Ma nhập hay xuất thần? - Dân Làm Báo

Ma nhập hay xuất thần?

1. Thanh- Nghệ - Quảng - Hà Quê Choa

Chẳng biết do di truyền hay do khắc thổ mà tôi sinh ra tại Ban Mê Thuột nhưng lại mang chất giọng sệt Nghệ, lúc còn làm trong ngành viễn thông khi vào Nam thì bị gọi là Bắc kỳ, ra Hà Nội thì bị gọi là giọng bọ, xứ bọ, dân cá gỗ... Thật chẳng sung sướng tí nào. Do có duyên với vùng đất Thanh Nghệ Quảng Hà, nên tôi thường có cơ hội đi lại với vùng đất đó. Thế nên từ khi dân oan kéo nhau lên phòng tiếp dân ở Vinh, rồi ra Cầu Giấy- Hà Nội thì tôi có dịp tiếp xúc với họ, thành phần mà đảng đang ra sức xóa sổ.

Sự xuất hiện của Hồ Thị Bích Khương, tay không tấc sắt, chẳng qua một lớp đào tạo nào, đứng đầu nhóm biểu tình đòi đất tiến ra Hà Nội... chị đã mất hết, chẳng còn gì. Nhưng cái bất khuất, ngang ngạnh, bướng bỉnh của người con xứ Nghệ thì chỉ có chết may ra mới mất được. Tôi cảm phục chị, lúc trong tôi chưa hình dung được thế nào là Dân Chủ, nhìn chị giữa một rừng bạo quyền, liều mình như chẳng có... Nên chị trở thành một thần tượng trong tôi.

Quê Choa là thế, dù rằng nơi đây chính là nơi sinh ra nhiều tội đồ dân tộc như Hồ Chí Minh, nhưng cũng là nơi đầu tiên chống cộng trên toàn quốc, cuộc cách mạng dân chủ ở Quỳnh Lưu, người Nghệ An đã anh dũng đứng lên và hy sinh vì đại nghĩa dân tộc.

Thật vậy: sau khi cướp được chính quyền, đến những năm 55, 56 thì bộ mặt gian ác, vong nô của Hồ Chí Minh, chóp bu của đảng đã dần lộ rõ. Trong cuộc cải cách ruộng đất, cảnh đầu rơi máu chảy của người dân vô tội xảy ra hàng loạt, đến nỗi sự ám ảnh đó đã khiến cho Trần Thế Nhân phải gọi là long trời lở đất... Lúc này giặc họ Hồ đã thắng thế, tuy nói sửa sai, nhưng thực chất tiến hành đấu tố tàn bạo hơn, mở ra trên diện rộng, đang tiến dần xuống miền trung. 

Thấy được sự tàn ác, phi nghĩa của cuộc cái cách ruộng đất, phi nhân của chế độ CS, vào tháng 11 năm 1956 nhân dân Quỳnh Lưu - Nghệ Tĩnh và các vùng phụ cận đã đứng lên đấu tranh, xin trích một số đoạn sau đây trên trang Ly Hương như sau:

"Nhân dân tỉnh Nghệ An, gồm đủ mọi thành phần giai cấp ở các xã Quang Trung, Tân Nho, Diễn Tân, Vạn Kim, Diễn Đức, Diễn Đông, Diễn Nguyên, Minh Châu, Đức Vinh, Hồng Thăng, Đại Gia, Yên Trung đã mở 1 đại hội để tố cáo những chính sách cai trị tàn ác của chế độ. Ban tổ chức đại hội còn mời luôn cả cán bộ CSVN thuộc cấp tỉnh và huyện đến tham dự để chứng minh tinh thần đấu tranh cho tự do của nhân dân. Sau nhiều giờ thảo luận, đại hội đã đồng thanh lập bản kiến nghị nguyên văn như sau: 

- Yêu cầu trả lại cho chúng tôi những vị linh mục chánh sở và tất cả những vị giáo sĩ bị bắt bớ giam cầm, 

- Yêu cầu trả lại cho chúng tôi xác các vị linh mục đã bị hành quyết và của những vị đã bị thủ tiêu, 

- Yêu cầu trả lại những tài sản của địa phận, của thánh đường, của Đức Mẹ đã bị chính quyền tịch thu hoặc sung công, 

- Yêu cầu đền bồi thanh danh của các giáo sĩ đã bị nhục mạ và danh dự của các giáo hữu đã bị vu khống. 

Cán bộ CSVN rất căm tức những lời kết án của dân chúng. Lúc đầu họ nhất định không ký tên, nhưng với áp lực của hàng ngàn người, họ bắt buộc phải ký vào quyết nghị. Ban tổ chức đã gởi bản quyết nghị này đến 4 nơi: Tòa thánh La Mã (qua trung gian của Đức Khâm sứ Dooley), Ủy Ban Kiểm Soát Đình Chiến, Hồ Chí Minh và gởi đến chính quyền quốc gia miền Nam. Phía CSVN đã tìm đủ mọi cách ngăn chặn bản quyết nghị đến tay Ủy Ban Kiểm Soát Đình Chiến. 

Dân chúng đã dùng ngay chính sách sửa sai của CSVN để đòi lại chồng con đã bị giết, tài sản đã bị cưỡng đoạt và đòi được di chuyển tự do vào Nam như đã cam kết trong Hiệp định Geneva. Giữa lúc đó, được tin chiều ngày 9-11-1956, Ủy Ban Kiểm Soát Đình Chiến sẽ đi qua Cầu Giát để lên Hà Nội, hàng ngàn người đã kéo ra đường số 1 chờ đợi. Đồng bào đã góp đơn lại giao cho 6 thanh niên đại diện đưa thư. Mấy ngàn đồng bào đã nằm ngay trên đường để chận xe lại. Sáu thanh niên đã đưa cho viên sĩ quan Ấn Độ trong Ủy Ban mấy vạn lá thư đựng trong bao bố. Viên sĩ quan này cho biết sẽ trình lại cấp trên và trả lời vào ngày thứ Bảy trong tuần. 

Sau đó, ngày 10-11-1956, khoảng 10.000 nông dân đã mở đại hội lần thứ hai tại xã Cẩm Trường để bàn thảo về ngày thứ Bảy. Mọi người đều tỏ ra hân hoan khi biết sắp sửa từ bỏ địa ngục trần gian. Nhưng ngay lúc đó, CSVN đã điều động 2 đại đội chủ lực và 1 đại đội công an võ trang huyện Diễn Châu về xã Cẩm Trường để giải tán đại hội nông dân. Bạo động đã xảy ra. Tiếng súng và lựu đạn nổ vang trời. Mặc dù tay không nhưng khí thế quần chúng quá mạnh, những người phía sau đã tràn lên thay cho những người gục ngã phía trước. 

Cuối cùng, dân chúng đã bao vây đồn bộ đội, công an vào giữa. Đêm hôm đó, CS đưa thêm 2 trung đoàn về bao vây 10.000 nông dân tại xã Cẩm Trường. Dưới cơn mưa phùn lất phất cuối đông, cảnh tượng bi hùng đã diễn ra ở 1 trận địa giữa 10.000 nông dân và 2 vòng trong ngoài đầy những công an và bộ đội. Tờ mờ sáng này 11-11-56, các bà mẹ đã đánh trống, mõ kêu gọi dân chúng quanh vùng đến tiếp cứu. Xã Diễn Châu như bị động đất. Rồi 30.000 nông dân kéo đến vây phía ngoài 2 trung đoàn chính quy của CS, trở thành 1 vòng bao vây thứ tư. Cuộc nổi dậy bộc phát quá lớn, quá mau, đã đi ra ngoài sự tiên liệu của cả 2 bên." (*)

Có khoảng 6000 người cả lương lấn giáo đã ngã xuống, bị lao tù, một số chết tiếp theo trong các nhà tù, nhưng nhiều nhất vẫn là Cổng Trời, bị tàn phế... và được sự ủng hộ, tham gia đông đảo của người dân Quảng Hà (Quảng Bình, Hà Tĩnh), kể cả Thanh Hóa...

Một sự thật khó có thể chối bỏ, đó là sự ra đời của các thế hệ tiếp, dù rằng sau khi ký hiệp định Geneva ngăn chia vĩ tuyến, hơn một nữa dân số người Công giáo từ Nghệ Tĩnh (Nghệ An + Hà Tỉnh), Quảng Bình, Quảng Trị đã di cư vào nam, sống rải rác trong các thành phố, nhưng tập trung nhiều vẫn là Đồng Nai và Ban Mê Thuột. Số này hầu hết đều có quan hệ thân thuộc với các nạn nhân của CS. 

Dù ở đâu, dù thế nào họ cũng kể lại một sự thật rùng rợn, nhưng cũng đầy bi tráng, khúc bi ca muôn đời: bởi vì họ chưa xin kẻ thù tha mạng. 

Trong phong trào Xô Viết Nghệ Tĩnh, vì lòng yêu nước, muốn đất nước thoát khỏi đô họ, nhân dân Nghệ đã bị CSVN lợi dụng, để rồi bị thực dân Pháp tàn sát. 

Ngày nay, một Hồ Thị Bích Khương, đang ngồi tù. Hàng loạt dân oan đang đấu tranh của hai tỉnh Nghệ An và Hà Tĩnh, Quảng Bình. Họ vẫn đấu tranh miệt mài, kiên quyết bám trụ tại Hà Nội để kháng kiện, Chị Khương bị đánh đập, sức khỏe đang yếu dần. Tất cả quyết không xin kẻ thù. 

Vâng, người Quê Choa là thế, ngang bướng, cộc cằn, khó gần... Nhưng rất hiên ngang trước mũi súng của kè thù, chưa hề xin tha. Dân QUÊ CHOA là rứa đó. 

Khi viết phần này, tôi tự hỏi mình bị ma nhập hay xuất thần. Vì rằng: chưa hết bàng hoàng sự việc Bọ Lập (Quảng Bình) bị bắt, thì xuất hiện lá thư xin... của ba nhà trí thức, mục đích giảm án cho Bọ Lập. Nhưng tôi chợt giật mình, không biết cá nhân Bọ biết chuyện này chưa?, những người viết lá thư này là tự nguyện, hay có ai cầu cứu? Có mục đích cá nhân nào khác không? Theo tôi nghĩ, cá nhân Bọ cũng đã lường trước mọi việc xảy đến, lúc mới bị bắt Bọ đã nói rất bình thản với vợ của mình. Nên thay vì cứu Bọ vô tình đánh giá thấp tư cách của Bọ Lập. 

Việc lo sợ cho sức khỏe của Bọ Lập là cần thiết, những nguy hiểm mà anh đang phải đối đầu... Nhưng nếu không tính toán kỹ, làm việc trong trạng thái căng thẳng, lo âu cho Bọ mà vô tình lại làm sự việc trầm trọng hơn, kiểu của ma nhập, hay xuất thần qua vụ vừa rồi chẳng nói lên điều gì về con người Quê Choa cả. 

2. Cu bố, tại sao mầy bỏ gác?

Đang mơ mơ màng màng vì cuộc rượu tối qua tại phòng khách chính phủ Trung Hoa, và sau buổi làm việc cũng quá sức do tuổi già với cô chiêu đãi viên người Thượng Hải xinh đẹp, nên đã 8h sáng mà Lú vẫn chưa thể thức. Giấc ngủ bị cắt ngang khi cô thư ký gõ cửa phòng. Tiếng gõ cửa mà nghe như tiếng lựu đạn nó nổ không bằng, có lẽ men say đang còn, cộng với cơn ngải ngủ nên nó thế. Nghĩ vậy nên lão cựa mình rồi nói với ra: 

- Gì thế!
- Dạ! Có điện của ông Cận Bình - tiếng cô thư ký.
Lão thầm nghĩ, giờ này mà gọi, Cận với chả Bình. Nhưng dù gì lão vẫn phải nghe, nó gắn chặt với quyền lực của lão.
- Chờ tý - lão lại nói với ra, đứng dậy và mặc lại y phục, bước ra phòng ngoài, nơi có cô thư ký đang đợi sẵn với chiếc điện thoại. Kể từ lúc qua đây, cô này thay cho người thư ký quen thuộc, vì cái thứ tiếng ní ní hảo hảo chẳng ra làm sao. 

Lão với tay cầm lấy điện thoại, ngồi xuống ghế và đưa mắt nhìn cô gái như ý bảo cuộc nói chuyện bắt đầu.
- Alo. Anh Bình hả, chuyện gì gọi sớm thế anh? Lão nói xong, thì nghe cô thư ký đang cầm một cái điện thoại y hệt như của lão và đang phát ra những âm thanh nghe như phim xã hội đen Hong Kong ấy, lão tự nhủ thầm con này bệnh rồi, cứ nị nị hạo hạo này thì thần kinh căng quá mà đứt, mới 32 mà tóp xọp này thì nhanh lên nóc tủ lắm con à. 

- Ông Bình nói, có chuyện gấp, cần họp nội bộ 2 nước CS anh em - cô thông dịch nói lại bằng tiếng Việt. 

- Sao lại 2! Bác có nhầm không đó - lão hỏi lại. 

Để tránh xao lãng, vãn bối đành phải cắt giọng của cô thông ngôn, vì cứ xào xào... Làm cho cái audio như nhiễm điện, mà chỉ tập trung tường thuật lại cuộc đối thoại. 

Ông Bình trả lời:
2 vì tao vừa nhận tin thằng Cu Ba bỏ gác, không thể cứng nổi, lão Phi-đen nằm liệt gường, ngam ngáp từ lâu, hết xí quách rồi... Đàn em không còn nghe nữa... Từ đây chấm hết, khỏi xì gà, khỏi rum, khỏi mía... 

- Ồ, thế hóa hay, khỏi phải viện trợ, bọn em cũng đang ngáp ruồi đây.  Giọng lão vang vang. 

- Bên kia đầu dây đập mạnh, tiếng âm thanh đập xuống bàn. Chú nói thế là không suy tính, còn thằng Cu Ba thì sự ràng buộc trong quan hệ kinh tế chính trị còn mạnh. Bọn tư bản giãy chết còn e dè, không không dám manh động, vì cán cân mậu dịch, cục diện thị trường. Tuy Nga đã đối mới, nhưng thực chất Tây Phương cũng không thể kiểm soát nổi Nga, do đó, chúng ta có thể yên tâm bám trụ... 
 
Mấy ngày qua, Cu Ba bỏ gác, chúng tấn công đồng rúp, anh Putin đang trở tay không kịp... Điều đó có ảnh hướng đến Chú, đến tôi.. Chúng ta phải uống dầu để sống... Tôi báo chú liệu, nếu tình hình kéo dài, tôi sẽ cho người qua bên Chú để thực thi công khai cái phần các Chú đã bán cho Anh. Tiến hành khai thác dầu để sống còn... 

- Ấy chết! Từ từ đã bác, dân em đang phản đối ghê lăm. Lão đáp trả. 

Giọng đầu dây bên kia lại tiếp tục: Ccác chú làm ăn như cứt, phải nói là đất đai XHCN, tôi "quản lý" cũng như chú vậy thôi... Phải tin vào Bác Hồ và Bác Mao chứ. 

- Nhưng cụ thể ngày giờ chưa được sự đồng nhất của 14 đồng chí trung ương. Lão lên tiếng.
- Ai không nhất trí! Chú cứ bảo anh, thế 1kg chất phóng xạ chú đã dùng chưa? Kết quả thế nào chú báo cáo sớm cho.
Lão thấy bị dồn ép, bèn hỏi qua chuyện khác. Thế thằng Dung Ủn ra sao?
- Chú đừng nhắc cái thằng trời đánh đó, cẩn thận đừng chọc giận nó, nó coi chính trị là game, chĩa tên lửa khắp tứ phương, anh nó còn dọa... Chú chơi với Nam Hàn cũng dè chừng nó... Loại thần kinh và mở nhiễm máu đó chẳng coi ai ra gì đâu. 

Anh đang cố liên lạc với nó, nhưng nghe đâu đang ôm đầu máu chạy khỏi Bình Nhưỡng rồi.. Từ từ rồi tính.
- Em nghĩ Bác cứ lo xa. Cu Ba bỏ gác chẳng ảnh hướng gì nhiều. Huê Kỳ mà manh động, thì bác hạ giá đồng Tệ là xong. Lão phân trần, lão nghĩ hàng hóa của ông anh đang có mặt trên toàn thế giới, đã bóp chết 60 phần trăm cơ sở sản xuất hàng tiêu dùng tại Mỹ, nếu hạ xuống, nền kinh tế Mỹ sẽ sập đầu tiên. Obama đã tỏ thái độ lo sợ sự việc. Các đồng chí của ta đều vì thế mà được sự niềm nở đón tiếp chứ đùa đâu. 

- Không đơn giản như thế. Hạ xuống, phá giá thì anh phải bù, nước anh 1,2 tỷ dân, con số khủng hoảng và mơ tưởng dân chủ sa đọa, tự trị sẽ lấy đó để đứng lên. Bên ngoài chưa chết, chúng ta sẽ bị vỡ bụng từ bên trong. 

- Anh còn gì nhắn nhủ nữa không? Lão hỏi khi đã thấm mệt. Cái mệt khi sắp phải làm một việc lớn lao.
Lão thầm rũa Phạm Văn Đồng, thằng già mất dạy đã tự hưởng thụ, giờ đây bắt lão gánh việc, trong khi người dân chẳng ai đồng thuận, vũ lực cách mạng sẽ thành công, nhưng từ đây kiếp sống sẽ khác, kẻ muôn đời bị chê trách. Nay mai thôi, lão đã nhận tin phái đoàn Trung Quốc sang thăm Việt Nam. Có đếch gì mà thăm, đòi nợ, đưa người vào bộ chính trị, những con cá lớn như Nguyễn Chí Vịnh, Tư Sang... Còn ai đối đầu với lão không ta, lão Bá Thanh thì ok rồi, ăn một gam phóng xạ rồi thì yên tâm. 

Đang nghĩ vẩn vơ, chợt bên kia đầu dây tiếp tục.
- Chú lo tích trữ ngoại hối, tình hình sẽ phức tạp, Tung Của sẽ đánh trận cuối cùng với khối giãy chết. Ngày mai sẽ bàn thêm, tạm biệt. 

Cuộc điện thoại chấm dứt, lão thở hắt ra, như muốn tống đi cái bãi phân chó trong miệng lão. Một loại sinh tử phù, giữ mạng mà cũng sẽ lấy mạng khi lão không nghe lời. Nó được gắn vào chiếc răng bọc vàng của lão, nó xuất hiện trong một lần qua Bắc Kinh từ nhiều năm về trước. 

Lão lại tự nhủ. Ai chẳng biết phải tích trữ ngoại hối, tích rồi để ở đâu? Kho bạc hả, chuột nó cũng đục nát ra. Cái khoản tích trữ và gặm nhấm dần thì quân quan VN làm rất tốt, không cần phải nhắc. Có điều, giờ này bộ chính trị đang sôi sùng sục, đâm chém nhau không khác gì chợ đen, những thằng mặt rô mang danh trí thức... Vốn vay thì đã hết, thật khó khăn, chạy là thượng sách, nhưng chạy đi đâu, vả nếu có chạy củng nên kiếm thêm tý. 
 
Lão quay qua cô nhân viên: cô liên lạc với Nguyễn chí Vịnh hộ tôi. Báo chú ấy không được ra khỏi Hà Nội trước khi tôi trở về, và trong thời gian tiếp đoàn Trung Quốc. Nhắn thế thôi. 

- Viết chỉ thị cho Ban Tuyên Giáo, triển khai "phân hóa " kiều bào, thành lập các tổ chức chống cộng giả hiệu, thực hiện các chương trình gây quỹ, thu mua ngoại hối, giúp đảng vượt qua phong ba. Thế thôi, cô ra ngoài đi. 

Tiếng cửa đóng lại, cảnh tượng mới được dựng lên trong đầu lão. Hàng ngàn sĩ quan Trung Hoa đang ẩn nấp trong các ngành trọng yếu đang ngóc đầu dậy, như những tên quỷ đói, như muốn xé tan nước Việt thành từng mảnh. 
 
Trong cơn xuất thần, cảnh rùng rợn giữa các anh em cộng sản, kẻ chết vì thuốc độc, kẽ chết vì ô tô, vì bị kết án... Những người chết hay đang sắp chết đều là anh em của lão, trên trán họ đều khắc những dòng chữ  tuyệt đối trung thành, lão nghĩ nhanh, càng trung thành càng chết sớm hơn. Trong cơn bấn loạn, lão ba chân bốn cẳng chạy, xa xa lão còn thấy quân đội kéo vào nội thành... 

Giật mình tỉnh giấc, lão thở dài và buột miệng: Rõ khổ! cũng tại thằng Cu Ba Cu Bố bỏ gác, để bây giờ mẹ nó hành em...






Bình Luận

Thời Sự

Chuyên đề

 
http://danlambaovn.blogspot.com/search?max-results=50
Copyright © 2014 Dân Làm Báo