Lại nói về Đồng Tàu và bí mật Lầu Xanh Thành Đô - Dân Làm Báo

Lại nói về Đồng Tàu và bí mật Lầu Xanh Thành Đô

Phan Châu Thành (Danlambao) - Lý do bài viết: Lần ra sợi chỉ kết nối Đồng Tàu - Tàu cộng ở Thành Đô?

Sau bài Vai trò bán nước của Đồng Tàu ở Lầu Xanh Thành Đô đăng trên Dân Làm Báo hôm 19/10/2014 mà trong đó tôi chủ yếu đã trình bày hai nhận định cá nhân của mình, rằng Đồng là người Tàu đã có mặt thực hiện thành công 4 vụ bán nước Việt cho Tàu cộng từ 1946 đên 1990, và vai trò chính của Đồng Tàu trong cái gọi là Hội nghị Trung-Việt ở Lầu Xanh Thành Đô, tôi thấy mình đã nói chưa hết ý, dù bài viết đã rất dài...

Hội nghị Thành Đô được nhóm họp vào ngày 3-4/9/1990 tại Trung Quốc.

Thế nên, sau khi nghiên cứu thêm các tài liệu trước, trong và sau cái gọi là Hội nghị Trung-Việt ở Lầu Xanh Thành Đô, nhất là Hồi ký Trần Quang Cơ - Thứ trưởng Ngoại giao VN khi đó, với các chi tiết xung quanh nhân vật luôn đứng “bụm chim” là Đồng Tàu, tôi thấy có thể củng cố cho hai ý trên qua việc chỉ rõ Đồng Tàu đã hợp tác rất ăn ý nhuần nhuyễn với Trung cộng trong việc thực hiện các mưu đồ của chúng trước, trong và sau sự kiện Thành Đô ra sao.

Màn diễn của Trung cộng và Đồng Tàu trước cái bẫy Lầu Xanh Thành Đô

Có ít nhất ba phiên bản khác nhau nói về khởi nguồn trực tiếp của chuyến đi Lầu Xanh Thành Đô 1990, như sau:

Phiên bản 1, theo “Nhật ký ngoại sự” của Lý Bằng, ngày 6/6/1990 đại sứ TQ được Linh mời đến Văn phong Bộ Quốc phòng VN do Lê Đức Anh Bộ trưởng QPVN bố trí (nhằm qua mặt Bộ Ngoại giao và Bộ trưởng Nguyễn Cơ Thạch là người đã được Baker - Bộ trưởng Ngoại giao Mỹ cảnh báo về âm mưu của Tàu cộng...). Tại buổi gặp đó Linh thể hiện mong muốn được sang Tàu gặp Giang-Lý để “nối lại quan hệ”... (Phiên bản 1 này phù hợp thực tế là trước đó, năm 1988, Lê Đức Anh đã nộp 7 đảo đá Trường Sa cho Tàu cộng cùng sinh mạng 78 chiến sĩ công binh VN không được mang súng và không được nổ súng...)

Phiên bản 2, trên Wikipedia, ngày 5/6/1990 Linh cử Hoàng Nhật Tân - con trai Hoàng Văn Hoan (Hoan lúc đó đang “lưu vong” ở Tàu, có thể lại cũng là một gián điệp Tàu khác, bạn thân của Đồng Tàu từ 1940 ở bên... Tàu) đến sứ quán Trung cộng gặp đại sứ Trương Đức Duy hẹn 6/6/1990 gặp Linh tại Văn phong TƯ ĐCSVN. Tại buổi gặp đó Linh thể hiện mong muốn được sang Tàu gặp Giang-Lý để “nối lại quan hệ”... (Phiên bản 2 này phù hợp thực tế là trước đó Hoan là thân hữu mật thiết của Hồ, Đồng, Trương... và phải chạy sang Tàu lánh nạn sau vụ 1979 Tàu đánh chiếm toàn diện biên giới phía Bắc Việt Nam...)

Phiên bản 3, theo đảng CSVN công bố, qua Đại sứ của mình ở Hà Nội là Trương Đức Duy, Trung cộng đã mời đích danh ba người đứng đầu đến Thành Đô đàm phán Trung Việt, là TBT (Linh), TTg (Hoạn lợn điên), và lão già 84 tuổi đã hưu 3 năm Đồng (Tàu).

Có bốn điều không bình thường trong lời mời của Tàu cộng thể hiện âm mưu được sắp đặt kỹ cho cái bẫy Lầu Xanh Thành Đô của chúng, đó là:

- Một, chúng ngang nhiên chỉ định thành phần chính của đoàn tham dự là Linh/Mười/Đồng - điều không thể chấp nhận trong quan hệ quốc tế nói chung (mà người ta thường chỉ mời theo chức danh người đứng đầu tổ chức, theo tình hình nội bộ sức khỏe và theo quyết định của người được mời);

- Hai là, chúng bỏ qua vị trí thứ ba lẽ ra phải là UV BCT Bộ trưởng Ngoại giao Nguyễn Cơ Thạch không mời mà con ngầm đặt điều kiện CSVN phải loại NCT ra khỏi vị trí này (và sau đó CSVN không chỉ không để NCT đi Thành Đô đúng trách nhiệm danh phận, mà còn loại bỏ ông hoàn toàn, theo điều kiện của Tàu; và

- Ba là, chúng đích danh mời nhân vật thứ ba là Đồng “Tàu” của chúng bất chấp Đồng đã về hưu 3 năm, đã là lão già 84 tuổi mà trong lịch sử ngoại giao thế giới có lẽ điều đó giúp Đồng Tàu lập thêm một kỷ lục mới là kẻ chính thức gánh vác trách nhiệm quốc gia đi đàm phán quốc tế ở tuổi 84 (bên canh “kỷ lục” 32 năm làm thủ tướng...); và

- Bốn là, Tàu cộng đã dùng uy thế cá nhân của Đặng để đưa ra lời mời Đồng thay cho Thạch đó hòng dùng một tên đạt 3 đích: cho Đồng theo về Lầu Xanh Thành Đô làm ma cô diễn tiếp vụ trót, loại N.C.Thạnh là phần tử chống Tàu khá rõ khi đó sẽ cản trở vở diễn Lầu Xanh, treo một củ cà rốt cho bọn lừa CSVN chạy theo là được Đặng - kẻ vừa xua quân đánh chiếm biên giới Việt hơn 10 năm trước - chiếu cố gặp mặt!...

Thế nhưng, bất chấp bốn điều bất thường rõ ràng trên, CSVN đã sập bẫy Trung cộng ngay, tự nguyện và còn tiếc rẻ là anh Đặng đã chẳng giữ lời...

Còn chính Đồng Tàu thì sao? Đồng giả vờ ngạc nhiên là mình được mời, được Đặng chiếu cố đến (chứ mình không muốn: “Nghĩ lại, khi họ mời TBT, Chủ tịch HĐBT ta sang gặp TBT, Chủ tịch Quốc vụ viện, lại mời thêm tôi. Tôi khá bất ngờ, không chuẩn bị kỹ. Anh Mười cho là họ mời rất trang trọng, cơ hội lớn, nên đi.” Thế là Đồng Tàu làm ma cô dẫn CSVN về Lầu Xanh Thành Đô bán nước lần thứ tư, mà vẫn vô can! CSVN còn suýt xoa nài nỉ Đồng Tàu đi... về cố quốc!

Ai là người đã dẫn Linh/Mười Đồng đi Lầu Xanh lần này? Đó là kẻ không gì xa lạ, thậm chí rất thân thiết với Đồng Tàu (và Hồ) từ rất lâu trước đó - đích thân đại sứ TQ ở HN là Trương Đức Duy, từng là “phiên dịch” của Trung cộng ở HN cho Hồ, Đồng từ 1954... Trương từng làm thư ký riêng, phiên dịch, nấu bếp cho Hồ, và sáng 2/9/1990 đã đích thân đến đón Linh/Mười/Đồng ở Hà Nội cùng bay chuyên cơ đi Lầu Xanh Thành Đô, rồi lại đưa bọn bán nước về Hà Nội chu đáo...

Hãy xem qua “lý lịch” của tên Trương này (Phụ lục 2 đính kèm, chỉ để tham khảo, tức tin chứng 20-30% thôi, và đọc giữa dòng là chính) để thấy kẻ đó chính là “con ma xó”, chân tay tình báo Hoa Nam của Tàu bên cạnh Hồ rồi Đồng (cũng đều Tàu cả...) ở Hà Nội từ 1954... Và năm 1990, với tư cách là Đại sứ TQ tại HN đã cùng Đồng Tàu tham gia thiết kế và chuẩn bị Hội nghị Thành Đô ra sao. (Trông Trương như em trai của Đồng Tàu ấy “nhẩy”?!)


Màn diễn ngắn đầy “áp lực bụm chim” của Đồng Tàu ở Lầu Xanh Thành Đô

Tất nhiên, về Thành Đô là Đồng như cáo về rừng, có cả đàn cáo Tàu sau lưng hỗ trợ, nên Đồng Tàu “khỏe re”. Tuy nhiên, ở Thành Đô thì Đồng Tàu lại chỉ là tên gián điệp quèn làm nhiệm vụ trước mắt quan thầy cấp cao nhất (không còn là một cựu thủ tướng VN có “thâm niên Guiness thế giới”, cũng chả phải lão già 84 mà cậy thế già bất cần đời...) nên Đồng hốt quá, lo sợ đến nỗi lúc nào đứng trước hay cạnh quan lớn cũng phải (một cách vô thức) thủ thế “dạng chân - bụm chim” cho chắc! (Nói thêm, từ “bụm chim” là tôi mượn của bác Đinh Tấn Lực đã nhận xét thế đứng của Đồng xuất sắc như thế...)

Nhưng còn Đồng đã phối hợp với đàn cáo Tàu sau lưng để làm thịt bọn lừa CSVN ở Lầu Xanh Thành Đô như thế nào?

Đầu tiên là về địa điểm đàm phán. Tàu cộng nói chọn Thành Đô ở Tứ Xuyên cách bắc Kinh khoảng 2000 kms về phí Tây Nam là vì cần kín đáo tránh ồn ào mà Bắc Kinh đang có Á vận Hội 1990, tôi đã thấy vô lý, vì đoàn CSVN chỉ có 6 người đi lén lút như ma ám làm sao gây chú ý được trong thành phố mười mấy triệu dân? Chỉ là Tàu cộng muốn hạ nhục Việt cộng và tránh xa Đại Sứ quán VN mà thôi. Tôi càng không thể tưởng tượng được phía CSVN lại chấp nhận địa điểm đàm phán quốc tế Trung-Việt cấp cao nhất là cái Nhà nghỉ Số 1 Kim Ngưu nhỏ bé, biệt lập giống hệt như một cái Lầu Xanh (nhà thổ) của Tàu ở bất kỳ đâu như thế! Còn nhớ, ví dụ, ở Hội nghị Paris 1973, CSVN đã tranh cãi nhau với bên kia mất vài tháng về địa điểm họp (khách sạn nào, phòng nào) đến cách bài trí phòng họp (hình dáng cùng kích thước cái bàn tròn...), thế mà Linh/Mười/CSVN vẫn sa chân vào đó... vì Bộ Ngoại giao – NCT và Đại sứ VN ở Bắc kinh đã bị Trung cộng loại từ đầu trong việc chuẩn bị... nhà thổ - Lầu Xanh.

Chúng ta hãy nhìn lại lần nữa cái Lầu Xanh Kim Ngưu ô nhục mà Tàu cộng, Đồng Tàu, “đại sứ” Trương... đã dành cho CSVN:

Kim Ngưu tân quán Lầu Xanh Thành Đô Tứ Xuyên (成都宾馆金牛)

Tiếp theo, với địa điểm là Lầu Xanh như thế, Đồng và lũ cáo chủ nhà đã mở tiệc tối và tách đôi cặp lừa Linh-Mười ra để “đàm phán” vào tối đêm 3/9/1990 ở đó - thực chất là đã tách hai con lừa ra để cặp đôi sát thủ thượng thặng Giang-Lý làm thịt dễ dàng. Chúng ta biết, và Đồng thừa biết, đàm phán quốc tế thì bàn đàm phán chính bao giờ cũng phải có một đội ngũ đàm phán hùng hậu chủ chốt nhất có quyền quyết định tối cao tại chỗ (hoặc báo cáo về nhà xin chỉ thị cuối cùng), và trên bất kỳ bàn đàm phán nào (dù chính hay phụ) cũng phải có một một đội đàm phán để chống lưng nhau thay thế nhau, để bàn bạc và để kịp sửa sai nhau khi lỡ miệng nhưng chưa đưa vào văn bản... (tức là có chiến lược và chiến thuật đàm phán rất tỉ mỉ cho từng vấn đề, giai đoạn...).

Thế mà, ở Lầu Xanh Kim Ngưu, CSVN đã chịu để Trung cộng tách đôi Linh và Mười ra “đàm phán lần lượt”, cô lập và biệt lập hoàn toàn, thì kết quả tất nhiên là cái gì Tàu cộng muốn cũng được hết. Và dường như Đồng có mặt trong cả hai cuộc đàm phán riêng rẽ lần lượt trên (với nhiệm vụ “kết nối con thoi”? nhưng cho ai?).

Và màn diễn phối hợp tiếp Đồng-Tàu sau màn Lầu Xanh Thành Đô

Chúng ta hãy nghe Đồng kết tội Linh gần năm sau khi sự đã rồi (ở HN, khi họp BCT ngày 15-17/5/1991 trước Đại hội VII của CSVN)

"Lúc ở Thành Đô, khi bàn đến vấn đề Campuchia, người nói là anh Linh. Anh Linh nói đến phương án hòa giải dân tộc Campuchia. Sau đó Lý Bằng trình bày phương án “6+2+2+2+1” mà Từ Đôn Tín khi đàm phán với anh Cơ ở Hà Nội đã ép ta nhận song ta bác. Anh Linh đã đồng ý (nói không có vấn đề). Lúc đó có lẽ do thấy thái độ của tôi, Giang mời tôi nói. Tôi nói: tôi không nghĩ phương án 13 này là hay, ý tôi nói là không công bằng… Tôi ân hận là lẽ ra sau đó đoàn ta nên hội ý lại sau bữa tiệc buổi tối. Nhưng tôi không nghĩ ra, chỉ phân vân.”

Ngồi bên cạnh, Đồng đã chộp chữ “không có vấn đề” của Linh để kết tội Linh đã đồng ý với Tàu thay vì sửa lời cho Linh. Còn Linh thì nói sao? Linh đã đốp lại ngay:

“Anh Tô nhớ lại xem. Không phải tôi đồng ý, tôi chỉ nói ta nghiên cứu xem xét và cuối cùng đặt vấn đề thông báo lại Campuchia… Bây giờ tôi vẫn nghĩ thế là đúng.”

Cuộc cãi nhau nội bộ BCT CSVN trên mà Đồng đã chủ động gây ra lúc đã 85 tuổi là gần 1 năm sau chuyện đã xảy ra, để làm gì? Để Đồng (và Tàu cộng) sau khi sử dụng con bài hoang tưởng “cứu CS Thế giới” là Linh xong thì đổ tội xảy ra ở Lầu Xanh Thành Đô cho Linh, còn Đồng vô tội, và bằng cách đó ép Linh rút lui nhường chỗ TBT cho tên hoạn lợn già (76 tuổi, càng già càng tốt) là kẻ ngu tham ác dễ sai khiến hơn (đã được kiểm chứng ở Lầu xanh)... 

Để ý là, Đồng đã “tự kiểm điểm nghiêm khắc” (nhưng vẫn vô tội) và không nói gì đến tên hoạn lợn (coi như cũng vô tội luôn). Mười và Thạnh chỉ rõ tội của Đồng về vụ “đồng thuận”- nguyên tắc nhất trí” ở Thành Đô, thì Đồng đổ lỗi cho cấp dưới, thật hèn hạ:

Anh Thạch: Họp Bộ Chính trị để kiểm điểm, tôi xin được nói thẳng. Có phải khi đi Thành Đô về, anh Đỗ Mười có nói với tôi là hai ông anh nhận hơi sớm. Anh Linh nhận công thức 13 và anh Tô nhận consensus” (nguyên tắc nhất trí).

Còn Đồng thì quanh co chối tội và đổ tội cho lính: “Sáng sớm hôm sau, mấy anh bên Ban Đối Ngoại và anh Hồng Hà nói nhỏ với tôi là cốt sao tranh thủ được nguyên tắc “consensus” (nhất trí), còn con số không quan trọng. Tôi nghe hơi yên tâm nhưng vẫn nghĩ có hội ý vẫn hơn.”

Thứ hai là, Đồng đã tấn công Linh rất sát ván, có thể nói là hạ gục Linh luôn, nhưng đó là chỉ gần 1 năm sau Thành Đô – cái cái cực kỳ nham hiểm của Đồng là ở đó: “Mình hớ, mình dại rồi mà còn nói sự nghiệp cách mạng là trên hết, còn được hay không thì không sao. Cùng lắm là nói cái đó, nhưng tôi không nghĩ như vậy là thượng sách. Tôi không nghĩ người lãnh đạo nên làm như vậy.”

Điều thứ ba là, lập luận của Đồng trong cuộc họp BCT CSVN khi đó cũng là cách Tàu cộng bí mật trước đó (ngày 10/9/1990) đã đổ lỗi thỏa thuận Thành Đô về Campuchia với CS Campuchia cho CSVN, bằng cách trưng ra ghi âm cuộc đàm phán có câu “không vấn đề gì” của TBT CSVN khi nói về phương án 13 cho Campuchia mà CS Campuchia không muốn... Lẽ ra Biên bản chính thức của Hội nghị là tối cao, ghi “hai bên đồng ý thông báo cho Campuchia phương án 6+2+2+2+1” chứng tỏ Linh đúng và vô tội, nhưng Trung cộng và Đồng lại vịn vào câu Linh nói là “không có vấn đề gì” của Linh...

Thạch đã nói cũng trong cuộc họp BCT ngày 15-17/5/91 trên: “Hunxen nói là trong biên bản viết là “hai bên đồng ý thông báo cho Campuchia phương án 6+2+2+2+1” nhưng băng ghi âm lại ghi rõ anh Linh nói là “không có vấn đề gì”, đủ thấy Đồng và Tàu cộng phối hợp nhuần nhuyễn sau Thành Đô thế nào, nhưng toàn bộ đảng CSVN vẫn không nhìn ra Đồng Tàu, kể cả Thạch vẫn chỉ trách Linh...

Như vậy, với sự hợp tác hỗ trợ kín đáo và thâm hiểm từ trong đảng CSVN của Đồng Tàu, Tàu cộng đã biến phương án 13 người trong thành phần SNC của Tàu cộng thành của Linh và CSVN mà Linh cay đắng không chống đỡ được, và toàn bộ hận thù của Campuchia (cả CS và không CS) từ đó trút lên đầu CSVN thay cho lòng biết ơn lẽ ra họ nên có ít nhiều với VN, con hận thù nên dành cho Bắc Kinh.

Thái độ của bạn Campuchia đối với ta từ sau Thành Đô hoàn toàn đổi khác. Về công khai, Campuchiia cố tránh tỏ ra bị lệ thuộc vào Việt Nam, tự quyết định lấy đối sách, không trao đổi trước gì với VN nữa, hoặc/và thường quyết định trái với sự gợi ý của VN.

Vậy, bí mật của CSVN ở Lầu Xanh Thành Đô là gì?

Dường như CSVN đã nhận ra và muốn che dấu hai điểm chính sau từ vụ đến họp đêm ở Lầu Xanh Thành Đô của Linh/Mười/Đồng năm 1990 với Giang-Lý là:

Thứ nhất, CSVN muốn đàm phán vấn đề Campuchia (phụ) để được đàm phán vấn đề bình thường hóa quan hệ (chính), nhưng thực tế Tàu cộng chỉ bàn vấn đề Campuchia là chính – và đã lừa đẩy được “Phương án 13” của Tàu vào tay Việt cộng, còn vấn đề bình thường hóa quan hệ hai nước Trung Quốc vẫn bỏ ngỏ trong hồ sơ chính thức của Hội nghị. Biên bản chính thức Hội nghị có 8 điều thì 7 để nói về Campuchia (chính) và một treo lơ lửng kiểu Tàu về quan hệ Trung-Việt (phụ!), Bằng cách đó Tàu cộng đã trói cổ CSVN vào thòng lọng và dẫn đi từ đó theo ý chúng...

Thứ hai, Đề xuất bình thường hóa quan hệ của CSVN chỉ được Tàu cộng chấp nhận xem xét cụ thể (trong một điều cuối mơ hồ) theo một lộ trình mà Tàu cộng thiết kế, tức Tàu cộng ngồi thế trên và giữ mọi lập trường, quan điểm cũ (của Đặng về VN) là VN phải theo chỉ đạo của Tầu cộng hoàn toàn. Tàu cộng đã "cụ thể hóa" điều đó bằng những thứ còn mù mờ hơn gọi là “4 tốt, 16 vàng” của chúng, mà có lẽ với từng thành viên chóp bu lãnh đạo của CSVN chúng lại “cụ thể hóa” khác nhau, vì mỗi kẻ “có mong muốn” khác nhau.., Phần này chắc chắn đã không được đưa vào Kỷ yếu Hội nghị mà thuộc loại thỏa thuận riêng giữa hai đảng, thực chất là giữa Tàu cộng với từng thành viên Bộ Chính trị của CSVN từ ĐH VII 1991 riêng rẽ, nên càng không thể được công bố.

Trên thực tế, CSVN đã bị Tàu cộng lừa thô thiển: Trung Quốc nói mập mờ là Đặng Tiểu Bình có thể gặp cố vấn Phạm Văn Đồng, nhưng đó chỉ là cái “mối” để kéo anh Đồng tham gia gặp gỡ cấp cao không phải việc của Đồng nhăng là nhiệm vụ của Đồng để thao túng CSVN theo ý Tàu cộng, rồi ngay sau đó Tàu cộng trực tiếp hay gián tiếp thông báo nội dung chi tiết bản thỏa thuận Thành Đô để đổ hoàn toàn cho phía VN... Mọi việc trên đều không thể làm được nếu không có... Đồng Tàu tham gia tích cực.

Như vậy, bí mật Lầu Xanh Thành Đô vẫn còn là bí mật, trừ vụ gắp lửa bỏ tay Việt cộng thành công về giải pháp “Campuchia 13” của Tàu cộng mà thôi. Nói cách khác, bí mật ở Lầu Xanh Thành Đô là từ đó mọi kẻ chóp bu CSVN muốn làm vua con ở VN đều phải đến Lầu Xanh của Tàu cộng để nhận một cái thòng lọng có mã số 5 sao +1 vào cổ đeo suốt đời đến chết không thể phản chủ Bắc Kinh?

Vì thế, hiện nay, CSVN chỉ dám “thò” lấp ló ra một phần sự thật ở Lầu Xanh Thành Đô về vấn đề Campuchia mà chúng “bị hớ” mà thôi. Chúng còn chưa nhìn ra tại sao chúng bị choàng xích vào cổ dễ dàng thế, vì chúng còn tôn thừ Đồng Tàu là “tổ sư em” ma cô của chúng sau Hồ Tàu kia mà.

Phần chính (“bí mật Lầu Xanh” của từng tên “lãnh đạo” CSVN), chúng ta – dân Việt Nam sẽ vẫn phải tự tìm ra qua chính sự bán nước tiếp theo của chúng để ngăn chặn hay phán xét (nếu đã quá muộn), cho từng tên, kể từ Hồ trở đi.

Để làm điều đó chúng ta cần làm chủ các sự kiện tiếp sau, tình hình thế giới, tình hình hai nước CS sắp tới – những điều sẽ giúp ta tìm ra sự thật. Nhiều khả năng phải đến khi chúng ta làm được cho cả hai đảng CSVN và CSTQ sụp đổ hoàn toàn, chắc cũng không còn lâu nữa – 10 năm? 5 năm? 3 năm nữa?... Điều đó tùy thuộc vào cả chúng ta – người Việt, không hoàn toàn 100% nhưng rất nhiều... trên 80%?



_____________________________________

(Ghi chú: Tất cả các đoạn trích trong ngoặc kép và in nghiêng trên là từ Phụ lục 1: Hồi ký Trần Quang Cơ, cựu Thứ trưởng Ngoại giao VN, lên Bộ trưởng thay Thạch sau ĐH VII, 1991).

Phụ lục 1: Trích Hồi ký Trần Quang Cơ, chương 14

“Sở dĩ ta dễ dàng bị mắc lừa ở Thành Đô là vì chính ta đã tự lừa ta. Ta đã tự tạo ra ảo tưởng là Trung Quốc sẽ giương cao ngọn cờ CNXH, thay thế cho Liên Xô làm chỗ dựa vững chắc cho cách mạng Việt Nam và CNXH thế giới, chống lại hiểm hoạ ‘diễn biễn hoà bình” của chủ nghĩa đế quốc do Mỹ đứng đầu. Tư tưởng đó đã dẫn đến sai lầm Thành Đô cũng như sai lầm ““giải pháp Đỏ”

Sau Thành Đô, trong BCT đã có nhiều ý kiến bàn cãi về chuyến đi này. Song mãi đến trước Đại hội VII, khi BCT họp (15-17.5.91) thảo luận bản dự thảo “Báo cáo về tình hình thế giới và việc thực hiện đường lối đối ngoại của Đại hội VI và phương hướng tới”, cuộc gặp cấp cao Việt Nam – Trung Quốc ở Thành Đô mới lại được đề cập tới khi bản dự thảo báo cáo của Bộ Ngoại Giao có câu “có một số việc làm không đúng với các Nghị quyết của Bộ Chính trị về vấn đề Campuchia”. Cuộc họp này đầy đủ TBT Nguyễn văn Linh; các cố vấn Phạm văn Đồng, Võ Chí Công; các uỷ viên BCT Đỗ Mười, Võ Văn Kiệt, Nguyễn Cơ Thạch, Lê Đức Anh, Mai Chí Thọ, Nguyễn Đức Tâm, Đào Duy Tùng, Đồng Sĩ Nguyên, Đoàn Khuê, Nguyễn Thanh Bình.

Anh Tô nói: Có thời giờ và có cơ hội đem ra kiểm điểm những việc vừa qua để nhận định sâu sắc thì tốt thôi. Sau chuyến đi Thành Đô, tôi vẫn ân hận về thái độ của mình. Nói là tự kiểm điểm thì tự kiểm điểm. Tôi ân hận là ở hai chỗ. Lúc ở Thành Đô, khi bàn đến vấn đề Campuchia, người nói là anh Linh. Anh Linh nói đến phương án hoà giải dân tộc Campuchia. Sau đó Lý Bằng trình bày phương án “6+2+2+2+1” mà Từ Đôn Tín khi đàm phán với anh Cơ ở Hà Nội đã ép ta nhận song ta bác. Anh Linh đã đồng ý (nói không có vấn đề). Lúc đó có lẽ do thấy thái độ của tôi, Giang mời tôi nói. Tôi nói: tôi không nghĩ phương án 13 này là hay, ý tôi nói là không công bằng… Tôi ân hận là lẽ ra sau đó đoàn ta nên hội ý lại sau bữa tiệc buổi tối. Nhưng tôi không nghĩ ra, chỉ phân vân. Sáng sớm hôm sau, mấy anh bên Ban Đối Ngoại và anh Hồng Hà nói nhỏ với tôi là cốt sao tranh thủ được nguyên tắc “consensus” (nhất trí), còn con số không quan trọng. Tôi nghe hơi yên tâm nhưng vẫn nghĩ có hội ý vẫn hơn. Sau đó, Trung Quốc đưa ký bản thoả thuận có nói đến con số 13… Tôi phân vân muốn được biết nội dung trước khi ta hạ bút ký. Nếu như đoàn ta trao đổi với nhau sau phiên họp đầu, sau khi Lý bằng đưa ra công thức 6+2+2+2+1 thì ta có thể có cách bàn thêm với họ. Hai là trước khi ký văn bản do chuyên viên hai bên thoả thuận, các đồng chí lãnh đạo cần xem lại và bàn bạc xem có thể thêm bớt gì trước khi ký. Nghĩ lại, khi họ mời TBT, Chủ tịch HĐBT ta sang gặp TBT, Chủ tịch Quốc vụ viện, lại mời thêm tôi. Tôi khá bất ngờ, không chuẩn bị kỹ. Anh Mười cho là họ mời rất trang trọng, cơ hội lớn, nên đi. Nhưng đi để rồi ký một văn bản mà ta không lường trước hậu quả về phản ứng của Bạn Campuchia, rất gay gắt. Tôi hiểu là Bạn khá bất bình, thậm chí là uất nhau. Cho ta là làm sau lưng, có hại cho người ta.”

Anh Linh: “Anh Tô nhớ lại xem. Không phải tôi đồng ý, tôi chỉ nói ta nghiên cứu xem xét và cuối cùng đặt vấn đề thông báo lại Campuchia… Bây giờ tôi vẫn nghĩ thế là đúng. Tôi không thấy ân hận về việc mình chấp nhận phương án 13… Vấn đề Campuchia dính đến Trung Quốc và Mỹ. Phải tính đến chiến lược và sách lược. Phải tiếp tục làm việc với Campuchia về chiến lược, phải có nhiều biện pháp làm cho bạn thấy âm mưu của đế quốc Mỹ chống phá chủ nghĩa xã hội ở châu Á, cả ở Cuba. Nó đã phá Trung Quốc qua vụ Thiên An Môn rồi, nay chuyển sang phá ta… Trung Quốc muốn thông qua Khmer Đỏ nắm Campuchia. Song dù bành trướng thế nào thì Trung Quốc vẫn là một nước XHCN.”

Anh Thạch: “Về chuyện Thành Đô, Trung Quốc đã đưa cả băng ghi âm cuộc nói chuyện với lãnh đạo ta ở Thành Đô cho PhnomPenh. Hunxen nói là trong biên bản viết là “hai bên đồng ý thông báo cho Campuchia phương án 6+2+2+2+1” nhưng băng ghi âm lại ghi rõ anh Linh nói là “không có vấn đề gì”. Tôi xin trình bày để các anh hiểu nguyên do con số 13 là từ đâu. Tại Tokyo tháng 6.90, Sihanouk và Hunxen đã thoả thuận thành phần SNC gồm hai bên ngang nhau = 6+6. Từ Đôn Tín sang hà nội, ép ta nhận công thức 6+2+2+2+1 không được. Đến cuộc gặp Thành Đô, Trung Quốc lại đưa ra. Khi ta sang PhnomPenh để thuyết phục bạn nhận con số 13 với nguyên tắc làm việc consensus trong SNC, anh Hunxen nói riêng với tôi: chúng tôi thắng mà phải nhận số người ít hơn bên kia (bên ta 6, bên kia 7) thì mang tiếng Campuchia bị Việt nam và Trung Quốc ép. Như vậy, dù là consensus cũng không thể thuyết phục nhân dân Campuchia được. Chỉ có thể nhận 12 hoặc 14 thành viên trong Hội đồng Dân tộc Tối cao. Phải nói là PhnomPenh thắc mắc nhiều với ta. Liên xô, Anh, Pháp, Nhật, Mỹ đều cho ta biết là Trung Quốc đã thông báo cho họ đầy đủ về Thoả thuận Thành Đô và nói với họ là lãnh đạo Việt nam không đáng tin cậy. Trung Quốc đã sử dụng Thành Đô để phá quan hệ của ta với các nước và chia rẽ nội bộ ta…”

Hôm sau, BCT họp tiếp, anh Mười nói: “Ta tán thành Sihanouk làm chủ tịch Hội đồng Dân tộc Tối cao, Hunxen làm phó chủ tịch, lấy nhất trí trong Hội đồng Dân tộc Tối cao làm nguyên tắc. Đây không phải là một nhân nhượng… Nếu có anh Thạch đi Thanh Đô thì tốt hơn…”

Anh Tô: “Vấn đề chủ yếu không phải là thái độ của ta ở Thành Đô như anh Mười nói, mà là kết quả và tác động đến bạn Campuchia đánh giá ta như thế nào? Ở Thành Đô, điều ta làm có thể chứng minh được nhưng Campuchia cho là ta giải quyết trên lưng họ. Vì vậy mà tôi ân hận. Tôi ân hận là về sau này sẽ để lại hậu quả.”

Anh Mười: “Với tinh thần một người cộng sản, tôi cho là ta không sai. Ban Campuchia nghĩ gì về ta là quyền của họ. Với tinh thần một người cộng sản, ta không bao giờ vi phạm chủ quyền của bạn.”

Anh Thạch: "Họp Bộ Chính trị để kiểm điểm, tôi xin được nói thẳng. Có phải khi đi Thành Đô về, anh Đỗ Mười có nói với tôi là hai ông anh nhận hơi sớm. Anh Linh nhận công thức 13 và anh Tô nhận consensus” (nguyên tắc nhất trí).

Anh Võ Văn Kiệt: "Trong thâm tâm tôi, tôi không đồng ý có anh Tô trong đoàn đi Thành Đô. Nếu có gặp anh Đặng thì anh Tô đi là đúng. Tôi nói thẳng là tôi xót xa khi biết anh Tô đi cùng anh Linh và anh Mười chỉ để gặp Giang và Lý, không có Đặng. Mình bị nó lừa nhiều cái quá. Tôi nghĩ Trung Quốc chuyên là cạm bẫy."

Vốn là người điểm đạm, song anh Tô có lúc đã phải phát biểu: Mình hớ, mình dại rồi mà còn nói sự nghiệp cách mạng là trên hết, còn được hay không thì không sao. Cùng lắm là nói cái đó, nhưng tôi không nghĩ như vậy là thượng sách. Tôi không nghĩ người lãnh đạo nên làm như vậy.

Thoả thuận Việt Nam – Trung Quốc ở Thành Đô đúng như anh Tô lo ngại đã để lại một ấn tượng không dễ quên đối với PhnomPenh. Trong phiên họp Quốc hội Campuchia ngày 28.2.91, Hunxen phát biểu: “Như các đại biểu đã biết, vấn đề SNC này rất phức tạp. Chúng ta phải đấu tranh khắc phục và làm thất bại âm mưu của kẻ thù nhưng bọn ủng hộ chúng không đâu. Mặc dù Hội đồng đã được thành lập trên cơ sở 2 bên bình đẳng nhưng người ta vẫn muốn biến thành 4 bên theo công thức 6+2+2+2+1, và vấn đề chủ tịch làm cho Hội đồng không hoạt động được”.

Tôi còn nhớ khi tiếp tôi ở PhnomPenh, ngày 28.9.90, Hunxen đã có những ý khá mạnh về việc nối về thoả thuận Thành Đô: "Khi gặp Sok An ở Bangkok hôm 17.9, Trung Quốc doạ và đòi SOC phải công nhận công thức mà Việt Nam và Trung Quốc đã thoả thuận. Nhưng PhnomPenh độc lập. Sok An đã nói rất đúng khi trả lời Trung Quốc là ý này là của Việt Nam không phải của PhnomPenh."

Cuộc hội đàm Thành Đô tháng 9.90 hoàn toàn không phải là một thành tựu đối ngoại của ta, hiện tại đó là một sai lầm hết sức đáng tiếc về đối ngoại. Vì quá nôn nóng cải thiện quan hệ với Trung Quốc, đoàn ta đã hành động một cách vô nguyên tắc, tưởng rằng thỏa thuận như thế sẽ được lòng Bắc kinh nhưng trái lại thỏa thuận Thành Đô đã làm chậm việc giải quyết vấn đề Campuchia và do đó làm việc bình thường hóa quan hệ với Trung Quốc, uy tín quốc tế của ta bị hoen ố.

Việc ta đề nghị hợp tác với Trung Quốc bảo vệ CNXH chống đế quốc Mỹ, thực hiện “giải pháp Đỏ” ở Campuchia là không phù hợp với Nghị quyết 13 của BCT mà còn gây khó khăn với ta trong việc đa dạng hóa quan hệ với các đối tượng khác như Mỹ, phương Tây, ASEAN, và tác động không thuận lợi đến quan hệ giữa ta và đồng minh, nhất là quan hệ với Liên Xô và Campuchia. Trung Quốc một mặt bác bỏ những đề nghị đó của ta, nhưng mặt khác lại dùng ngay những đề nghị đó chơi xấu ta với các nước khác nhằm tiếp tục cô lập ta, gây sức ép với ta và Campuchia.

Cùng với việc ta thúc ép PhnomPenh đi vào “giải pháp Đỏ”, việc ta thoả thuận với Trung Quốc công thức SNC tại Thành Đô là không phù hợp với nguyên tắc nhất quán của Đảng ta là không can thiệp và không quyết định các vấn đề nội bộ của Campuchia, làm tăng mối nghi ngờ vốn có của Campuchia đối với ta, đi ngược lại chủ trương tăng cường và củng cố mối quan hệ với ta với Campuchia và Lào.”

Hết trích.

Phụ lục 2: Về Trương Đức Duy


Trương Đức Duy là người phiên dịch tiếng Việt có thâm niên của nước ta, sinh năm 1930 ở Quảng Đông, từng là Hoa kiều học tập tại Việt Nam.

Năm 1954, tham gia thành lập Đại sứ quán Trung Quốc tại Việt Nam, phụ trách phần phiên dịch và điều tra nghiên cứu. Từng lần lượt giữ chức Vụ phó Vụ Châu Á Bộ ngoại giao, Đại sứ đặc mệnh toàn quyền Trung Quốc tại Vương quốc Thái Lan kiêm Đại sứ tại Campuchia dân chủ, đồng thời là Đại diện thường trú của Ủy ban Kinh tế và Xã hội Khu vực Châu Á-Thái Bình Dương của Liên Hiệp Quốc, Đại sứ đặc mệnh toàn quyền Trung Quốc tại Việt Nam.

Sau khi về hưu, từng trải qua các chức vụ Phó chủ tịch Hội hữu nghị Trung-Việt, Chủ tịch các khóa 3, khóa 4, khóa 5 và Chủ tịch danh dự Hội hữu nghị Hoa kiều Việt Nam, Campuchia, Lào.

Năm 1967, Hồ Chí Minh bị bệnh đến Trung Quốc nghỉ dưỡng, Trương Đức Duy làm phiên dịch theo suốt cả thời gian này. Trong khoảng thời gian 2 năm sau đó, Trương Đức Duy luôn ở bên Hồ Chí Minh cho đến khi Hồ Chí Minh qua đời.

Năm 1967, quân xâm lược Mỹ gieo ngọn lửa chiến tranh khắp cả hai miền Nam Bắc Việt Nam, Trương Đức Duy tinh thông tiếng Việt đang làm việc ở Sứ quán Trung Quốc tại Việt Nam.  

“Khi ấy, lãnh đạo tối cao của Việt Nam là Chủ tịch Hồ Chí Minh. Ông dẫn dắt quân dân Việt Nam, với sự chi viện một lượng lớn vật lực, tài lực và nhân lực từ Trung Quốc, ngoan cường chống Mỹ cứu nước”, Trương Đức Duy nói.

Chính vào thời điểm ngặt nghèo ấy, không ai ngờ bệnh tật lại tàn nhẫn tấn công người lãnh tụ huyền thoại này. “Sức khỏe của ông quá quan trọng đối với Việt Nam! Ông yêu cầu tôi đi cùng ông sang Trung Quốc chữa bệnh. Khỏi cần nói cũng hiểu là tôi phải gánh trên vai nhiệm vụ nặng nề đến nhường nào”. Trong 2 năm tiếp đó, Trương Đức Duy là phiên dịch của Hồ Chí Minh và là Thư ký Tổ chăm sóc y tế Trung Quốc, luôn ở bên Hồ Chí Minh cho đến giây phút cuối cùng.   

“Tôi gọi ông là Bác Hồ (bác đại diện cho thế hệ cha chú trong tiếng Việt), ông gọi tôi là em Duy. Ông để râu dài, đặc biệt rất sợ tiêm. Ông để chúng tôi ăn cơm cùng, kể cho chúng tôi nghe những câu chuyện cách mạng phiêu lưu mạo hiểm của mình, mọi người nghe rất thích thú”. Trương Đức Duy nhớ lại.

Không quản hiểm nguy

Người phiên dịch Trung Quốc Thành “thư ký” của Hồ Chí Minh

Vào một ngày đầu năm 1967, Trương Đức Duy đang là Bí thư thứ ba Sứ quán Trung Quốc tại Việt Nam nhận được cuộc điện thoại từ Vũ Kỳ, Thư ký của Hồ Chí Minh, nói Bác Hồ có chuyện muốn ông trực tiếp đến ngôi nhà gỗ nhỏ một chút.

“Tôi bước vào, chợt thấy chột dạ, sao Bác Hồ không làm việc mà lại nằm trên giường?” Trương Đức Duy hốt hoảng, nhẹ bước tới bên giường, hỏi thăm Hồ Chí Minh. Ông cụ vẫy tay ra ý bảo ông ngồi xuống cạnh giường: “Bác gọi chú đến là muốn chú báo cáo với đồng chí Chu Ân Lai, nhưng chú phải chú ý giữ bí mật”.

Thì ra thời gian gần đây, cả tay và chân của Hồ Chí Minh đều không còn cử động linh hoạt được nữa, tuy đã được bác sĩ khám, và cũng đã qua một vài loại trị liệu, nhưng không thấy biến chuyển. Cho nên, ông muốn sang Trung Quốc khám bệnh.

“Tôi hiểu rồi!” Trương Đức Duy về ngay đại sứ quán, điện báo cho Chu Ân Lai. Hai ngày sau, sứ quán nhận được điện trả lời của Bắc Kinh, Chu Ân Lai đề nghị đưa Hồ Chí Minh tới ở Nhà khách Tùng Hóa Ôn Tuyền tỉnh Quảng Đông, rồi Trung ương sẽ chọn cử một bác sĩ giàu kinh nghiệm đến chẩn trị. Ngày 14 tháng 4, Hồ Chí Minh lên chiếc chuyên cơ bay đến Quảng Châu, người đi theo chỉ có Trương Đức Duy, Thư ký Vũ Kỳ và Cục trưởng Cục bảo vệ sức khỏe Như Thế Bảo.

Theo chỉ thị của Chu Ân Lai, về phía Quảng Châu đã thành lập “Tổ chăm sóc y tế Trung Quốc” để kiểm tra sức khỏe và chữa trị một cách có hệ thống cho Hồ Chí Minh, còn Trương Đức Duy thì là Thư ký của Tổ chăm sóc y tế.

Tổ chăm sóc y tế kiểm tra thêm rồi chẩn đoán là: Bị chứng xơ vữa động mạch tuổi già, máu cung cấp lên não thiếu nặng, một vùng mạch máu não nào đó bị tắc nghẽn, cho nên mới sinh ra liệt nhẹ nửa người. Nhằm đúng vào nguyên nhân bệnh và triệu chứng ấy, Tổ chăm sóc y tế đã bố trí phương án trị liệu tổng hợp.

Song Thư ký Vũ Kỳ và Cục trưởng Như Thế Bảo lại đến tìm Trương Đức Duy, nói cho ông biết một tình huống đặc biệt – Bác Hồ sợ nhất là tiêm, đề nghị Tổ chăm sóc y tế không áp dụng phương pháp tiêm. Vì thế, phương án trị liệu đã không sử dụng cách châm cứu, mà dùng cách day ấn huyệt vị. Trương Đức Duy, Vũ Kỳ và Như Thế Bảo cũng cùng với Hồ Chí Minh tiến hành tập luyện hồi phục sức khỏe vừa phải, “chúng tôi ném bóng cho ông, ông đỡ lấy rồi lại ném lại, ông được vui vẻ nói cười nên cũng không cảm thấy cô đơn nhàm chán”.

Tự tay nấu bếp

Ông làm món sườn hấp chao[1] cho Bác Hồ

Để giúp Hồ Chí Minh tăng cường thể lực, các đầu bếp lần nào cũng làm ra đầy một bàn các thức ngon, nhưng Hồ Chí Minh tiết kiệm quen rồi, vẫn giữ mỗi bữa chỉ cần ăn một món tanh[2], một món rau, một món canh. Các bác sĩ khuyên ông ăn thức ăn phong phú một chút thì sẽ giúp ích cho việc hồi phục sức khỏe, ông mới ăn thêm chút ít thức bổ dưỡng.

Song Hồ Chí Minh nói, cơm và thức ăn quá nhiều, mỗi lần dùng bữa chỉ có mình ông, vừa ăn không hết lại vừa cảm thấy cô quạnh. Thế là muốn để cho cả Trương Đức Duy, Vũ Kỳ và Như Thế Bảo cùng ăn. Để phối hợp với trị liệu cho người già, sau khi được sự đồng ý của lãnh đạo cấp trên, họ bắt đầu cùng ăn cơm với Hồ Chí Minh.

Trương Đức Duy phát hiện ông thích ăn thịt gà và sườn, nhưng đầu bếp lại sợ răng người già không tốt, nên khi ninh hầm thường nấu cho nát nhừ, mất cả hương vị. “Tôi liền đề nghị đầu bếp làm mấy món thịt gà luộc chặt miếng và sườn hấp chao kiểu Quảng Đông thử xem, quả nhiên ông rất hào hứng với mấy món này, cứ khen ngon mãi. Rồi còn yêu cầu đầu bếp thường xuyên nấu kiểu cơm nhà, như vậy 'vừa tiết kiệm tiền lại vừa ngon'”. Trương Đức Duy nói.

Trị liệu được hơn 2 tháng, hiệu quả chữa trị rõ, Hồ Chí Minh rất hài lòng, vì nhớ đến cuộc đấu tranh chống Mỹ cứu nước của Việt Nam, nên ngày 1 tháng 7 năm 1967 đã rời Quảng Châu quay về Hà Nội. Song về Hà Nội không lâu, Vũ Kỳ đã gọi điện nói Bác Hồ lại thèm ăn món sườn hấp chao rồi, nhưng mà đầu bếp không biết làm, nên muốn Trương Đức Duy dạy cho. Thế là Trương Đức Duy đã đến Phủ chủ tịch để bày cho đầu bếp cách làm.

Mấy hôm sau, Vũ Kỳ lại gọi điện nói đầu bếp nấu không đúng vị, Bác nuốt không nổi, mong Trương Đức Duy tới tự tay làm một lần, vừa nghe nói được tự tay nấu ăn cho Hồ Chí Minh, Trương Đức Duy thấy vô cùng vinh dự, lập tức tới làm luôn. “Kết quả là Bác Hồ ăn hết, luôn mồm khen ngon, "đây mới là món sườn hấp chao chính cống". Tôi nghe mà thấy trong lòng cũng quá phấn khởi”.

Xem lễ ở quảng trường

Phiên dịch giúp Hồ Chí Minh ăn mặc cải trang

Ai ngờ chỉ hơn 1 tháng sau, sức khỏe Hồ Chí Minh đột ngột xuất hiện vấn đề mới.

“Khi ấy Vũ Kỳ gọi điện cho tôi đến Phủ chủ tịch, khi gặp ông bảo Bác Hồ về nước làm việc và hoạt động quá nhiều, mấy hôm trước mưa dầm bị sốt cao, mãi chưa dứt”. Bí thư Trung ương Đảng Việt Nam Lê Văn Lương mong Trung Quốc điều Tổ chăm sóc y tế đến Hà Nội chữa trị.

Chu Ân Lai được tin liền lập tức điều Tổ chăm sóc y tế đến Hà Nội, cho chữa trị kết hợp Đông Tây y, sốt hạ luôn, nhưng căn bệnh cũ ở não lại có hội chứng tái phát, tim cũng xuất hiện vấn đề mới. Cuối cùng, qua bàn bạc nhiều phía, Hồ Chí Minh lại sang Trung Quốc nằm tại Nhà điều dưỡng Trung ương Ngọc Tuyền Sơn ở Bắc Kinh dưỡng bệnh trong hơn nửa năm.

Ngày 1 tháng 10 cùng năm là lễ kỷ niệm 18 năm ngày thành lập nước Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa, sáng hôm ấy ở Quảng trường Thiên An Môn có quần chúng diễu hành chúc mừng, Trung ương muốn để Hồ Chí Minh được dự lễ, nhưng vì bảo mật nên lại không thể bố trí Hồ Chí Minh lên lầu thành Thiên An Môn được. Thế là, Chu Ân Lai đã nghĩ ra được một biện pháp tuyệt diệu, để Đặng Dĩnh Siêu đi theo Hồ Chí Minh bí mật lên tầng 4 của Đại lễ đường nhân dân, nhìn ra từ cửa sổ cảnh tượng tráng lệ của cuộc diễu hành quần chúng. Còn buổi tối, Mao Chủ tịch sẽ mời Hồ Chí Minh lên lầu thành Thiên An Môn xem bắn pháo hoa.

“Việc này cần phải bảo mật ra sao đã tốn mất rất nhiều suy nghĩ. Cuối cùng chúng tôi quyết định giúp ông ăn mặc cải trang để đi xem lễ”. Trương Đức Duy hóa trang cho Hồ Chí Minh, mặc bộ Tôn Trung Sơn, đội một chiếc mũ cán bộ Trung Quốc, đeo một chiếc khẩu trang, cuốn hết râu lại, như vậy sẽ chẳng ai nhận ra được.

Tối đó, Hồ Chí Minh gặp mặt Mao Chủ tịch, Chu Ân Lai và Ủy viên trưởng Chu Đức một cách suôn sẻ. Mao Chủ tịch còn đích thân đi cùng Hồ Chí Minh ra ngoài lầu thành, ngồi trên một chiếc ghế nhỏ xem pháo hoa. Trương Đức Duy nhớ lại: “Hai vị chủ tịch đều xem rất hào hứng, trao đổi với nhau bên nào bắn đẹp hơn, tôi đứng đằng sau làm phiên dịch”.

Trên đường về chỗ ở, Hồ Chí Minh cảm khái nói Mao Chủ tịch, Chu Ân Lai đã quá quan tâm đến ông! “Không ngờ lại chu đáo đến vậy, còn thân thiết hơn cả đồng chí và anh em!”

Giây phút hấp hối

Ông đã chứng kiến những giờ phút cuối cùng của Hồ Chí Minh

Trong khoảng thời gian 2 năm tiếp đó, Tổ chăm sóc y tế còn từng 3 lần đến Hà Nội chữa bệnh cho Hồ Chí Minh. Mùa hè năm 1969, Hồ Chí Minh muốn để cho Tổ chăm sóc y tế được về Trung Quốc nghỉ phép 1 tháng, tiện thể nhờ Trương Đức Duy mang thư đến cho Thủ tướng Chu Ân Lai luôn.   
“Thư ông đã tự mình viết xong, chủ yếu là bày tỏ sự cảm ơn và nguyện vọng muốn sang Trung Quốc lần nữa. Tôi dịch ra tiếng Trung, ông xem rồi ký 3 chữ Hồ Chí Minh bằng chữ Hán”.

Vào trung tuần tháng 8 năm đó, Hồ Chí Minh ra ngoài đi thị sát đột nhiên bị cảm, dẫn đến viêm phế quản cấp, từng bị choáng mất một lúc. Cả bệnh tim và bệnh mạch máu não cùng phát, tiếp đến viêm phế quản chuyển thành viêm phổi cấp.

Bắt đầu từ ngày 25 tháng 8, Bắc Kinh điều sang thêm liên tiếp 2 tốp chuyên gia và đội chăm sóc y tế Đông, Tây y…, mang theo các loại thuốc cấp cứu và dụng cụ đáp chuyên cơ tới Hà Nội. Các thầy thuốc Trung Quốc thay phiên túc trực ngày đêm bên giường bệnh Hồ Chí Minh, đã dùng một loạt các biện pháp trị liệu, nhưng đều không thấy có hiệu quả.

“Tôi còn nhớ rất rõ, trong những ngày tháng cuối cùng ấy, ông cụ tỏ ra rất yên lặng”. Trương Đức Duy nói, ông luôn ở trước giường Hồ Chí Minh, có lần Hồ Chí Minh bị hôn mê khi tỉnh lại, nhìn thấy hộ lý Trung Quốc đứng bên giường còn yêu cầu các cô hát. 

Hai cô hộ lý liền khẽ hát bài hát “Ca ngợi xã hội chủ nghĩa” đã quen thuộc với mọi người.[3] Hồ Chí Minh nghe xong mỉm cười gật đầu, mãn nguyện chìm vào giấc ngủ.

Rạng sáng ngày 2 tháng 9, Hồ Chí Minh đã không còn tự chủ được hơi thở, tim ngừng đập hoàn toàn. Các bác sĩ Trung Quốc đã sử dụng mọi loại thiết bị, nhưng cuối cùng vẫn không thể hồi phục được nhịp tim cho ông cụ.

Ba tốp chuyên gia chăm sóc y tế do Chu Ân Lai lệnh điều thêm vào ngày hôm đó còn chưa kịp tới Hà Nội thì tử thần đã cướp đi mất sinh mạng của Hồ Chí Minh. Đồng hồ điểm đúng 9 giờ 47 phút ngày 2 tháng 9 năm 1969, Hồ Chí Minh đã không vượt qua nổi cái mốc 79 tuổi.

(Nguồn: “Báo Pháp chế buổi chiều”)./.


Bình Luận

Thời Sự

Chuyên đề

 
http://danlambaovn.blogspot.com/search?max-results=50
Copyright © 2014 Dân Làm Báo