Hoàng Thanh Trúc (Danlambao) - Ngày 4 tháng 12 năm 1950, trong phiên họp toàn thể lần thứ 317, Đại Hội Đồng Liên Hiệp Quốc chính thức công nhận ngày 10 tháng 12 hằng năm nhân loại vinh danh đó là "Ngày Quốc Tế Nhân Quyền" (International Human Rights Day).
Theo Tuyên ngôn Quốc tế Nhân quyền diễn đạt: “Với đà phát triển văn minh của con người chính phủ mọi quốc gia phải đảm bảo các quyền căn bản của con người (quyền dân sự và chính trị, quyền tự do tư tưởng, quyền tự do phát ngôn, quyền lập hội, biểu tình .v.v.). các quyền đó phải ngày càng được đảm bảo trong quá trình phát triển chung của nhân loại” - Việt Nam không thể nằm ngoài xu hướng đó.
Chính phủ CHXHCN/Việt Nam là một quốc gia trong LHQ đã công nhận Tuyên ngôn Quốc tế Nhân Quyền là giá trị phổ dụng, đã ký cam kết tuân thủ công ước này, đã ứng cử vào Hội Đồng Nhân Quyền LHQ. Tuy nhiên khá đông các nước như Mỹ, cộng đồng Châu Âu luôn phê phán nhà nước Việt Nam không tuân thủ đầy đủ các hiệp ước liên quan đã ký, vì theo họ đã ký có nghĩa là nhà cầm quyền Việt Nam phải tuân thủ thực thi như mọi quốc gia khác và nghiêm túc nhận thức ý nghĩa của điều khoản thứ 30 (điều khoản cuối cùng): "Không một điều nào trong Bản Tuyên Ngôn này được hiểu và hàm ý cho phép một nước, một nhóm hay một cá nhân nào được quyền có những việc làm hay hành động nhằm hủy diệt nhân quyền và tự do được thừa nhận trong bản Tuyên Ngôn này” - Ngược lại cho tới gần đây, nhà nước CSVN vẫn luôn khẳng định rằng mình vẫn tuân thủ đầy đủ các thỏa thuận đã ký kết.
Biết rằng, nhân quyền là quyền tự nhiên, là các quyền tự có của mỗi cá nhân, nó phát triển trình tự theo chiều hướng văn minh tích cực đồng thuận của nhân loại, quyền này không ai có thể ban cho hay tước đoạt vì vậy bảo vệ nhân quyền và thực hành nhân ái là những phẩm chất cốt lõi của mọi nhà nước trong vai trò được ủy nhiệm lãnh đạo của toàn dân.
Nhà nước CHXHCNVN được chế độ CSVN minh danh là "của dân và do dân" vậy thì hơn ai hết, 90 triệu người Việt Nam, kể cả 4 triệu đảng viên đảng CSVN, bằng tri thức khách quan của những người chủ đất nước trung thực nghiệm suy nhận xét xem nhà nước "của chúng ta" quá khứ và hiện tại đã tuân thủ đầy đủ các thỏa thuận ký kết thực thi bảo đảm quyền người dân (Nhân Quyền) của chính chúng ta như thế nào? Trong khi theo báo cáo của Tổ chức Theo dõi Nhân quyền Thế giới (HRW) cho biết trong một cuộc họp báo diễn ra ở Bangkok ngày 21/1/2014 tình hình nhân quyền ở Việt Nam đã “xấu đi rất nghiêm trọng” trong năm 2013. (Wikipedia)
Rất và rất nhiều với vô số thủ đoạn hành vi có mục đích, vi phạm thô bạo trắng trợn về nhân quyền của chế độ độc tài CSVN mà sự “hoang dã” của nó đã thể hiện khiến các hiệp hội công luận truyền thông báo chí thế giới đôi khi phải tự hỏi: “Giữa nền văn minh nhân loại thế kỷ 21 này đây thật sự có phải là một chính phủ, một nhà nước của, do và vì nhân dân Việt Nam”?
Nhà nước CH/XH/CN/CS Việt Nam đã ký kết vào Hiến Chương Quốc Tế Nhân Quyền từ năm 1982 nhưng không phổ biến đến toàn dân, chỉ thời gian gần đây (hơn 30 năm sau) khi Internet phát triển nối mạng toàn cầu người dân trong nước mới biết đến các điều khoản qui định trong Hiến Chương về “Quyền Con Người” của chính mình này.
Giữa TP/HCM và Hà Nội năm 2013 những chiếc bóng bay
có in dòng chữ phổ biến Nhân Quyền đều bị nhà nước tịch thu.
có in dòng chữ phổ biến Nhân Quyền đều bị nhà nước tịch thu.
Tại sao lạ vậy!? Rất dễ hiểu, một nhóm nhỏ "đầy tớ” độc tài quyền lực vì quyền lợi cá nhân phe nhóm bầy đàn không muốn 90 triệu chủ nhân của mình có "Quyền Làm Người" như thiên hạ trên toàn thế giới vì nếu người dân có nhiều "quyền lực dân sự" thì sự độc tài quyền lực CS sẽ teo tóp lại và mất đi.
Quyền mở miệng - (Tự do ngôn luận) - Điều 69, Hiến pháp Việt Nam quy định “Công dân có quyền tự do ngôn luận, tự do báo chí; có quyền được thông tin” - Điều 19 Hiến chương Nhân Quyền LHQ: "Mọi người đều có quyền tự do ngôn luận và bày tỏ quan điểm. Quyền này bao gồm sự tự do quan điểm mà không bị xen vào quấy rầy và được tự do tìm kiếm, thu nhận và quảng bá tin tức và tư tưởng qua mọi phương tiện truyền thông bất kể biên giới".
Đây là các điều khoản dành cho từng cá thể nhân loại. Tuy nhiên trên thực tế tại Việt Nam hiện nay biến thái của nó ngược lại là chỉ dành riêng cho chế độ CSVN với lời khẳng định trơ tráo như nhổ toẹt vào Hiến Chương Nhân quyền của ông thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng khi ra chỉ thị nghiêm cấm tư nhân hóa báo chí dưới mọi hình thức công khai tuyên bố áp đặt sự lãnh đạo tư tưởng và nội dung lên tất cả các báo chí xuất bản tại Việt Nam. Đảng CSVN cho biết báo chí là công cụ riêng của Đảng, để "tích cực tuyên truyền, hướng dẫn, cổ vũ nhân dân thực hiện các chủ trương, đường lối của Đảng”?
Tổ chức theo dõi tự do báo chí Phóng viên không biên giới nêu tên Việt Nam trong danh sách Kẻ thù của mạng internet, Tổ chức này cũng đánh giá thường niên xếp Việt Nam ở vị trí thứ 165 trên tổng số 178 nước trong bảng danh sách không có tự do báo chí.
Bản đồ thế giới phân hạng chỉ số tự do báo chí
(Việt Nam +Tàu cộng tự do báo chí tồi tệ nhất)
(Việt Nam +Tàu cộng tự do báo chí tồi tệ nhất)
Cũng dựa trên Hiến Pháp VN và Hiến Chương Nhân Quyền LHQ thì tự do ngôn luận với chế độ CSVN củng có nghĩa người dân không được phép bới ra những điều xấu xa tồi tệ của "nhà nước, đảng". Nếu không, gần đây nhất, sẽ như số phận của: Các blogger nhà văn Nguyễn Quang Lập, Giáo Sư Hồng Lê Thọ, Basam Nguyễn Hữu Vinh hay xa hơn một chút là nhà văn Phạm Viết Đào và nhà báo Trương Duy Nhất.
Các tù nhân blogger nhà văn Nguyễn Quang Lập,
Giáo Sư Hồng Lê Thọ, Basam Nguyễn Hữu Vinh
Nó thực tế khôi hài nghịch lý như trường hợp khi toàn dân ta vào tiệm cơm bỏ tiền ra mua đĩa cơm nhưng cơm thì lẫn quá nhiều hạt sạn chúng ta phản ứng thì bị chủ tiệm bắt giữ tri hô là thế lực thù địch xuyên tạc “âm mưu lật đổ tiệm cơm”!?.
Quyền Bầu cử và ứng cử từ Hiến pháp 1992 đến Hiến pháp 2013 đều quy định: Công dân, không phân biệt dân tộc, nam nữ, thành phần xã hội, tín ngưỡng, tôn giáo, trình độ văn hóa, nghề nghiệp, thời hạn cư trú, đủ mười tám tuổi trở lên đều có quyền bầu cử và đủ hai mươi mốt tuổi trở lên đều có quyền ứng cử vào Quốc hội, Hội đồng Nhân dân.
Tuy nhiên ngần đó thời gian có công dân nào trong chúng ta có quyền tự do ứng cử và củng có quyền bầu những người mà không qua “cánh tay nối dài của đảng” là MTTQ giới thiệu? mà nói như TS nhà báo Phạm Chí Dũng: điều 34, 35, Luật bầu cử đại biểu quy định chặt chẽ việc giới thiệu người ứng cử đại biểu Quốc hội của các cơ quan, tổ chức, đơn vị ở trung ương. Chính lối bầu cử áp đặt theo cơ chế "Đảng cử dân bầu” này đã tạo ra sự bất bình đẳng sâu sắc và xúc phạm nặng nề “nhân quyền” đối với việc tự ứng cử của mỗi công dân.
Cũng vì vậy biết bao lần bầu cử các cấp từ trước đến nay chế độ CSVN có bao giờ dám mời bất cứ cơ quan thông tấn báo chí hội đoàn quốc tế nào vào Việt Nam chứng kiến giám sát cái gọi là “bầu cử tự do” của nhà nước CSVN, còn thua cả láng giềng Campuchia và Miến Điện.
Dù còn rất nhiều sự vi phạm không thể liệt kê hết trong một lúc nhưng điều tồi tệ, bẩn thỉu hơn tất cả nhất thời không thể không vạch ra là mặc dù Hiến pháp không cấm thành lập đảng phái khác với Đảng Cộng sản nhưng chế độ CS/Việt Nam liên tục khẳng định không chấp nhận có đa đảng ở Việt Nam. Theo đó duy nhất chỉ có một Đảng Cộng sản hợp pháp hoạt động, điều này đi ngược với tuyệt đại đa số các quốc gia khác trên thế giới hiện nay, khi hầu hết các quốc gia đều có nhiều đảng phái để đảm bảo quyền tự do dân chủ, đó là một trong những điều khoản cơ bản hình thành nên "Nhân Quyền” mà các chóp bu CSVN chủ trương lấy "CS độc tài quyền” trắng trợn tước đoạt thủ tiêu "Nhân Quyền" của toàn dân ta.
Một chế độ nhà nước bịp bợm lưu manh như thế mà gọi là nhà nước của, do và vì dân sao!?