Bộ trưởng Bộ ngoại giao Hoa Kỳ kêu gọi trả tự do cho Blogger Tạ Phong Tần - Dân Làm Báo

Bộ trưởng Bộ ngoại giao Hoa Kỳ kêu gọi trả tự do cho Blogger Tạ Phong Tần

Dân Luận - Thông cáo báo chí của ông John Kerry, Bộ trưởng Bộ ngoại giao Hoa Kỳ nhân Kỷ niệm Ngày Tự do Báo Chí Thế Giới kêu gọi trả tự do cho blogger Tạ Phong Tần và các blogger khác bị kết án "chỉ vì làm đúng chức phận của mình".

Ông John Kerry cho rằng lý do thường thấy để các nhà báo bị bức hại đó là để các chính quyền độc tài kiểm soát luồng thông tin và tư tưởng tự do, che đậy sự thực và tuyên truyền sai lệch để phục vụ lợi ích của họ.

Thông cáo báo chí còn tiết lộ, ở Bộ ngoại giao Hoa Kỳ đang có chiến dịch Tự do cho Báo chí kêu gọi trả tự do cho các nhà báo người Trung Quốc, Syria, Ethiopia và blogger Tạ Phong Tần của Việt Nam. 

Hoa Kỳ kêu gọi trả tự do ngay lập tức cho những cá nhân và tất cả các nhà báo đang bị cầm tù vì làm đúng chức phận của mình.

Tạ Phong Tần bắt đầu viết báo khi chị còn là đảng viên Đảng Cộng sản và làm việc trong ngành công an. Khi bị đuổi việc và khai trừ Đảng vì chống tham nhũng tại đơn vị, chị đã lập blog "công lý và sự thật" để viết về những vấn đề bức xúc trong xã hội. Độc giả có thể tìm đọc các bài viết cũ của chị trên Dân Luận theo từ khóa Tạ Phong Tần.

Blogger Tạ Phong Tần bị bắt vào tháng 9/2011 và bị kết án 10 năm tù giam theo điều 88 BLHS "Tuyên truyền chống nhà nước CHXHCN Việt Nam". Vào năm 2013, blogger Tạ Phong Tần là một trong 10 người phụ nữ được Đệ nhất Phu nhân Mỹ Michelle Obama trao giải "Người phụ nữ cam đảm" nhân ngày Quốc tế Phụ Nữ 8/3.

Buổi trao giải và vinh danh các Phụ nữ can đảm thế giới 2013. 
Chiếc ghế trống là dành cho Tạ Phong Tần. Ảnh: RFI 

Toàn bộ Thông cáo báo chí:

Kỷ niệm ngày Tự Do Báo Chí Thế Giới 

Ngoại trưởng Hoa Kỳ John Kerry 

Ngày 03 Tháng Năm, chúng ta tôn vinh các nhà báo, những người bảo vệ lý tưởng dân chủ thông qua cam kết của mình để tìm hiểu và nói lên sự thật. Khi làm như vậy, chúng tôi cũng đã tôn vinh nghề báo chí, nghề báo là điều cần thiết để quản trị tốt và vận hành nền dân chủ. Đây là thời điểm quan trọng để công nhận những đóng góp của các nhà báo. Như Ủy Ban Bảo Vệ Các Nhà Báo gần đây báo cáo, đây là "giai đoạn chết chóc và nguy hiểm nhất cho các nhà báo trong những năm gần đây". Từ những kẻ cực đoan bạo lực tới các nhóm tội phạm, những người bắt cóc và giết hại nhà báo, cho tới các chính quyền độc tài toàn trị chuyên bắt giữ các nhà báo, tự do báo chí đang bị tấn công. 

Lý do thường thấy nhất để các nhà báo bị bức hại, đó là để hạn chế và kiểm soát luồng thông tin và tư tưởng tự do. Kiểm duyệt cho kẻ độc tài và bạo chúa quyền lực; nó cho họ che đậy sự thực, tuyên truyền những câu chuyện sai lệch để phục vụ lợi ích riêng của họ. Đó là điều đã xảy ra ở những nơi như Syria, nơi mà những người cầm quyền và những kẻ cực đoan hiện tại đang muốn không gì cản đường họ bóp méo sự thật. 

Nhưng các nhà báo không chỉ bị tấn công ở nơi có chiến sự. Ở Pháp, các nhà báo và biếm họa đã bị giết hại bởi họ thực thi quyền tự do ngôn luận của mình. Ở Trung Quốc, các nhà báo tiếp tục bị giám sát, kiểm duyệt và bắt giữ. Ở Nga, chính quyền đã mở rộng kiểm soát của mình đối với truyền thông và truy tố các blogger bởi họ không tuân thủ theo định nghĩa ngày càng khắt khe của chính quyền về "quan điểm chính thống". 

Ở Bộ Ngoại giao, chúng tôi đã khởi động chiến dịch Tự do cho Báo chí (Free the Press), nhấn mạnh những cá nhân nhà báo đang bị tù đày một cách bất công. Trong danh sách bao gồm Gao Yu, nhà báo Trung Quốc 71 tuổi, người bị án 7 năm tù vì cáo buộc đưa tin mật của nhà nước ra cho báo chí nước ngoài; Mazen Darwish, người vẫn bị cầm tù bởi chế độ Asad vì cố gắng đưa những hành vi tàn độc của chính quyền ra ánh sáng; Tạ Phong Tần, người đang nhận án tù 10 năm ở Việt Nam vì tố cáo chính quyền tham nhũng; và Reeyot Alemu, người bị tù đày ở Ethiopia vì viết các bài viết chỉ trích chính quyền ở đây. 

Hoa Kỳ kêu gọi trả tự do ngay lập tức cho những cá nhân và tất cả các nhà báo đang bị cầm tù vì làm đúng chức phận của mình. Chúng tôi sẽ tiếp tục lên tiếng cho các nhà báo bị bắt giữ và giam cầm một cách bất công; chúng tôi sẽ tiếp tục nêu những lo ngại này tới các quan chức nước ngoài ở mọi cấp bậc; và chúng tôi sẽ thúc đẩy đảm bảo an toàn thân thể cũng như an toàn kỹ thuật cho các nhà báo. Tự do ngôn luận là một trong những giá trị cốt lõi của đất nước chúng ta và là một điều mà chúng ta sẽ tiếp tục bảo vệ, cả ở trong lẫn bên ngoài nước Mỹ.





Bình Luận

Thời Sự

Chuyên đề

 
http://danlambaovn.blogspot.com/search?max-results=50
Copyright © 2014 Dân Làm Báo