Nguyên Thạch (Danlambao) - Những tháng ngày xa xưa với những lời hiệu triệu làm nức lòng người dân với bầu nhiệt huyết yêu Tổ Quốc, yêu đất nước, nhất là đồng bào miền Bắc. Hồ Chí Minh cùng đám đồ đệ đã lợi dụng sự nhiệt tình của quần chúng nhân dân này, đã rất khéo che đậy ý đồ làm tay sai cho cộng sản quốc tế để bành trướng chủ nghĩa cực đoan và hoang tưởng ở Việt Nam và Đông Dương, một khu vực có lượng dân số tuy đông nhưng hãy còn rất lạc hậu về kinh tế, kỹ thuật lẫn trình độ dân trí. Sự hồ hỡi phấn khởi ấy đã dần dà bị soi mòn, bị lột trần để phơi bày những sự thật của các thứ gian dối mụ mị ra trước ánh sáng. Người cộng sản đã tự hại mình qua vô vàn những lời nói trí trá nhưng hoàn toàn đi ngược lại với hành động thực tế, điều đó đã làm cho đảng CSVN đi từ thất bại này đến thất bại khác một cách ê chề nhục nhã khiến họ đã đánh mất đi niền tin từ nhân dân. Ôi buổi vàng son của một thời tung hoành nay còn đâu!
Cổ nhân đã dạy: "Chiếm được thành đã khó, giữ được thành càng khó hơn". Trong Tôn Tử binh pháp cũng khẳng định "Biết người biết ta, trăm trận trăm thắng". Thái độ kiêu căng hung hãn là biểu hiện của kẻ thất phu, người cộng sản VN được xem là thuộc hạng hữu dõng đa mưu, nhưng chỉ là mớ mưu cùn. Với thái độ hãnh tiến, họ đã rất chủ quan và luôn say sưa trên thành tích "chiến thắng", họ vô cùng ngạo mạn, xem trời bằng vung và coi thường tất cả các tầng lớp nhân dân, kể cả giai cấp công nhân vô sản, cái tầng lớp mà họ luôn đề cao và tôn vinh là giai cấp tiền phong lãnh đạo. Vì làm dữ nên luôn lo xa, người cộng sản lúc nào cũng mang những ảo giác xem mọi người chung quanh đều là phản động, từ nhận thức sai lầm này, họ đã luôn nghi ngờ những mối quan tâm của cộng đồng thế giới nhất là các quốc gia Dân chủ, Tự do, tiên tiến muốn giúp đỡ cho một xã hội tụt hậu, xuống cấp, kém nhân quyền... như Anh, Pháp, Úc, Mỹ là những "thế lực thù địch với âm mưu diễn biến hòa bình".
Từ não trạng không tự tin mà tận trong thầm kín họ mang đầy mặc cảm tự ti cho nên họ đã chẳng những nghi ngờ các quốc gia có thiện chí mà nghi ngờ cả khối dân tộc mà họ đang trực tiếp cầm nắm vận mệnh cùng sự cai trị. Khi ngồi lại với nhau, họ luôn cường điệu để thổi phồng sự kiện, để quan trọng hóa vấn đề rồi đưa ra những điều luật chứa đầy tính đao to búa lớn như điều 4-HP, 79, 88, 258 trong Bộ luật hình sự cũng như những điều luật vô lý khác.
Qua 40 năm dài sau khi chấm dứt chiến tranh, tuy trong hòa bình nhưng họ đã không lập nên được thành tích gì đáng kể, chẳng những không phát triển được khoa học kỹ thuật (vốn dĩ đã có cơ sở nền tảng trên đà phát triển sẵn có của miền Nam, của "Hòn Ngọc Viễn Đông" mà ngay như Lý Quang Diệu vào thời đó cũng đã từng mơ ước cho đất nước của ông ta) mà họ còm phá nát cả một đất nước do những sai lầm triền miên, sai rồi sửa, sửa vẫn sai, sửa đâu sai đấy. Họ phá banh kinh tế, họ hủy diệt đạo lý luân thường, họ thui chột cả niềm tin, tạo ra một xã hội bát nháo, thiển cận, dối gian, lừa đảo, dân trí thấp... trong một nhà nước cực kỳ tham nhũng như một cơn dịch trầm kha.
Thái độ trịnh thượng, ác với dân hèn với giặc, coi dân như cỏ rác, muốn bắt là bắt, muốn giết là giết từ bọn côn đồ côn an được mệnh danh là lực lượng lá chắn bảo vệ đảng đã không ít gây vô vàn phẫn nộ từ mọi tầng lớp trong xã hội, bất luận là dân thường, trí thức, tiểu doanh hay sinh viên học sinh. Một chế độ không trọng dân, không xem dân ra gì là một chế độ tự sát, đó là lô-gic. Thế mới biết giữ được lòng dân mới là chuyện khó.
Dưới thể chế hiện hành, nguồn tài nguyên của quốc gia đang ngày càng cạn kiệt, bao tiềm năng của cải vật chất đã bị các tham quan chuyển tải ra nước ngoài nhằm mục đích phòng cho hậu sự. Bao tiềm năng về trí tuệ, chất xám đã theo dòng trôi của con nước đục chảy ra các xứ sở khác, phục vụ hữu hiệu cho các quốc gia khác. Những nhân tố thông minh, tài cán còn lưu lại trong nước thì phải đối mặt với tù đày, nghi kỵ và dìm hãm từ các những cái đầu đầy ích kỷ, ngu muội và hẹp hòi. Vận hành một đất nước như vậy thì sự thất bại về mọi mặt là lẽ đương nhiên.
Sự mở rộng của thông tin toàn cầu, dần dà đã thức tỉnh được nhận thức của khối dân mê muội sau bao năm đã bị đảng cố tình che mắt bịt mồm, những sự thật được khám phá là những loại vũ khí ngấm ngầm mà đảng cùng tổ chức của nó là guồng máy cầm quyền ví như là những con thuyền trên đại dương bao la đang phải chực chờ đối diện với vô số cơn sóng ngầm sẵn sàng trào dâng vây bủa để cuốn trôi đi những rác rưởi đang làm ô nhiễm biển cả mà Thượng Đế đã dày công tạo ra.
Ngoài những khuyết điểm tệ hại xuyên suốt thời gian cầm nắm quyền hành cai trị để rồi hôm nay lại lòi ra sự nham nhở của những bộ mặt phản quốc từ một đảng nô Tàu, một nhà nước thuộc Hán, cái tê hại nhất của mọi sự tệ hại. Đảng CSVN đã tự mình mê muội tách hẳn ra khỏi khối dân tộc bất luận là quốc nội hay hải ngoại. Đảng CSVN chủ quan nghĩ rằng với sự bảo kê của thiên triều đại Hán, họ sẽ là những Thái thú cùng đoàn quân khuyển được trang bị tận răng những vũ khí đàn áp và nhà tù cùng khắp. Nhưng vũ khí nào mạnh bằng bạo lực của toàn dân? Nhà tù vĩ đại nào có thể nhốt được cả 90 triệu con người với lòng căm thù mất nước?
Với "Chiến dịch trật tự cho một thế giới mới" mang tính toàn cầu, bản thân và vận mệnh "Thiên triều" đang trên đà bị lung lay, không còn cơ may có đất sống thì sá chi bọn lục chốt lâu la hàng tôi tớ. Với tứ bề thọ địch, đảng CSVN hôm nay cô đơn hơn bao giờ hết.
Tác giả xin mượn bài thơ "Nhớ rừng" nổi tiếng của thi nhân Thế Lữ để tạm kết thúc bài viết.
Nhớ rừng
Tặng Nguyễn Tường Tam
(Lời con Hổ ở vườn Bách thú)
Gặm một khối căm hờn trong cũi sắt,
Ta nằm dài, trông ngày tháng dần qua.
Khinh lũ người kia ngạo mạn, ngẩn ngơ,
Giương mắt bé riễu oai linh rừng thẳm
Nay sa cơ, bị nhục nhằn tù hãm
Để làm trò lạ mắt, thứ đồ chơi.
Chịu ngang bầy cùng bọn gấu dở hơi,
Với cặp báo chuồng bên vô tư lự.
Ta sống mãi trong tình thương nỗi nhớ,
Thủa tung hoành, hống hách những ngày xưa.
Nhớ cảnh sơn lâm, bóng cả, cây già,
Với tiếng gió gào ngàn, với giọng nguồn hét núi,
Với khi thét khúc trường ca dữ dội
Ta bước chân lên, dõng dạc, đường hoàng,
Lượn tấm thân như sóng cuộn nhịp nhàng,
Vờn bóng âm-thầm, lá gai, cỏ sắc.
Trong hang tối, mắt thần khi đã quắc
Là khiến cho mọi vật đều im hơi.
Ta biết ta chúa tể muôn của loài
Giữa chốn thảo hoa, không tên không tuổi.
Nào đâu những đêm vàng bên bờ suối,
Ta say mồi đứng uống ánh trăng tan?
Đâu những ngày mưa chuyển bốn phương ngàn
Ta lặng ngắm giang san ta đổi mới?
Đâu những bình minh cây xanh nắng gội
Tiếng chim ca giấc ngủ ta tưng bừng?
Đâu những chiều lênh láng máu sau rừng
Ta đợi chết mảnh mặt trời gay gắt
Để ta chiếm lấy riêng phần bí mật?
Than ôi! thời oanh liệt nay còn đâu?
Nay ta ôm niềm uất hận ngàn thâu
Ghét những cảnh không đời nào thay đổi,
Những cảnh sửa sang, tầm thường, giả dối:
Hoa chăm, cỏ xén, lối phẳng, cây trồng;
Giải nước đen giả suối, chẳng thông dòng
Len dưới nách những mô gò thấp kém;
Dăm vừng lá hiền lành không bí hiểm
Cũng học đòi bắt chước vẻ hoang vu
Của chốn ngàn năm cao cả, âm u.
Hỡi oai linh, cảnh nước non hùng vĩ!
Là nơi giống hùm thiêng ta ngự trị,
Nơi thênh thang ta vùng vẫy ngày xưa
Nơi ta không còn được thấy bao giờ!
Có biết chăng trong những ngày ngao ngán
Ta đang theo giấc mộng ngàn to lớn
Để hồn ta phảng phất được gần ngươi
Hỡi cảnh rừng ghê gớm của ta ơi!
1936
THẾ LỮ
26.05.2015