Thư gửi các em DLV - mộng mơ và Máu - Dân Làm Báo

Thư gửi các em DLV - mộng mơ và Máu

Các em DLV,

Khi nhìn thấy các em cuốn mình trong là cờ đỏ sao vàng và trương lá cờ búa liềm cộng sản để ngăn cản tình đồng bào, tình yêu nước, tôi tự hỏi liệu trong các em có mấy người thật sự tin vào chủ nghĩa cộng sản hay chỉ dựa vào đó như một thứ bạo lực băng đảng để nuôi sống mình, và đồng thời vuốt ve đề cao cái nghông nghênh của mình như những gangster, xã hội đen, bọn KKK hay lũ Mafia.

Tôi không tin trong số các em có ai thật sự tin tưởng tuyệt đối vào chủ nghĩa này như họ thề thốt ngoài miệng. Tôi lại càng không tin những người bảo là họ tuyệt đối tin tưởng đã tường tận về chủ nghĩa Cộng Sản của Karl Marx; vì bây giờ ai cũng biết Marx, người chìm trong mộng mơ, viết về một thế giới cộng sản, nơi thiên đường mà không ai làm chủ ai, làm theo năng lực, hưởng theo nhu cầu, đã sai hoàn toàn. Giấc mộng mơ ngây thơ đó của ông đã đẩy hàng triệu người vào chỗ sai lầm, hàng triệu người đã chết vì nó. Từ những ngày đầu tiên dẫn nhau vào mê lộ cộng sản, các đấng sáng lập đã không hiểu nhau, đã chia rẽ, thậm chí thù ghét, giết hại nhau bằng đủ thủ đọan. Những người trong một giắc mơ làm sao có thể hiểu nhau được.

Ngay từ Đệ Nhất Quốc Tế Cộng Sản, khi Marx còn sống, đã có sự chia rẽ trầm trọng giữa các phe nhóm, khuynh hướng triết lý, thí dụ giữa Pierre-Joseph Proudhon và Marx, hai người từng là bạn thân, từng có thời gian ca ngợi lẫn nhau. Năm 1876, tại Philadelphia, Hoa Kỳ, Đệ Nhất Quốc tế tuyên bố giải tán.

Đệ Nhị Quốc Tế Cộng Sản thành lập năm 1889, ở Paris. Vẫn giữ tư tưởng đấu tranh giai cấp của Marx, nhưng chịu nhiều ảnh hưởng của Proudhon như chống độc tài, quân phiệt, chiến tranh, chủ trương cộng hòa đại nghị, tự do ứng cử, bầu cử để đoạt chính quyền. Điều này trái ngược với chủ nghĩa cực đoan chuyên chính vô sản, bạo lực cách mạng của Lenin; ông xé rào thành lập Đệ Tam Cộng Sản.

Năm 1903, Cộng sản Nga, phe Đệ Tam Quốc Tế, bắt đầu chia rẽ thành hai phe: Bolsheviks và Mensheviks. Những người Mansheviks bị phe Bolsheviks thủ tiêu hàng loạt. Lev D. Trotsky, nhà lý luận Bolshevik, một trong những lãnh đạo của cuộc Cách mạng Tháng Mười Nga bị đuổi khỏi Đảng và trục xuất khỏi Liên Xô. Lenin gọi người đồng chí, người bạn chí cốt một thời của mình là con lợn, phản bội, một tên bất lương vô đạo đức. Dù Trotsky lưu vong ở Mexico, Stalin vẫn đeo đuổi và ám sát ông (1940). Hầu hết những người trong gia đình ông đã bị tống giam, và hành hình.

Grigory Yevseevich Zinoviev từng lãnh đạo Đệ Tam Quốc Tế và Lev Borisovich Kamenev một thời là chủ tịch nhà nước, cả hai người này lúc theo Stalin chống Trotsky, lúc theo Trotsky chống Stalin, sau đều bị Stalin bắn bỏ.

Cuộc thanh trừng những người Trotskyist, Đệ Tứ Quốc Tế, bởi những người Cộng Sản Đệ Tam rất ráo riết. Tại VN, những người Đệ Tứ như Tạ Thu Thâu, Phan Văn Hùm... đều bị ám sát.

Những cuộc kình chống ý thức ở Trung cộng cũng vô cùng đẫm máu, từ thanh trừng tổng bí thư đầu tiên Trần Độc Tú, kéo dài đến cuộc cách mạng văn hóa dưới thời Mao và cho đến nay dưới vỏ bọc đả hổ diệt ruồi của Tập Cận Bình. Hàng ngàn quan chức của đảng ôm của chạy sang Mỹ.

Những chia rẽ, thù hằn, giết hại lẫn nhau trong thế giới cộng sản đến bây giờ càng ngày càng ác liệt. Đánh giết nhau giữa hai nước cộng sản anh em như Liên Xô-Trung cộng, Trung cộng-Việt Nam, đến anh em cùng trong một nước như ba đảng: CS Ấn Độ, CS Maoist và CS Marxist ở Ấn Độ. Ngay sát nách chúng ta, cộng sản Pol Pot chỉ một thời gian ngắn đã biến xứ Chùa Tháp xinh đẹp thành bãi tha ma. Còn trong nước, Hồ Chí Minh đã phải kêu gọi sự đoàn kết trong đảng như bảo vệ con người. Khốn nỗi, những thanh trừng nhau qua vụ án xét lại, vụ Trần Xuân Bách, v.v... với hàng trăm người bị hại, hai con ngươi của đảng mù cả rồi.

Ronald Reagan nói người cộng sản là những người đọc Marx và Lenin. Người chống cộng sản là những người hiểu Marx và Lenin.

Người ta kể rằng bà Jenny Marx, sau một thời gian gia đình sống khổ sở "vô sản", nhờ thừa hưởng một phần gia tài của bà mẹ, có được căn nhà hai tầng,7 phòng, số 9 Grafton Terrace, gần khu nhà giầu Hampstead Hill, London, đã vui mừng reo lên khi dọn vào: "Bây giờ nhà mình bắt đầu những bước vững chắc của người trưởng giả". Chẳng chịu đi làm thuê để bị bóc lột mà cũng chẳng có tài để bóc lột ai, bà già gốc quý tộc này là khách hàng quen thuộc của mấy tiệm cầm đồ. Còn Mark thì rất sung sướng khoe với bạn có lần đã kiếm được 400 bảng nhờ mua chứng khoán.

Con gái Karl Marx, bà Eleanor Marx tham gia liên Đoàn Dân Chủ Xã Hội năm 1884. Sau đó vì những mâu thuẫn trong tổ chức, bà sáng lập một tổ chức đối lập Liên Đoàn Xã Hội. Friedrich Engels đã rất vui mừng vì sự tách rời hai tổ chức này.

Cô con gái khác của Marx, Laura và chồng Paul Lafargue cũng bỏ lý tưởng của bố trước khi cả hai cùng uống thuốc độc tự tử.

Ngày 21 tháng 4, 1967, Svetlana Alliluyeva, con gái cưng duy nhất còn lại của lãnh tụ tối cao cộng sản Liên Xô Joseph Stalin đã trốn chạy khỏi quê hương mình. Theo báo The New Yorker, bước xuống sân bay Kennedy, bà nói "Tôi rất sung sướng được đến đây". Bà mong muốn tìm được tự do và cơ hội sống tại Mỹ. Sau nửa đời người sống với cộng sản, bây giờ bà cảm thấy "tự do bay như chim" trên cái xứ sở mà người CS thấy cần phải giải phóng.

Alina Fernández Revuelta, con gái Fidel Castro Alina phải hóa trang, đội tóc giả, mang hộ chiếu giả trốn khỏi nơi chôn nhau cắt rốn sang Tây Ban Nha và xin tị nạn ở Hoa Kỳ, trong cuốn Castro's Daughter: An Exile's Memoir of Cuba bà đã chỉ trích chính sách độc tài của cha mình và về cộng sản.

Chị cả của Fidel, bà Juanita Castro, cũng trốn khỏi xứ, lưu vong tại Mỹ. Bà cũng đả kích ông em là một nhà độc tài, người dân bị hai anh em Fidel và Raúl nhốt trong một nhà tù khổng lồ bao bọc bởi biển cả và bị hành hạ bởi chủ nghĩa cộng sản quốc tế.

Đến đây không thể không nhắc đến đương kim thủ tướng Đức, Bà Angela Merkel. Trong thời gian sống dưới chế độ cộng sản Đông Đức, như mọi thanh niên sinh viên khác, bà đã là đoàn viên đoàn Thanh Niên Tự Do Đức, giống như Đoàn TNCSHCM, bà đã từng là thành uỷ viên quận đoàn và bí thư chuyên trách dân vận và tuyên truyền. Markel đã thẳng thừng từ chối sư tuyển mộ làm việc cho mật vụ cộng sản STASIS khi bà xin việc làm ở Đại học Bách khoa. Sau đó, bị trả giá cho hành động này, bà không được nhận vào làm việc.

Mikhail Gorbachev, nguyên tổng bí thư đảng CS LX nói: "Lịch sử dậy rằng khi thời cơ đã chín mùi cho sự thay đổi mà nhà cầm quyền từ chối sự thay đổi, hoặc không chịu thay đổi thì xã hội sẽ đập đổ hay một cuộc cách mạng bắt đầu".




Bình Luận

Thời Sự

Chuyên đề

 
http://danlambaovn.blogspot.com/search?max-results=50
Copyright © 2014 Dân Làm Báo