Tân Ngọc Già (Danlambao) - Biết rằng Nguyễn Ngọc Già và tôi không phải là anh em sinh đôi nhưng chúng tôi có chung chí hướng, có chung dòng máu lạc hồng, biết học chung sách một cụ Đồ. Biết rằng tôi và anh không cùng cha, cùng mẹ, nhưng chúng tôi biết thấu hiểu nỗi đau đồng loại đúng như câu nói “một con ngựa đau cả tàu không ăn cỏ”. Nhưng xin đừng chớ vội nghĩ chúng tôi như loài ngọ quý giỏi tài đấu đá, tẩm độc hại nhau làm cho im hơi tắt tiếng, loài quý ngọ đó sống chỉ chật đất thế gian, ô danh giống loài con ngựa- ngựa quý mà không quý…!
Ngồi tù là được phục dịch, ăn cơm tù là đòi lại tiền thuế của nhân dân.
Tôi biết giờ này anh Ngọc Già đang được Nhà nước Cộng sản chăm sóc đặc biệt xung quanh bốn bức tường mang địa danh số 4 Phan Đăng Lưu- nơi mà Sài Gòn- Gia Định đã từng ấp ủ ôm giữ những người con ưu tú vào lòng như luật sư Lê Công Định, nhạc sĩ Việt Khang, các thành viên CLB Nhà Báo Tự Do- Nguyễn Văn Hải, Phan Thanh Hải, Tạ Phong Tần và còn rất nhiều người yêu chuộng tự do nhân quyền khác nữa. Cho dù có ngăn cách bốn lớp cổng kín, tường cao, xen nhiều khung thép bao bọc, đảng Cộng sản Việt Nam vẫn không làm vơi đi khát khao quyền được làm người, quyền được tự do ngôn luận, tự do báo chí... Để rồi tôi- anh thà ngồi tù để được phục vụ, thà ăn cơm tù để gỡ lại tiền thuế của nhân dân còn hơn bên ngoài nhà tù lớn rỗng tuếch phi nhân vong bổn; Thế rồi, dĩ nhiên tôi còn biết điều 258 không có nghĩa lý gì với anh, bởi trước khi vào blog tôi thừa hiểu anh luôn có chính nghĩa.
Nơi nào còn không khí, nơi đó có quyết tâm chống cộng đến hơi thở cuối cùng.
Tôi biết giờ này anh cũng như bao người đi trước đang nung khối căm hờn trong cửa sắt, đêm nằm ưu đãi vài hàng gạch Tây, sống trà trộn rác rưởi ăngten và thường xuyên đối mặt với an ninh tư tưởng, điều tra côn đồ lịch sự o ép để yêu cầu anh ký tất mọi bản cung và còn nhiều cạm bẫy khác nữa. Anh đang đối mặt với độc tài phát xít, thuận khởi tố theo điều 258, khi cần thiết đối nghịch họ truy tố anh điều 88 không ai xa lạ gì những điều luật rừng rú- trung cổ chỉ có tồn tại trong chế độ cộng nô.
Tôi biết anh người chiến sỹ thầm lặng chống độc tài- nô dịch, đòi quyền công ước cho tương lai. Anh chấp nhận đi vào nhà tù nhỏ là để thấy rõ đỉnh cao tồi tệ, đêm về anh nằm nghe vọng tiếng chuông ngân, sầu lắng không làm anh chùn bước mà tăng thêm kiên định mạch giống nòi; thế mới biết nơi nào còn không khí, nơi đó có quyết tâm chống cộng đến hơi thở cuối cùng.
Tôi biết giữa nơi chốn phố phường đông đúc đền lăng Ông, chợ Bà Chiểu, trường tiểu học, tiếng em thơ ê a bị bưng bít bởi nhiều cổng sắt thâm trầm nặng trĩu, không Tết, không bánh mứt, không người thân gia đình và thiếu dưỡng khí ánh sáng trong lành. Tất cả chỉ gợi lòng nhớ thương gia cảnh, nỗi niềm sâu lắng ngày đêm ấy càng đầy ấp ý chí quật cường. Anh và Tôi cùng hiểu, cùng chung chí hướng, nên có xá gì đâu thêm cho tôi một tên gọi. Giữa tù và tội, anh như ngọn hải đăng; tôi đêm giữa ban ngày./.