Nguyễn Nghĩa 650 (Danlambao) - Đại hội ĐCSVN năm 2016 là quan tâm đặc biệt của cả Mỹ và Trung cộng (TC) là một sự thật không cần chứng minh. Mà mối quan tâm của cả người TC lẫn người Mỹ, đều có trọng tâm đặt vào vấn đề nhân sự của Đại hội đảng lần thứ 12 này.
Mới đây, thông qua Tô Huy Rứa, Trưởng ban tổ chức trung ương, Bộ Chính trị Đảng Cộng sản Việt Nam đã đi một nước cờ "lạ" bằng sự kiện công khai thông tin đã quyết định một danh sách 290 cán bộ "trung ương" cho "khóa sắp tới" và 22 người đã "vào quy hoạch" Bộ Chính trị và Ban Bí thư.
Theo tôi, đây là mưu kế quỉ quyệt của Tập Cận Bình gói trong cẩm nang mà Du Chính Thanh, nhân vật quyền lực thứ 4 của ĐCS TC, mang sang cho Nguyễn Phú Trọng chỉ vài ngày trước hội nghị trung ương 10 vừa qua.
Trước hết, ta hãy xem qua Du Chính Thanh là ai.
Theo Wiki, Du Chính Thanh đứng thứ 4 trong Thường vụ BCT ĐCS TC và là 1 trong 7 nhân vật quan trọng nhất của ĐCS TC. Đáng chú ý là Du Chính Thanh đã nhận chức Bí thư thành ủy Thượng Hải thay thế Tập Cận Bình trở về Bắc Kinh. Như vậy có thể nói họ Du là tâm phúc của họ Tập.
Việc TC luôn gây ảnh hưởng vào nhân sự của ĐCSVN là sự kiện hiển nhiên, ai cũng biết. Điển hình nhất là trường hợp ủy viên BCT, Bộ trưởng Bộ ngoại giao Nguyễn Cơ Thạch, Đỗ Mười, Nông Đức Mạnh, hay Nguyễn Phú Trọng...
Sự kiện ngay trước thềm hội nghị trung ương 10 ĐCS VN nhóm họp về nhân sự, xuất hiện 1 nhân vật quan trọng của chính trị TC, người tâm phúc của Tập Cận Bình là một sự kiện lạ, đáng được phân tích sâu hơn.
Điều gì đã dẫn đến sự xuất hiện của nhân vật quan trọng và tâm phúc của họ Tập? Để hiểu được ý đồ mà họ Du tới VN, ta thử liên hệ sự kiện này với một nhân vật quan trọng của chính trường VN hôm nay: Phùng Quang Thanh.
Về mặt chức vụ, họ Phùng chỉ là Bộ trưởng, nhưng là Bộ trưởng của 1 Bộ quan trọng bậc nhất của Nhà nước VN. Hơn nữa, đã có tiền lệ, chính 1 bộ trưởng Bộ quốc phòng cộng sản Lê Đức Anh đã dâng sinh mạng 74 chiến sĩ hải quân VN cùng hòn đảo Gạc Ma tại Trường Sa cho TC năm 1988.
Có thể nói, để thực hiện chiến lược "bất chiến tự nhiên thành" như đã từng thành công trong xâm lược Trường Sa và Hoàng Sa của VN, Phùng Quang Thanh chắc chắn nằm trong diện quan tâm đặc biệt của BCT ĐCS TC.
Tuy nhiên khi xảy ra sự kiện giàn khoan HD 981 tháng 5/2014, TC bị cả thế giới lên án, thì họ Phùng cho rằng đây là cơ hội tốt để lấy lòng Trung nam hải, là cơ hội tốt để trở thành nhân vật số 1 trong mắt Bắc Kinh.
Tại hội nghị này, họ Phùng tuyên bố việc TC xâm lược Biển Đảo của VN chỉ là những xích mích nhỏ trong gia đình, không nên làm ầm ĩ to chuyện. Đây là mong muốn của TC. TC muốn rằng dù TC có chiếm hết Hoàng Sa, Trường Sa, chiếm cả Biển Đông thì VN vẫn phải im mồm, không được chống đối.
Trước đây khi TC xâm lược Hoàng Sa năm 1974, VN cộng sản đã im lặng không phản đối. Năm 1988, 1992 khi TC xâm lược 8 đảo của VN trên Trường Sa, chính quyền cộng sản VN cũng im thin thít.
Phát biểu tại Shangri-la của Phùng chỉ một tuần ngay sau khi Nguyễn Tấn Dũng lên án tình hữu nghị viển vông của TC là một tuyên chiến chính trị chính thức với Dũng.
Tuy rằng họ Phùng luôn đứng sau Nguyễn Phú Trọng, nhưng tại Shangri-la, Phùng Quang Thanh đã vượt qua Trọng mà bắn tín hiệu cho TC rằng ông ta sẵn sàng làm người bảo vệ quyền lợi của TC tại ĐCS VN trong tương lai.
Phát biểu của Thanh tại Shangri-la đã làm TC hài lòng. Sau đó Thanh lại dẫn cả các tướng lĩnh nắm quốc phòng VN sang chầu Trung Nam Hải, thề bồi trung thành với TC.
Những động tác này của Phùng Quang Thanh đã thuyết phục được Tập Cận Bình. Chính vì vậy, Du chính Thanh đã sang VN và thuyết phục Nguyễn Phú Trọng ủng hộ Phùng Quang Thanh.
Vì vậy, chúng ta đã thấy kết quả của bỏ phiếu tín nhiệm BCT: Phạm Quang Nghị mặc dù là ứng cử viên sáng giá của đương kim Tổng bí thư ĐCS VN, nhận số phiếu tín nhiệm thấp nhất mà Phùng Quang Thanh về số 4.
Tuy nhiên, Bắc Kinh cũng thấy những yếu điểm của Phùng Quang Thanh: Phùng Quang Thanh chỉ có ủng hộ ở các tướng lĩnh cao cấp. Các đại tá, thiếu tướng... không phục Thanh. Ông ta khó có thể thắng được Dũng nếu không được hỗ trợ mạnh mẽ.
Thông qua việc chốt danh sách trung ương và Bộ chính trị tương lai, TC và Nguyễn Phú Trọng đã chốt những cố gắng lôi kéo các ủy viên trung ương của Dũng.
Thế cờ 2 bên hôm nay thắng bại là 1:1, nếu bạn đọc xem lại kết quả của bỏ phiếu tín nhiệm cho BCT vừa qua.
Cộng số phiếu tín nhiệm và tín nhiệm cao thì Thanh bằng Dũng.
Chốt lại danh sách hôm nay là chặn đứng những hoạt động thu phục nhân tâm ở hậu trường mà Nguyễn Tấn Dũng đã chứng tỏ khả năng của mình qua việc bầu mới 2 ủy viên BCT Nguyễn Thiện Nhân và Nguyễn Thị Kim Ngân.
Chốt lại danh sách nhân sự hôm nay là chứng tỏ vai trò của TC trong chính trường Việt Nam.
Chốt nhân sự hôm nay sẽ tạo điều kiện để TC thông qua các thủ đoạn kinh tế, dọa dẫm, lung lay những ủy viên còn ủng hộ Dũng.
Đây là một mưu mẹo hoãn binh, dành thời gian ủng hộ mình.
Chốt lại nhân sự hôm nay là một ủng hộ của TC đối với Phùng Quang Thanh.
Đây là lá bài ngửa của Du Chính Thanh mà thủ tướng Dũng chắc biết rõ.
BBC đã đưa tin: năm 2016, Thanh tra chính phủ sẽ tổng thanh tra các Bộ.
Tất nhiên trong số các Bộ bị thanh tra có Bộ Quốc Phòng.