; công thành lược địa; cốt tích thành sơn; cờ đến tay mà không biết phất; của chìm của nổi; của trọng hơn người; cùng hung cực ác; cuốn gói ra đi; cuống cuồng quýnh quáng; cửa đóng then cài; cứng đơ như khúc gỗ; cười lăn cười bò; cười ngặt cười nghẽo; cười người hôm trước hôm sau người cười; cười ra nước mắt; cưỡi hạc chầu trời; cưỡi ngựa xem hoa.

D (48)

Da mồi tóc bạc; dã tràng xe cát; dai như đỉa đói; dài dòng văn tự; dãi nắng dầm sương; dám ăn dám nói; dám vuốt râu hùm; dàn binh bố trận; danh chánh ngôn thuận; danh dự hão huyền; danh lam thắng cảnh; dao kề cổ; dao to búa lớn; dậm chân tại chỗ; dậm đất kêu trời; dân ngu khu đen; dân quèn; dân trí khai thông; dầu sôi lửa bỏng; dây mơ rễ má; dầy công đèn sách; dắt trâu chui qua ống; dễ như ăn cháo; dễ như trở bàn tay; dệt gấm thêu hoa; di xú vạn niên; dĩ địch chế địch; dĩ độc trị độc; dĩ hòa vi quý; diễu võ dương oai; dọa già dọa non; dỗ ngon dỗ ngọt; dốt có đuôi; dốt đặc cán mai; dốt hay nói chữ; dốt như bò; dốt như bò vực chưa thành; dở dở ương ương; dở khóc dở cười; du côn du kề; du thủ du thực; dục tốc bất đạt; dùi mài kinh sử; dung dăng dung dẻ; dư âm nhiễu lương; dương dương tự đắc; dương Đông kích Tây

Đ (91) 

Đa mưu túc trí; đa nhân hiếp quả; đa nghi như Tào Tháo; đá cá lăn dưa; đá chọi với trứng; đã đời; đãi cơ hành sự; đái công chuộc tội; đàn gẩy tai trâu; đánh liều đưa chân; đánh một lá bài; đánh trống bỏ dùi; đánh trống khua chiêng; đào non lấp biển; đạo cao đức trọng; đau lòng xót dạ; đâm bị thóc, thọc bị gạo; đấm ngực than trời; đất dụng võ; đất lành chim đậu; đất khách quê người; đất thuần dân hậu; đâu cũng vào đấy; đầu bạc răng long; đầu cua tai nheo; đầu đường xó chợ; đầu gà đít vịt; đầu dây mối nhợ; đầu môi chót lưỡi; đầu Ngô mình Sở; đầu óc bã đậu; đầu tắt mặt tối; đầu trâu mặt ngựa; đầu trộm đuôi cướp; đầu voi đuôi chuột; đè đầu cưỡi cổ; đem con bỏ chợ; đem muối bỏ bể; đen như mõm chó; đèo heo hút gió; đẹp lòng đẹp dạ; đếm đầu ngón tay; đi đêm; đi đêm có ngày gặp ma; đi dối cha, về nhà dối chú; đi đời nhà ma; đi guốc trong bụng; đi ngang về tắt; đi với Phật mặc áo cà sa đi với ma mặc áo giấy; địa ngục trần gian; điếc không sợ súng; điềm nhiên tọa thị; điên cuồng thác loạn; điều hay lẽ phải; điều hơn lẽ thiệt; điều kia tiếng nọ; điệu hổ ly sơn; đỉnh cao danh vọng; đỏ mặt tía tai; đoan trang thùy mị; đoàn kết thì sống; đói ăn vụng túng làm càn; đom đóm bắt nạt ma trơi; độc nhất vô nhị; đồi phong bại tục; đội đá vá trời; đội mồ sống dậy; đội trời đạp đất; đổi trắng thay đen; đông như kiến cỏ; đồng bệnh tương liên; đồng không mông quạnh; đồng tâm nhất trí; đồng thanh tương ứng, đồng khí tương cầu; động lòng trắc ẩn; đốt nhà đốt cửa; đốt sách chôn nho; đơn thương độc mã; đú đa đú đởn; đủng đà đủng đỉnh; đức rộng tài cao; đứng mũi chịu sào; đứng núi này trông núi nọ; được làm vua thua làm giặc; được thể làm tới; được voi đòi tiên; đười ươi giữ ống; đường đi nước bước; đường tơ kẽ tóc; đứt đuôi con nòng nọc; đứt gan đứt ruột.

Ê (1)

Ếch ngồi đáy giếng

G (38)

Gà mở cửa mả; gà nhà bôi mặt đá nhau; gác bỏ ngoài tai; gãi đúng chỗ ngứa; gan cóc tía; gan vàng dạ sắt; gạo châu củi quế; gần đất xa trời; gần kề miệng lỗ; gấu ó nhau như chó với mèo; gây thù chuốc oán; gậy ông đập lưng ông; ghét cay ghét đắng; ghét của nào trời trao của ấy; ghi lòng tạc dạ; già cốc đế; già quá hóa non; giá áo túi cơm; giả câm giả điếc; giả nhân giả nghĩa; giang sơn gấm vóc; giao long đắc thủy; giãy đành đạch; giập liễu vùi hoa; giấu đầu lòi đuôi; giấu ngược giấu xuôi; giấu như mèo giấu cứt; giấy trắng mực đen; gieo gió gặt bão; giết gà dọa khỉ; giết người như ngoé; giông tố mịt mù; giơ đầu chịu báng; giơ tay mặt giật tay trái; giựt gấu vá vai; gọi dạ bảo vâng; góp sức chung tay; gương vỡ lại lành.

H (42)

Hà tằn hà tiện; há miệng chờ sung; há miệng mắc quai; hai bàn tay trắng; hại dân hại nước; hang cùng ngõ hẻm; hàng tôm nguýt hàng cá; hay ho; hăm hăm hở hở; hăng tiết vịt; hằng hà sa số; hậm hà hậm hực; hậu sinh khả úy; héo ruột héo gan; hết cơn bĩ cực tới hồi thới lai; hì hà hì hục; hí ha hí hửng; hí hửng như Ngô được vàng; hiền nhân quân tử; hiền như cục đất; hiền quá hóa ngu; hoa hoè hoa sói; hoa ngôn xảo ngữ; hoa nhường nguyệt thẹn; hoa tàn nhị rữa; hoa thơm cỏ lạ; họa vô đơn chí; học trước quên sau; hỏng chân hụt cẳng; hớt ha hớt hải; hồi sau phân giải; hồn ma vất vưởng; hồn thiêng sông núi; hồn phi phách tán; hùm thiêng sa lưới; hung hăng con bọ xít; hung thần ác sát; hút máu hút mủ; huynh đệ tương tàn; hư thân mất nết; hứa nhăng hứa cuội; hữu danh vô thực.

I (2)

Im hơi lặng tiếng; im lặng là vàng

K (44)

Kẻ cắp gặp bà già; kẻ tám lạng người nửa cân; kề vai sát cánh; kéo bè kéo cánh; kéo cày trả nợ; kết bè kết đảng; kết cỏ ngậm vành; kêu trời như bọng; khẩu Phật tâm xà; khen lấy khen để; khỉ ho cò gáy; khinh người vắt nóc; khố rách áo ôm; khoa tay múa chân; khóa mồm khóa miệng; khoanh tay bó gối; khoanh tay chờ chết; khoanh tay đứng nhìn; khôn độc không bằng ngốc dân; khôn nhà dại chợ; không biết đâu mà mò; không cánh mà bay; không có lửa làm sao có khói; không còn mảnh giáp; không đội trời chung; không giống ai; không kèn không trống; không kịp trở tay; không thầy đố mày làm nên; khua môi múa mép; khua môi múa mỏ; khuôn vàng thước ngọc; khuynh quốc khuynh thành; kiếm điểm; kiếm kế hoãn binh; kiếm kế sinh nhai; kiên tâm trì chí; kiến cơ nhi tác; kinh cung chi điểu; kinh hồn bạt vía; kinh thiên động địa; kính trên nhường dưới; kỳ đà cản mũi; kỳ phùng địch thủ

L (45) 

Lạ nước lạ cái; lá lành đùm lá rách; lam sơn chướng khí; làm bia đỡ đạn; làm hùng làm hổ; làm mưa làm gió; làm nũng làm nịu; làm tình làm tội; làm trò con khỉ; lang tâm cẩu phế; láu ta láu táu; lạy ông tôi ở bụi này; lầm đường lạc lối; lẫm chẫm biết đi; lấm la lấm lét; lấp la lấp liếm; lật lọng tráo trở; lấy bụng tiểu nhân đo lòng quân tử; lấy công chuộc tội; lấy thịt đè người; lắm sãi không ai đóng cửa chùa; lẽ này cớ nọ; lèo lái con thuyền; lếch tha lếch thếch; lên như diều gặp gió; lên xe xuống ngựa; liễu yếu đào tơ; lòi mặt chuột; long trời lở đất; lòng lang dạ thú; lòng tham không đáy; lơ láo như bù nhìn; lỡ phóng lao phải theo lao; lời ngay lẽ phải; lời ong tiếng ve; lời xa tiếng gần; luân thường đạo lý; luật rừng; lục lâm thảo khấu; lừa thầy phản bạn; lửa cháy ngang mày; lưng dài vai rộng; lửng lơ con cá vàng; lưới trời lồng lộng; lưỡi không xương nhiều đường lắt léo

M (85) 

Ma thiêng nước độc; má đào mày liễu; mai danh ẩn tích; mài nanh giũa vuốt; mại quốc cầu vinh; màn trời chiếu đất; mang vạ vào thân; mạnh ai nấy làm; mãnh hổ nan địch quần hồ; máu chảy ruột mềm; mày trơ trán bóng; mạt cưa mướp đắng; mặt bủng da chì; mặt cắt không còn hột máu; mặt dày mặt dạn; mặt người lòng thú; mặt sứa gan lim; mặt trâng mày tráo; mặt vênh mày váo; mặt xanh như tàu lá; mắt long lên sòng sọc; mắt trắng môi thâm; mập mờ đánh lận con đen; mất thớ; mật miệng gươm lòng; mật ngọt chết ruồi; mẹ hát con khen hay; mèo con mà đòi bắt chuột cống; mèo già khóc chuột; mèo khen mèo dài đuôi; mèo mả gà đồng; mèo mù móc cống; mèo mù vớ cá rán; mê mẩn tâm thần; mê tín dị đoan; mềm lưng uốn gối; miếng cơm manh áo; miệng câm như hến; miệng còn hôi sữa; miệng hùm gan sứa; miệng lưỡi Tô Tần; miệng mật lòng dao; miệng nam mô, bụng bồ dao găm; miệng nói như vẹt; mình hạc xương mai; mò kim đáy biển; mọc lên như nấm; mọc lông mọc cánh; moi ruột moi gan; mòn mỏi đợi chờ; mơ tưởng hão huyền; mở cờ trong bụng; mở đường cho kẻ trộm; mồ hôi nước mắt; mồ yên mả đẹp; môi hở răng lạnh; mồm loa mép giải; mồm năm miệng mười; một con én không làm được mùa xuân; một công hai việc; một con ngựa đau cả tàu không ăn cỏ; một đi không trở lại; một điều nhịn bằng chín điều lành; một đồng một cốt; một lòng một dạ; một mất một còn; một mình một chợ; một nồi hai vung; một sớm một chiều; một sự không tin vạn sự bất tín; một trời một vực; mù tịt; mua quan bán tước; mùa hè đỏ lửa; múa gậy vườn hoang; múa may quay cuồng; múa rìu qua mắt thợ; mục hạ vô nhân; muối mặt; muốn ăn phải lăn vào bếp; mưa bom bão đạn; mừng húm; mượn đầu heo nấu cháo; mưu sự tại nhân thành sự tại thiên; mưu ma chước quỷ.

N (91)

Nam phụ lão ấu; nản lòng thoái chí; nạn nọ chưa qua nạn kia đã tới; nay đây mai đó; nằm trong chăn mới biết chăn có rệp; nắm đầu nắm cổ; nắm chắc trong tay; năn nỉ ỉ ôi; nâng khăn sửa túi; nấu sử sôi kinh; ném đá giấu tay; ném tiền qua cửa sổ; ngả mũ nghiêng mình; ngàn cân treo sợi tóc; ngàn năm một thuở; ngao cò tranh đấu, ngay chóc; ngao ngán cõi lòng; ngay ngáy phập phồng; ngày mai trời lại sáng; ngày sinh tháng đẻ; ngậm bồ hòn làm ngọt; ngậm cay nuốt đắng; ngậm cười nơi chín suối; ngậm máu phun người; nghèo rớt mồng tơi; ngoảnh mặt làm ngơ; ngọn đèn trước gió; ngơ ngác như vạc đui; ngớ nga ngớ ngẩn; ngồi lê đôi mách; ngồi trơ mắt ếch; ngu hết chỗ nói; ngu như lợn; ngư ông đắc lợi; ngựa quen đường cũ; người quen kẻ thuộc; nhà cao cửa rộng; nhà tan cửa nát; nhà tan nước mất; nhanh nhẩu đoảng; nhanh như chớp nhoáng; nhát như thỏ đế; nhảy cà tưng cà tưng; nhảy vào vòng chiến; nhắm mắt làm ngơ; nhặng xị; nhân chúng thắng thiên; nhân vô thập toàn; nhiều thầy thối ma; nhiễu điều phủ lấy giá gương, người trong một nước phải thương nhau cùng; nhìn trước trông sau; nhơn nhơn tự đắc; nhớn nha nhớn nhác; nhởn nha nhởn nhơ; nhục vũ huyết phi; nhũn như chi chi; như cá gặp nước; như chỗ không người; như điên như dại; như hình với bóng; như mèo thấy mỡ; như nước vỡ bờ; như rắn mất đầu; như rồng gặp mây; như vịt nghe sấm; nói có sách mách có chứng; nói dễ làm khó; nói dối như cuội; nói hươu nói vượn; nói láo như vẹm; nói một đàng làm một nẻo; nói nhăng nói cuội; nói như rồng leo, làm như mèo mửa; nói thánh nói tướng; nói toạc móng heo; non xanh nước biếc; nộ khí xung thiên; nồi da xáo thịt; nối giáo cho giặc; nối lại tình xưa; nổi trận lôi đình; nội công ngoại kích; nội ứng ngoại tiếp; nợ như chúa chổm; nuôi ong tay áo; nửa người nửa ngợm nửa đười ươi; nước chảy đá mòn; nước đến trôn mới nhảy; nước đổ đầu vịt; nước mắt cá sấu; nứt vách đổ tường. 

O (2)

Oai phong lẫm liệt; ỏm tỏi.

Ô (1)

Ôm chân liếm gót

Ơ (1)

Ơn sâu nghĩa nặng 

P (10)

Phàm phu tục tử; phao qua khí giáp; phao tin vịt; pháp bất vị thân, nghĩa bất dung tình; phép vua thua lệ làng; phong ba bão táp; phớt tỉnh Ăng lê; phô trương thanh thế; phục sát đất; phùng mang trợn mắt

Q (10)

Qua cầu rút ván; quang minh chính trực; quanh đi quẩn lại; quân sư quạt mo; quất ngựa truy phong; quê cha đất tổ; quen ăn bén mùi; quê một cục; quốc gia hưng vong, thất phu hữu trách; quyết chiến quyết thắng.

R (20) 

Ra môn ra khoai; rách như tổ đỉa; rát cổ bỏng họng; rắn chết vẫn còn nọc; râu ông nọ cắm cằm bà kia; rình như mèo rình chuột; rõ như ban ngày; rối như canh hẹ; rối như tơ vò; rối rít tít mù; rởn tóc gáy; run như cầy sấy; rung cây dọa khỉ; rụng rời tay chân; rùng mình rởn gáy; rút dây động rừng; rừng sâu núi thẳm; rừng vàng biển bạc; rước voi giày mả tổ; rượu vào lời ra.

S (27) 

Sa cơ lỡ vận; sa cơ thất thế; sai đâu chạy đó; sai một ly đi một dặm; sáng tai họ, điếc tai cày; sáo mượn lông công; say sưa điên cuồng; sẩy đàn tai nghé; sét đánh ngang tai; sĩ diện hão huyền; siêu phàm xuất chúng; siêu quần bạt tụy; sinh con đẻ cái; sinh cơ lập nghiệp; sinh sau đẻ muộn; sinh sống qua ngày; số trời đã định; sống chết mặc bay; sống để dạ, chết mang đi; sống đọa thác đầy; sợi chỉ treo mành; sờn lòng nản chí; suy bụng ta ra bụng người; sửa lưng, sức cùng lực kiệt; sức người có hạn; sưu cao thuế nặng. 

T (162) 

Tác oai tác quái; tai bay vạ gió; tai vách mạch rừng; tài cao đức trọng; tài thô trí thiển; tam sao thất bổn; tan tành mây khói; tan xương nát thịt; táng tận lương tâm; tay bắt mặt mừng; tay bồng tay dắt; tay cầm khoán, tay bẻ măng; tay làm hàm nhai; tâm cuồng trí loạn; tâm đầu ý hợp; tận trung báo quốc; tất tả ngược xuôi; tậu nhà tậu cửa; té đái vãi cứt; tha phương cầu thực; tha phương lập nghiệp; thà làm quỷ nước Nam còn hơn làm vua đất Bắc; thà một phút huy hoàng rồi vụt tắt; thả hổ về rừng; thái bình an lạc; tham con giếc, tiếc con rô; tham danh trục lợi; tham quan ô lại; tham quyền cố vị; tham vàng bỏ ngãi; than thân trách phận; thanh thiên bạch nhật; thành đồng vách sắt; thao thao bất tuyệt; tháo cũi sổ lồng; thay hình đổi dạng; thay lòng đổi dạ; thay lông đổi cánh; thay tên đổi họ; thay thầy đổi chủ; thắt lưng buộc bụng; thâm sơn cùng cốc; thầm thương trộm nhớ; thân bại danh liệt; thân hào nhân sĩ; thân tàn ma dại; thần thông biến hóa; thấp cổ bé miệng; thập tử nhất sinh; thất đảm kinh hồn; thất điên bát đảo; thấu tận trời xanh; thầy nào tớ ấy; thê lương ảm đạm; thề non hẹn biển; thế cùng lực tận; thêm mắm thêm muối; theo chân nối gót; theo đóm ăn tàn; thiên bất dung gian; thiên cơ bất khả lậu; thiên lôi chỉ đâu đánh đó; thò lò sáu mặt; thọc gậy bánh xe; thở vắn than dài; thua đơn kém kép; thua keo này bày keo khác; thuận bè thuận bạn, tát cạn biển Đông; thuận buồm xuôi gió; thùng rỗng kêu to; thủy trích thạch xuyên; thừa nước đục thả câu; thừa thắng xông lên; thức lâu mới biết đêm dài; thức khuya dậy sớm; thương người như thể thương than; thượng bất chính, hạ tắc loạn; thượng cẳng tay, hạ cẳng chân; tiên lễ hậu binh; tiền hậu bất nhất; tiền mất tật mang; tiền pháo hậu xung; tiền rừng bạc bể; tiền vô như nước; tiến thoái lưỡng nan; tiếng chuông cảnh tỉnh; tiếng đồn gần xa; tiêu điều ảm đạm; tiểu nhân đắc chí tiếu hi hi; tìm công kiếm việc; tình cũ không rủ cũng tới; tình xưa nghĩa cũ; tiu nghỉu như mèo cúp tai; to gan lớn mật; tóa hỏa tam tinh; toát mồ hôi hột; tòng nhất bất oanh; tô rồng vẽ rắn; tội ác tày trời; tối tăm mặt mũi; tôn ti trật tự; tơi bời hoa lá; tới đâu hay tới đó; tràng giang đại hải; tranh bờ lấn cõi; tranh ngôi đoạt vị; tranh tối tranh sáng; tránh hùm mắc hổ; tránh vỏ dưa gặp vỏ dừa; tránh voi chẳng xấu mặt nào; trâu bò húc nhau, ruồi muỗi chết; trầy vi tróc vẩy; tre già măng mọc; trẻ không tha già không thương; trẻ người non dạ; trèo cao té đau; tréo cẳng ngỗng; treo đầu dê bán thịt chó; trèo đèo lội suối; trên đe dưới búa; trên trời dưới biển; trò cười cho thiên hạ; trói gà không chặt; trong cái rủi có cái may; trong trứng nước; trôi sông lạc chợ; trộm cướp như rươi; trốn chui trốn nhủi; trông gà hoá quốc; trơ như mặt thớt; trời cao có mắt; trời che đất chở; trời đánh thánh vật; trời không dung đất không tha; trời quang mây tạnh; trời sầu đất thảm; trời tru đất diệt; trụ cột quốc gia; trùng trùng điệp điệp; trứng chọ̣i đá; trứng khôn hơn vịt; trước lạ sau quen; trước sau gì; trước sau như một; túm năm tụm ba; tung hỏa mù; tung hô vạn tuế; tung hoành ngang dọc; tuổi già bóng xế; tuy hai mà một; tứ cố vô thân; tứ hải giai huynh đệ; tự cổ chí kim; tự lực cánh sinh; tự lượng sức mình; tức nước vỡ bờ; tức tối đầy vơi; tương thân tương ái; tưởng bở; tùy cơ ứng biến.

U (9)

U mê ám chướng; ù ù cạc cạc; ủ liễu phai đào; ung dung tự tại; uống máu ăn thề; uống nước nhớ nguồn; uổng công phí sức; úp úp mở mở; uy vũ bất năng khuất.

Ư (1)

Ưỡn à ưỡn ẹo.

V (43) 

Vạch áo cho người xem lưng; vạch lá tìm sâu; vạch mặt chỉ tên; vai u thịt bắp; vải thưa che mắt thánh; vạn bất đắc dĩ; vạn sự khởi đầu nan; vang trời dậy đất; vàng thau lẫn lộn; vào luồn ra cúi; vào lườm ra nguýt; văn dốt vũ dát; văn hay chữ tốt; văn võ song toàn; vắng như chùa bà Đanh; vắt chanh bỏ vỏ; vắt giò lên cổ; vất va vất vưởng; vẽ chân rắn, giặm lông lương; vẽ rồng nên giun; vị quốc vong thân; vinh thân phì gia; vò đầu bức tai; vỏ quýt dầy gặp móng tay nhọn; vong gia bại sản; vong ơn bội nghĩa; vòng vo tam quốc; vô công rồi nghề; vô danh tiểu tốt; vô kế khả thi; vô thưởng vô phạt; vô tiền khoáng hậu; vỗ ngực huênh hoang; vơ đũa cả nắm; vợ hiền con ngoan; vờn như mèo vờn chuột; vu oan giá họa; vui thú điền viên; vụng chèo khéo chống; vừa đánh trống vừa ăn cướp; vừa đánh trống vừa la làng; vừa đánh vừa đàm; vững như bàn thạch; vướng chân vướng cẳng.

X (15)

Xa mặt cách lòng; xấc bấc xang bang; xập xí xập ngầu; xẻ núi lấp sông; xo vai rụt cổ; xoay xở kiếm ăn; xong chay quẳng thầy xuống ao; xôi hỏng bỏng không; xuất đầu lộ diện; xui nguyên giục bị; xuống ghềnh lên thác; xứ lạ quê người; xưa như trái đất; xưng hùng xưng bá; xứng đôi vừa lứa.

Y (3)

Ỷ thế hiếp cô; yêu nên tốt ghét nên xấu; yêu nước thương nòi.

2. TÀI LIỆU THAM KHẢO

Dưới đây là danh sách một phần các tài liệu tham khảo cho "Câu chuyện Việt Nam qua thành ngữ" với các chú thích.

Asselin, Pierre. 2013. Hanoi’s Road to the Vietnam War, 1954-1965. University of California Press, California, U.S.A. (Tr. 80-81: Các lãnh tụ cộng sản Việt Nam đã có thể xoa dịu tranh cãi giữa các phe phái ủng hộ Liên Xô và Trung Cộng và lại còn khai thác sự rạn nứt giữa hai nhà lãnh đạo thế giới cộng sản cho lợi ích riêng.)

Bartholomew-Feis, Dixee. 2006. The OSS and Ho Chi Minh: Unexpected Allies in the War against Japan. University Press of Kansas, Kansas, U.S.A. (Liên hệ giữa Hoa Kỳ và Việt Minh trong cuộc chiến chống Nhật.)

Bernal, Martin. 1981. The Nghe-Tinh Soviet Movement: 1930-1931. Oxford University Press, Past and Present, No. 92, pp. 148-168. August 1981. (Phân tích các biến cố và vai trò đảng cộng sản trong cuộc nổi dậy của nông dân Nghệ Tĩnh 1930-1931.)

Blum, Robert M. 1982. Drawing the Line: The Origin of the American Containment Policy in East Asia. W.W. Norton and Company, New York, U.S.A. (Tr. 218: "gian dối là nền tảng trong sự nghiệp Hồ Chí Minh và đảng của ông ta"; Tr. 120-121: Paul Mus, một học giả Pháp, mô tả Hồ "đáng tin cậy 30%" và là người "sẽ trở thành bất cứ gì cần thiết cho tình trạng.")

Brocheux, Pierre. 2007. Ho Chi Minh: A Biography. Translated by Claire Duiker, Cambridge University Press, New York, U.S.A. (Cuộc đời và con người của Hồ Chí Minh và những biến cố lịch sử bao quanh Hồ. Khá đầy đủ, nhưng có nhiều chi tiết sai lầm về Hồ vì dựa vào quá nhiều tài liệu cộng sản, và có những tài liệu chưa được phanh phui khi sách xuất bản năm 2007 và lý luận không vững về vụ Nhật Ký Trong Tù.)

Buttinger, Joseph. 1967. Vietnam: A Dragon Embattled. Volume I – From Colonialism to the Vietminh. Frederick A. Praeger, New York, U.S.A. (Tr. 155-156: Hồ và người cộng tác của ông ta, Lâm Đức Thụ, báo cáo chương trình đi đứng của Châu cho Pháp, dẫn đến chuyện bắt giữ Châu ở Thượng Hải, và sau đó chia tiền thưởng 150.000 (100.000) đồng; Tr. 265: Các lãnh tụ theo chủ nghĩa quốc gia Việt Nam "đủ khôn ngoan để nhận ra Việt minh là một cái bẫy Cộng sản.")

Cao-Đắc, Tuấn. 2014a. Lửa Cháy Trong Mưa. Hellgate Press, Oregon, U.S.A. (Tiểu thuyết lịch sử nhưng có phần ghi chú lịch sử và nhiều tài liệu dẫn chứng. Đặc biệt là trận Điện Biên Phủ, trận Xuân Lộc, và cuộc vượt biên của thuyền nhân Việt Nam.)

Catton, Philip E. 2002. Diem’s Final Failure. Prelude to America’s War in Vietnam. University Press of Kansas. Kansas, U.S.A. (Tr. 26: không có gì bí mật là hai anh em Diệm-Nhu "bực bội nỗ lực Mỹ nói họ phải làm gì")

Chang, Jung and Halliday, Jon. 2006. Mao: The Unknown Story. Random House, New York, U.S.A. (Có phần về vai trò quan trọng của Tàu cộng trong trận Điện Biên Phủ.)

Chang, Pao-Min. 1982. The Sino-Vietnamese dispute over the ethnic Chinese. The China Quarterly, 90 (June 1982), 195-230. (Tr. 224: Khoảng 200.000 người Việt gốc Hoa vượt qua biên giới giữa Bắc Việt Nam và Trung Quốc và trở thành người tị nạn trên quê hương cũ của họ.)

Chapman, Jessica M. 2013. Cauldron of Resistance. Ngo Dinh Diem, the United States, and 1950s Southern Vietnam. Cornell University Press, New York, U.S.A. (Tr. 184, 192-193: Sự đàn áp tàn bạo trên phe đối lập của chính phủ Diệm-Nhu biến nhiều người quốc gia không cộng sản, kể cả thành viên của giáo phái Cao Đài và Hòa Hảo, thành những cảm tình viên hay cộng tác viên cộng sản bất đắc dĩ.)

Chen, King C. 1969. Vietnam and China, 1938-1954. Princeton University Press, New Jersey, U.S.A. (Có phần về Hồ Chí Minh và bản chất phản bội của Hồ, và những chi tiết về ngày tháng Hồ bị giam ở Quế Lâm năm không phù hợp với ngày tháng ghi trên Nhật Ký Trong Tù.)

Chính Ðạo. 2004. Cuộc Thánh Chiến Chống Cộng. Văn Hóa, Texas, U.S.A. (Tr. 12-14: Có những nghi vấn về ngày sinh tháng đẻ và danh tánh mẹ ruột của Diệm; Tr. 19, 25: Quan điểm chống Pháp của gia đình Diệm cũng mơ hồ. Có báo cáo rằng anh Diệm, Khôi, biểu lộ với Giám Đốc cảnh sát Pháp là ông ta (Khôi) "xin thề trên thập tự giá" là lúc nào cũng coi Bảo hộ Pháp như "bát cơm" của họ Ngô; Tr. 321-330: Thái độ có vẻ chống Mỹ của anh em họ Ngô hình như đến từ nhiều yếu tố, gồm có những mối lo âu là bị Hoa Kỳ bỏ rơi và mặc cảm tự ti là bị coi là tay sai của Mỹ.)

Davidson, Phillip B. 1988. Vietnam at War: The History: 1946-1975. Presidio Press, California, U.S.A. (Tr. 790: Xuân Lộc "cho ra một trong những trận chiến huy hoàng trong các cuộc chiến tranh Đông Dương.")

Duiker, William J. 1973. The Red Soviets of Nghe-Tinh: An Early Communist Rebellion in Vietnam. J. of Southeast Asian Studies, Vol. 4, No. 2 (Sept. 1973), pp. 186-198. (Phân tích các biến cố và vai trò đảng cộng sản trong cuộc nổi dậy của nông dân Nghệ Tĩnh 1930-1931.)

_________. 2000. Ho Chi Minh – A Life, Hyperion, New York, U.S.A. (Cuộc đời và con người của Hồ Chí Minh và những biến cố lịch sử bao quanh Hồ. Khá đầy đủ, nhưng có nhiều chi tiết sai lầm về Hồ vì dựa vào quá nhiều tài liệu cộng sản, và có những tài liệu chưa được phanh phui khi sách xuất bản năm 2000 và lý luận không vững về vụ bán đứng Phan Bội Châu.)

Đặng Phong. 2005. Lịch sử kinh tế Việt Nam tập hai (Giai đoạn 1955-1975), Viện Khoa Học Xã Hội Việt Nam. Khoa Học Xã Hội, Hà Nội, Việt Nam. (Tr. 85: tổng số địa chủ là 172.008, trong đó 123.266 bị oan.)

Fall, Bernard B. 1967. The Two Viet-Nams: A political and Military Analysis. Second Revised Edition, Frederick A. Praeger, New York, U.S.A. (Tr. 89: Có đề xuất rằng Hồ Chí Minh thực sự làm việc là một hoạt động viên cho Công an Pháp.)

Freeman, James M. 1995. Changing Identities: Vietnamese Americans, 1975-1995. Allyn and Bacon, Massachusetts, U.S.A. (Tr. 69: Con cái người Việt hải ngoại học hành xuất sắc đến độ "thành tích học tập của các học sinh Việt Nam ở Mỹ gần như là huyền thoại.")

Hayton, Bill. 2011. Vietnam: Rising Dragon. Yale University Press, Connecticut, U.S.A.(Tr. 19: Nhiều đảng viên cao cấp "thích [doanh nghiệp nhà nước] vì những doanh nhiệp này cho rất nhiều cơ hội để làm giàu cá nhân.")

Ho Chi Minh. 1946. The Pentagon Papers. Letter from President Ho Chi Minh to President Harry S. Truman, dated February 16, 1946, in The Complete Pentagon Papers, DVD by Progressive Management, June 18, 2011. (Lá thư Hồ gửi cho Tổng thống Truman. "Với niềm tin vững chắc này mà chúng tôi yêu cầu Hoa Kỳ, người bảo vệ và chiến sĩ cho Công Lý Thế Giới, hãy quyết định hỗ trợ nền độc lập của chúng tôi.")

Hoang Van Chi. 1964. From Colonialism to Communism. Frederick A. Praeger, New York, U.S.A. (Trình bày khá chi tiết về cuộc cải cách ruộng đất tại miền Bắc và các hậu quả thê thảm.)

Hồ Hữu Tường. 1984. Hồi Ký - Bốn Mươi Mốt Năm Làm Báo (My Memoir: Forty-One Years of Journalism), Sudestasie, France. (Tr. 18: Nguyễn Ái Quốc là tên của một nhóm, thường được gọi trong cộng đồng Việt Nam lúc đó là Ngũ Long (Năm Con Rồng), gồm có Phan Châu Trinh, Phan Văn Trường, Nguyễn An Ninh, Nguyễn Thế Truyền, và Nguyễn Tất Thành; công việc Thành trong nhóm là kẻ đưa tin, mang bản thảo hoặc các bài báo được Trường, Ninh, hoặc Truyền viết, thường từ ý tưởng của Trinh, dưới một tên giả hoặc bút danh chung, tới văn phòng báo chí để cho đăng.) 

Hubbell, John G. 1968. The Blood-Red Hands of Ho Chi Minh. Reader’s Digest, November 1968, 61-67. (Tr. 62 (Về tội ác cộng sản): "Tài liệu ghi nhận là một loạt tra tấn, hành hình và giết người vô tận mà có thể dậy dỗ ngay cả Adolf Hitler.")

Huyen, N. Khac. 1971. Vision Accomplished? The Enigma of Ho Chi Minh. The Macmillan Company, New York, U.S.A. (Có phần về Hồ Chí Minh và tính chất gian manh của Hồ, và những biến cố quanh vụ cướp quyền năm 1945. Phân tách cho thấy nếu có bẩu cử công bằng theo hiệp định Geneva 1954 thì Hồ Chí Minh sẽ bị thua Ngô Đình Diệm.)

Jacobs, Seth. 2006. Cold War Mandarin. Ngo Dinh Diem and the Orgins of America’s War in Vietnam, 1950-1963. Rowman & Littlefield Publishers, Inc., Maryland, U.S.A. (Tr. 86: Có báo cáo Nhu, một "người thông minh và can đảm" nhưng cũng "xảo quyệt, độc ác, kiêu ngạo" và "một kẻ nghiện thuốc phiện”; Tr. 89-90: Chiến dịch tố cáo chống cộng của Diệm, tuy có hiệu quả trong việc tiêu diệt hai phần ba thành viên cộng sản ở miền Nam trong những năm 1955-1959, nhưng cũng một cách bừa bãi bỏ tù, tra tấn, và hành quyết nhiều người bất đồng chính kiến ​​không cộng sản khác.)

Lacouture, Jean. 1968. Ho Chi Minh: A Political Biography. Translated from the French by Peter Wiles. Translation edited by Jane Clark Seitz. Random House, New York, U.S.A. (Tr. 269: Tháng Tám năm 1945, Việt Minh lợi dụng khoảng trống quyền lực tạo ra trong sự chuyển đổi và dùng hỗ trợ mập mờ của Mỹ.)

Le Gro, William E. 2006. Vietnam from Cease-Fire to Capitulation, University Press of the Pacific, Hawaii, U.S.A. (Tr. 174: QLVNCH "đã cho thấy không thể nhầm lẫn sự quyết tâm, ý chí và lòng can đảm của họ để chiến đấu mặc dù cơ hội lợi thế phản ngược nặng nề với họ.")

Lê Hữu Mục.1990. Hồ Chí Minh không phải là tác giả Ngục Trung Nhật Ký,” (Hồ Chí Minh is not the author of Prison Diary), Văn-Bút Việt-Nam Hải Ngoại. Pubished as a series of articles in Làng Văn Magazine in 1989, and published in book form in 1990. (Những lý do vững vàng cho thấy Hồ Chí Minh không phải là tác giả cùa Nhật Ký Trong Tù.)

Lind, Michael. 1999. Vietnam: The Necessary War. Simon & Schuster, New York. U.S.A. (Tr. 10, 19, 87: Ngoài đạn dược, tàu, máy bay, và xe tải, Trung cộng đã gửi quân đội hậu cần và kỹ thuật để giúp đỡ Bắc Việt Nam sửa chữa và xây dựng cơ sở hạ tầng; Tr. 19: Binh sĩ Trung cộng "cho lính chính quy Bắc Việt Nam rảnh tay để đi sang Lào và giữ nguồn cung cấp di chuyển xuống đường mòn Hồ Chí Minh," "Giữa năm 1964 và 1974, viện trợ cho miền Bắc Việt Nam lên đến 50% viện trợ Liên Xô cho các chế độ vệ tinh cộng sản"; Tr. 86: "Tổng cộng tất cả, Trung Quốc đã gửi 327.000 binh sĩ tới Bắc Việt Nam" và "số lượng lớn nhất của lính Trung Quốc hiện diện ở miền Bắc Việt Nam tại bất cứ lúc nào là 170.000"; Tr. 89: Nhiều binh sĩ Liên Xô và Trung cộng thực sự là quân tác chiến, bao gồm cả phi công Xô viết và các đội phòng không Liên Xô và Trung cộng; Tr. 234: "Những nhà độc tài Sài Gòn thậm chí còn trông tốt hơn, khi so sánh với giới ưu tú cộng sản Bắc Việt và cộng sản thống nhất Việt Nam thành lập năm 1975-1976"; Tr. 241: "Trong các cuộc thanh trừng bắt đầu tháng 3 năm 1946 và lên mức tột đỉnh vào mùa hè, hàng ngàn lãnh tụ triển vọng của chủ nghĩa quốc gia không cộng sản bị giết.")

Logevall, Fredrik. 2012. Embers of War. Random House, New York, U.S.A. (Tr. 84: Năm 1945, tại một cuộc họp với Thiếu tướng Hoa Kỳ Claire Chennault, Hồ xin một bức ảnh có chữ ký của tướng để ông ta có thể dùng nó như là bằng chứng về hỗ trợ của Mỹ, ve vẩy nó "như một cây đũa thần trong các chuyến đi của ông ta trên khắp vùng.") 

Macdonald, Peter. 1993. Giap: The Victor in Vietnam. W.W. Norton & Company, New York, U.S.A. (Tr. 308: Người Việt Nam là những người "tài giỏi nhất trong tất cả người Đông Phương.")

Maneli, Mieczyslaw. 1971. War of the Vanquished. Translated from the Polish by Maria de Gorgey. Harper and Row, New York, U.S.A. (Tr. 154: Có lần khi Hồ bày tỏ nỗi buồn khi kể lại cái chết của Lenin, "nước mắt tuôn ra mắt ông ta và ông ta lau má mình." "Thật là khó tin rằng một người đóng một vai trò rất quan trọng trong lịch sử đương thời lại dùng một thủ thuật rẻ tiền để nhấn mạnh lòng trung thành của mình với chế độ Cộng Sản.")

Marr, David G. 1981. Vietnamese Tradition on Trial, 1920-1945. University of California Press, California, U.S.A. (Tr. 12: "Trong năm 1944-1945, thành phần trí thức gia nhập Việt Minh đến cả hàng ngàn. Tài năng họ là văn sĩ, thuyết giả, thầy giáo, và nhân viên hành chánh tỏ ra thật lả quý giá, có lẽ thiết yếu. . . . Tuy nhiên chẳng bao lâu họ khám phá họ không được coi là giới tiên phong chính trị hay trí thức trong xã hội. Những vai trò đó được nắm giữ bởi ĐCSĐD.")

McCoy, Alfred W. 1972. The Politics of Heroin in Southeast Asia. With Cathleen B. Read and Leonard P. Adams II. Harper and Row, New York, U.S.A. (Tr. 160: Nhu dính líu đến "buôn bán thuốc phiện bất hợp pháp" và "dùng những liên hệ của ông với các đầu xỏ kinh doanh Tàu ở Chợ Lớn để mở lại các ổ và thiết lập một hệ thống phân phối cho thuốc phiện lậu,")

Miller, Edward. 2013. Misalliance – Ngo Dinh Diem, the United States, and the Fate of South Vietnam. Harvard University Press. Massachusetts, U.S.A. (Cuộc đời, gia thế, và con người Ngô Đình Diệm. Tr. 141-142: sự bướng bỉnh của Diệm và Nhu không theo đường hướng Mỹ, và thủ đoạn Diệm trong cuộc trưng cầu dân ý truất phế Bảo Đại, và thành lập quốc hội bù nhìn; Tr. 325: bất đồng giữa Diệm, và em ông Nhu, và Mỹ về "khái niệm quan trọng như dân chủ, cộng đồng, an ninh, và thay đổi xã hội.")

Moyar, Mark. 2006. Triumph Forsaken. The Vietnam War, 1954-1965. Cambridge University Press, New York, U.S.A. (Tr. 206: Diệm có tiếng về lòng can đảm, và sức mạnh về tư cách; Tr 236, 239, 240, 243, 250, 273: chính quyền Kennedy còn bị đầu độc bởi vài viên chức Bộ Ngoại giao - Averell Harriman, Roger Hilsman, và Michael Forrestal - và Henry Cabot Lodge, Đại Sứ Hoa Kỳ tại Nam Việt Nam, những người, cuối cùng có trách nhiệm khuyến khích một số tướng lãnh Nam Việt Nam âm mưu một cuộc đảo chính chống Diệm.)

Nguyen, Lien-Hang T. 2012. Hanoi’s War. The University of North Carolina Press, North Carolina, U.S.A. (Cuộc chiến tranh Việt Nam nhìn từ phe cộng sản Bắc Việt và sự thăng tiến của Lê Duẩn; Tr. 308: "cuộc chiến tranh cách mạng cung cấp phương tiện hữu hiệu để đánh lạc hướng sự chú ý khỏi các vấn đề trong nước" ở Bắc Việt.)

Nguyen Van Canh (with Earle Cooper). 1983. Vietnam Under Communism, 1975-1982. Hoover Institution Press, Stanford University, California, U.S.A. (Tr. 136: Con số chính thức của Cao ủy Liên Hiệp Quốc về Người Tị Nạn cho thấy 496.155 thuyền nhân và 232, 264 người đi đường bộ Đông Dương đến các nước tị nạn tạm thời trong năm 1977-1982; Tr. 197, 199: Trong một ước tính, "343.000 người đã bị giam giữ vào cuối năm 1975"; Tr. 210-215: Trong quá trình nhiều năm, các tù nhân phải trải qua những kinh nghiệm kinh hoàng trong các trại này, gồm cả lạm dụng thể chất, đói, và hành quyết.)

Nguyễn Minh Cần. 2001. Đảng Cộng Sản Việt Nam qua những Biến Động trong Phong Trào Cộng Sản Quốc Tế (The Vietnamese Communist Party during the Turmoil of the Comintern Movement). Tuổi Xanh. Unknown location. (Có phần lý thú về cuộc họp tại sân đá bóng Hồng Kông năm 1930, và lời các nhân chứng sử gia cộng sản xác nhận là không hề có sự thành lập Xô Viết trong cuộc nổi dậy Nghệ Tĩnh 1930-1931).

Nixon, Richard. 1985. No More Vietnams. Avon Books, New York, U.S.A. (Tr. 37: "Không như Hồ, Diệm là người quốc gia thực sự"; Tr. 62: "Diệm khư khư bảo vệ độc lập của mình, thường bác bỏ hoặc dẹp đi tư vấn cố vấn Mỹ"; Tr. 71: "Mỗi lần tôi đến thăm Nam Việt Nam trong giai đoạn đó, tôi lại thấy một Chủ tịch mới hoặc Thủ tướng Chính phủ cầm quyền. Tôi chưa bao giờ gặp nhiều kẻ bất tài đáng thương như vậy.")

Parker, James E., Jr. 2000. Last Man Out, A Personal Account of the Vietnam War, Ballantine Book, New York, U.S.A. (Tr. 248, 250: Mặc dù có các vấn đề trong cấp lãnh đạo ở Sài Gòn, nhiều tướng và chỉ huy trưởng quân sự Nam Việt Nam được coi là chỉ huy trưởng chiến trận tài giỏi, học thức cao, yêu nước, và thanh liêm.)

Patti, Archimedes L.A. 1980. Why Viet Nam? Prelude to America’s Albatross, University of California Press, California, U.S.A. (Diễn tiến về dính líu của Hoa Kỳ vào Việt Nam trước chiến tranh Việt Nam.)

Prados, John. 2009. Vietnam: The History of an Unwinnable War, 1945-1975, University Press of Kansas, Kansas, U.S.A. (Trình bày chi tiết về chiến tranh Việt Nam; Tr. 334: Chỉ huy quân khu bán chức vị quân sự qua trung gian và các tỉnh trưởng "hối lộ thường xuyên cho các sư đoàn trưởng và quân khu trưởng"; Tr. 335: "tham nhũng giúp Thiệu củng cố quyền lực của mình.")

Quinn-Judge, Sophie. 2002. Ho Chi Minh: the Missing Years, 1919 – 1941. University of California Press, California, U.S.A. (Con người và cuộc đời Hồ Chí Minh trong khoảng 1919-1941. Có vài chi tiết không chính xác vì tài liệu chưa ̣được biết lúc sách xuất bản và lý luận không vững về vụ bán đứng Phan Bội Châu. Xác nhận chính xác ngày Hồ đến Paris lần đầu, cũng được Thụy Khuê hỗ trợ; Tr. 16: chuyện Thành đóng góp ít ỏi [trong các bài báo] đã được một người cung cấp thông tin (mật vụ) Pháp chứng thực độc lập vào năm 1919.) 

Roberts, Priscilla (Ed.). 2006. Behind the Bamboo Curtain: China, Vietnam, and the World beyond Asia. Stanford University Press, California, U.S.A. (Tr. 464: Duẩn được cho biết đã cư xử "giống như một người đầy tớ khúm núm trước ông chủ của mình" trong hai cuộc gặp với Mao vào năm 1964 và 1970; Tr. 518: Lê Duẩn thừa nhận với Mao Trạch Đông là không có Trung cộng, họ không tài nào giành chiến thắng trong cuộc chiến tranh; "Tại sao chúng tôi dám chiến đấu một cuộc chiến tranh kéo dài này? Đó chính là vì chúng tôi đã phụ thuộc vào công trình của Mao Chủ tịch.")

Robbins, James S. 2010. This Time We Win: Revisiting the Tet Offensive, Encounter Books, New York, U.S.A. (Tr. 196: Mặc dù "quy mô và tàn bạo, vụ thảm sát Huế hầu như không được chú ý tại Hoa Kỳ lúc ấy.")

Saito, Lynne Tsuboi. 2002. Ethnic Identity and Motivation: Socio-cultural Achievement of Vietnamese-American Students. LFB Scholarly Publishing, New York, U.S.A. (Tr. 6: Con cái người Việt hải ngoại học giỏi đến độ học sinh Việt Nam nhận được tỷ lệ phần trăm cao nhất về số thủ khoa năm 1997 trong mọi sắc dân trong một khu học chánh tại California.)

Sharma, Ruchir. 2012. Breakout Nations: In Pursuit of the Next Economic Miracles. W.W. Norton and Company, Inc., New York, U.S.A. (Tr. 199-200: Các nhà lãnh đạo Việt Nam là "những người không hiểu những căn bản của cải cách kinh tế" và được coi là không đủ tài năng "trong việc đối phó với sự ùa vào to lớn của vốn nước ngoài trong thập kỷ qua"; Tr. 201: "Chính trị lèo lái tiền bạc theo đường hướng sai lầm"; Tr. 202: "chính phủ có vẻ hướng đến ... can thiệp và giải cứu doanh nghiệp nhà nước càng nhiều.")

Siemon-Netto, Uwe. 2013. Đức, A Reporter’s Love for the Wounded People of Vietnam. CreateSpace Independent Publishing Platform, U.S.A. (Tr. 59-60: Tội ác của VC chống lại dân Việt Nam đã xảy ra trong những năm trước đó với những hình ảnh kinh dị không thể diễn tả kể từ khi cuộc xung đột bắt đầu. Trẻ em, phụ nữ, thường dân, và viên chức chính phủ bị tra tấn và hành quyết một cách bừa bãi; Tr. 70: "Những chiến sĩ QLVNCH, biết rằng không còn hy vọng và không còn đồng minh, vẫn chiến đấu dũng cảm cho lý tưởng đã mất của họ"; Tr. 252: "Tuy nhiên, là người hâm mộ dân Việt Nam kiên tâm trì chí, tôi biết trước sau gì họ sẽ tìm được biện pháp bất bạo động thích hợp và lãnh tụ để dẹp bỏ lũ cai trị độc tài của họ. Chuyện đó có thể mất nhiều thế hệ, nhưng sẽ xảy ra.")

Sorley, Lewis. 1999. A Better War: The Unexamined Victories and Final Tragedy of America’s Last Years in Vietnam. Hartcourt, Inc., Florida, U.S.A. (Tr. 185: Thiệu được ca ngợi bởi Đại sứ Bunker là "một cá nhân có khả năng trí tuệ rất đáng kể"; Tr. 186: Thiệu "được coi là một người trung thực và khá hơn so với Lyndon Johnson, và. . . rất có thể là một Tổng thống có hiệu quả hơn cho đất nước ông"; Tr. 188: Thiệu "đã thực hiện một số lớn các giải tỏa và tái bổ nhiệm can đảm, những thay đổi cải thiện đáng kể toàn bộ giới lãnh đạo"; Tr. 383: Sáu mươi lăm ngàn người "bị quân giải phóng hành quyết.")

T. Lan. 1976. Vừa đi đường vừa kể chuyện (Stories Told on the Trail). Second printing, Sự Thật, Hà Nội‎. Vietnam. (Tự truyện của Hồ Chí Minh về cuộc đời mình.)

Thụy Khuê. 2012. Nhân Văn Giai Phẩm và vấn đề Nguyễn Ái Quốc (Nhân Văn Giai Phẩm and the issue of Nguyễn Ái Quốc). Tiếng Quê Hương, Virginia, U.S.A. (Có phần thảo luận về Hồ Chí Minh lúc ở Pháp, và phân tách chứng cớ về bút pháp cho việc Hồ nhận vơ là tác giả của các bài viết chính trị. Xác nhận chính xác ngày Hồ đến Paris lần đầu, cũng được Quinn-Judge hỗ trợ.)

Trần Đĩnh. 2014. Đèn Cù - Số phận Việt Nam dưới chế độ cộng sản. Tự truyện của người từng viết tiểu sử Hồ Chí Minh. Người Việt Books, California, U.S.A. (Tr. 84: "Cụ Hồ bịt râu đến dự một buổi [đấu tố bà Nguyễn Thị Năm tại Đồng Bầm] và Trường Chinh thì đeo kính râm suốt.")

Trần Dân Tiên. 1960. Những mẩu chuyện về đời hoạt động của Hồ Chủ tịch (Glimpses of the Life of President Hồ). Fourth printing, Văn Học, Hà Nội‎, Vietnam. (Tự truyện của Hồ Chí Minh về cuộc đời mình.)

Trần Trọng Kim. 1969. Một Cơn Gió Bụi (A Dusty Wind). Vĩnh Sơn. Sài gòn. Việt Nam. (Tự truyện của Trần Trọng Kim và các biến cố quanh vụ thành lập chính phủ năm 1945. Có những nhận xét phê phán Việt Minh và người cộng sản.)

Truong Nhu Tang. 1986. A Vietcong Memoir. With David Chanoff and Doan Van Toai. Vintage Books, New York, U.S.A. (Tr. 268: "Chính phủ Cách mạng Lâm thời luôn luôn chỉ đơn giản là một nhóm phát ra từ VNDCCH"; "Sau chiến thắng 1975, Mặt trận và CPLT không những không có vai trò gì hơn nữa, họ còn trở thành một trở ngại tích cực trong sự củng cố quyền lực nhanh chóng," "với quyền lực trong tay, họ bắt đầu cho thấy bộ mặt thật của họ trong kiểu tàn bạo nhất")

Turse, Nick. 2013. Kill Anything That Moves. The Real American War in Vietnam. Metropolitan Books, Henry Holt and Company, LLC. New York, U.S.A. (Những vụ thảm sát dân Việt Nam bởi lính Mỹ do áp lực số xác quân địch. Tuy có chút giá trị về vài vấn đề căn bản, những kết luận thường phóng đại, tài liệu dẫn chứng đa số do lời các nhân chứng còn sống và không đáng tin cậy, nhất là các nhân chứng ở Việt Nam.)

Tưởng Vĩnh Kính. 1999. Hồ Chí Minh Tại Trung Quốc (Hồ Chí Minh in China). Translated by Thượng-Huyền from Hu Chi Ming tsai Chung Kuo by Chiang Yung-ching, Taipei, Taiwan, 1972. Văn Nghệ, California, U.S.A. (Tr. 84: Hồ báo cáo nói, "ông Châu là một người già, không hợp với các hoạt động cách mạng.")

Veith, George J. 2012. Black April: The Fall of South Vietnam, 1973-1975. Encounter Books, New York, U.S.A. (Trình bày nhiều chi tiết quân sự dẫn đến sự xụp đổ miền Nam năm 1975 cho thấy Bắc Việt vi phạm hòa ước Paris và miền Nam thất thủ vì bị Mỹ bỏ rơi, thiếu đạn dược, và chiến đấu trong thế thủ. Ca ngợi tinh thần chiến đấu và lòng dũng cảm của các sĩ quan và binh lính QLVNCH, nhất là trận Xuân Lộc; Tr. 495: "Đa số chỉ huy trưởng trung cấp và cao cấp ở lại với lính họ. Chẳng hạn, không một chỉ huy trưởng tiểu đoàn hoặc Biệt động quân nào bỏ lính họ.")

Vennema, Alje. 1976. The Viet Cong Massacre at Hue, Vantage Press, New York, U.S.A., 1976. (Cuộc thảm sát Mậu Thân do cộng sản. Có đầy đủ chi tiết vị trí các hầm chôn, số người chết, và cách thức họ chết do cộng sản hành quyết, chứ không phải vì bom đạn.)

Vo, Nghia M. 2004. The Bamboo Gulag: Political Imprisonment in Communist Vietnam, McFarland & Co Inc, North Carolina, U.S.A. (Tr. 54: Sau chiến thắng của họ, họ gọi các sĩ quan chế độ cũ trình diện và nói mang thực phẩm và quần áo dùng cho ba mươi ngày.)

_________. 2005. Vietnamese Boat People, 1954 and 1975-1992, McFarland & Company, North Carolina, U.S.A. (Các cuộc di dân chạy trốn chế độ cộng sản.)

Vu, Nguy (Ed.) and Richard H. Sindt (Consult. Ed.). 2005. Risking Death to Find Freedom: Thirty Escape Stories by Vietnamese Boat People, NV Press, California, U.S.A. (Tr. ix: Từ năm 1975 tới năm1995, 800.000 thuyền nhân đến các nước quanh Biển Nam Trung Hoa và trên thế giới; Hơn 500.000 người đã bỏ mình ngoài biển trong giông tố, vì đói, và dưới tay cướp biển.)

Yew, Lee Kuan. 2013. One Man’s View of the World. Straits Times Press, Singapore. (Tr. 192-193: Các nhà lãnh đạo cộng sản Việt Nam "không thể phá vỡ ra khỏi cái đầu óc xã hội chủ nghĩa căn bản"; Tr. 193: Họ "đang giữ Việt Nam trong ứ đọng"; "Họ lên chức không phải vì họ quản lý kinh tế giỏi hoặc thể hiện tài điều hành. Họ được như vậy bằng cách đào hầm từ miền bắc đất nước tới miền nam trong hơn 30 năm"; Tr. 194: "Dân Việt Nam là một trong những dân tộc có khả năng và đầy năng lực nhất ở Đông Nam Á. . . .Với những người thông minh như vậy, thật là một điều đáng tiếc là họ không đạt được tiềm năng họ.")

Zhai, Qiang. 2000. China and the Vietnam Wars, 1950 – 1975. The University of North Carolina Press, North Carolina, U.S.A. (Tr. 41-42: Tàu cộng cũng giúp Cộng Hòa Dân Chủ Việt Nam trong chiến dịch cải cách ruộng đất, đã "thành công trong việc thỏa mãn nhu cầu của nông dân nghèo cho đất đai . . . như được chứng minh trong trận Điện Biên Phủ, khi hơn 200.000 nông dân chuyên chở vật liệu qua đồi núi và thung lũng để giúp QĐND”; Tr. 45: Vi Quốc Thanh đưa "cho Hồ Chí Minh một bản sao kế hoạch Navarre mà Tàu cộng lấy được"; Tr. 47: "Cả chục chuyên viên quân đội Tàu cộng từng đánh nhau ở Triều Tiên được gửi tới Điện Biên Phủ để trợ giúp trong việc đào rãnh.")

Warner, Denis. 1964. The Last Confucian. Vietnam, South-East Asia, and the West. Penguin Books, Maryland, U.S.A. (Tr. 89, 92: Diệm có tiếng về những đức tính cần cù, đạo đức, trung thực; Tr. 116: Nhu được coi như điều hành Nam Việt Nam "như một thủ lĩnh xã hội đen.")

3. NGUỒN INTERNET

Cần lưu ý rằng nguồn Internet có thể không vĩnh viễn. Một blog có thể gỡ bỏ bởi tác giả, một bài báo có thể bị xóa, hoặc một Website có thể bị đóng cửa.

Benge, Mike. 2007. ‘Big Lie’ Lives in Vietnam. Published Sunday, July 1, 2007. The Washington Times. http://www.washingtontimes.com/news/2007/jul/1/forum-big-lie-lives-in-vietnam/ (Chỉ trích các tuyên bố của Nguyễn Minh Triết là láo khoét.)

Cao-Đắc, Tuấn. 2014b. Tài đóng kịch của Hồ Chí Minh dưới mắt học giả Tây phương. 21-8-2014. http://danlambaovn.blogspot.com/2014/08/tai-ong-kich-cua-ho-chi-minh-duoi-mat.html (truy cập 30-9-2014). (Trò đóng kịch của Hồ Chí Minh, kể cả vụ hành quyết bà Nguyễn Thị Năm và màn khóc lóc giả tạo.)

Cao-Đắc, Tuấn. 2014c. Những lừa đảo lịch sử của Hồ Chí Minh và Đảng cộng sản Việt Nam. 2-10-2014. http://danlambaovn.blogspot.com/2014/10/nhung-lua-ao-lich-su-cua-ho-chi-minh-va.html (truy cập 11-10-2014). (16 vụ lừa đảo lịch sử do Hồ Chí Minh và ĐCSVN, kể cả vụ Xô Viết Nghệ Tĩnh, vụ cướp quyền tháng Tám năm 1945, trận Điện Biên Phủ, vụ UNESCO, v.v.)

Cao-Đắc, Tuấn. 2014d. Thành ngữ có gốc lịch sử và xã hội dưới chế độ cộng sản Việt Nam. 17-10-2014. http://danlambaovn.blogspot.com/2014/10/thanh-ngu-co-goc-lich-su-va-xa-hoi-duoi.html (truy cập 18-10-2014). (40 thành ngữ phản ảnh những hành động gian manh lừa đảo của Hồ Chí Minh và ĐCSVN, và tình trạng xã hội và cuộc đấu tranh dân chủ tại Việt Nam.)

CHXHCNVN. 2012. Công văn số 7169/VPCP-NC của Văn phòng Chính phủ : V/v xử lý thông tin có nội dung chống Đảng và Nhà nước. 
http://vanban.chinhphu.vn/portal/page/portal/chinhphu/hethongvanban?class_id=2&mode=detail&document_id=163586 (truy cập 18-10-2010).

Denney, Stephen. 1990. Human Rights and Daily Life in Vietnam. http://www.ocf.berkeley.edu/~sdenney/SRV-Discrimination-1990 (truy cập 18-10-2010) (Ngoài việc đưa hàng trăm ngàn nhân viên quân sự và các viên chức của Việt Nam Cộng Hòa cũ tới các trại tù cải tạo, chính phủ CHXHCNVN chọn lọc và chuyển đổi một cách có hệ thống gia đình những người trong trại cải tạo thành những thành phần ruồng bỏ của xã hội.)

HRW (Human Rights Watch). 2013. World Report 2013. http://www.hrw.org/world-report/2013/country-chapters/vietnam (truy cập 18-10-2010).

Laurie, Bill. 2006. The Republic of Vietnam Armed Forces 1968-1975. http://vnafmamn.com/ARVN_68-75.html (truy cập 18-10-2010). (Ca ngợi tinh thần chiến đấu anh dũng của các sĩ quan và binh lính QLVNCH mặc dù bị thiệt thòi về mọi phương diện.)

Newsweek. 2012. From Tiger to Pussycat: How Vietnam’s Economy Got Off Track. Posted October 1, 2012. http://www.thedailybeast.com/newsweek/2012/09/30/from-tiger-to-pussycat-how-vietnam-s-economy-got-off-track.html (truy cập 18-10-2010).( Các lý do cho sự suy đồi kinh tế Việt Nam: thiếu nguồn tài chánh trong nước và sự gần như tẩy chay của các nhà đầu tư quốc tế.)

Pike, Douglas. 1970. The Viet-Cong Strategy of Terror, 01 February 1970, Folder 02, Box 04, Douglas Pike Collection: Unit 05 - National Liberation Front, The Vietnam Center and Archive, Texas Tech University. http://www.vietnam.ttu.edu/virtualarchive/items.php?item=2310402003 (truy cập 18-10-2010). (Chính sách khủng bố của Việt cộng trong chiến tranh Việt Nam.)

Remittance. 2013. Overseas remittance to Vietnam hits 4-year high in 2012. RemittancesGateway.org. Posted February 7, 2013. http://remittancesgateway.org/index.php?option=com_content&view=article&id=1854:overseas-remittance-to-vietnam-hits-4-year-high-in-2012&catid=72:remittance-flows-information&Itemid=66 (truy cập 18-10-2010). (Kiều hối gửi về Việt Nam từ nước ngoải lên đến mức cao nhất trong bốn năm là gần 10 tỉ trong năm 2012.)

Smith, Ray. 2000. Casualties – US v. NVA/VC. Created June 19, 1996. Last modified January 23, 2000. http://www.rjsmith.com/kia_tbl.html (truy cập 18-10-2010). (Số thương vong của Hoa Kỳ và Việt Nam trong chiến tranh Việt Nam.)





© 2014 Cao-Đắc Tuấn


Bình Luận

Thời Sự

Chuyên đề

 
http://danlambaovn.blogspot.com/search?max-results=50
Copyright © 2014 Dân Làm Báo