Dân Oan Chùa Liên Trì - Dân Làm Báo

Dân Oan Chùa Liên Trì

Lê Thị Kim Thu (Danlambao) - Gần đây, chùa Liên Trì lại phải đối mặt với những “âm mưu” cưỡng chế, bứng tận gốc, trốc tận rễ tâm linh của của những tín đồ một tôn giáo lớn, được sinh ra và cùng sống trong thăng trầm của đất nước. Nói không ngoa, nó là một phần hồn của dân tộc.

Vì là vô thần, chính quyền không cần biết và cũng không muốn có bất cứ ai tin tưởng những gì khác ngoài lời “Bác dạy và đảng nói”. Điều này, nói chung ảnh hưởng rất nhiều vận mệnh của đất nước. Nói riêng, ảnh hưởng một số lớn những người bất đồng chính kiến; xuống tận cùng là những phật tử hiền lương,Thương Phế Binh Việt Nam Cộng Hòa, những gia đình bệnh nhi ung bướu, những người nghèo, và trực tiếp nhất là “Dân Oan Chùa Liên Trì”.

Họ là những người bị chính quyền vô cớ cướp nhà cửa đất đai, để phải tha phương cầu thực khiếu kiện nhiều năm tháng, hiện đang tá túc tại Chùa, sáng bới cơm nước mang theo ăn trưa khiếu kiện, chiều lại về Chùa ngủ qua đêm, và thời gian trôi qua ước lượng đã 8 năm ở Chùa Liên Trì.

Dân Oan Huỳnh Kim Lương, tuổi 73, với 22 năm khiếu kiện. Địa chỉ: 10 A, Nguyễn Huệ B, thành phố Long Xuyên, tỉnh An Giang. Oan tình là chính quyền hành xử theo xã hội đen, vô cớ, không cần biết, không có bất cứ giấy tờ cưỡng chế, ngang nhiên đến đập phá nhà cửa, biến bà thành người “không có cái chuồng gà để ở”. Vẫn không yên thân, trước đây cán bộ địa phương của bà, thường lên Sài Gòn áp tải bà về, trên đường đi họ cùm chân, làm chân tay bà bị chảy máu. Bà đi khiếu kiện nhiều năm, cuối cùng không còn tiền sinh sống, phải đành tá túc ăn cơm Chùa. Bà nguyện, nếu có kiếp sau thì không thèm làm người Việt Nam khi còn chế độ cộng sản, bà thà là làm mây bay khắp bốn phương trời. Đối với ngày “giải phóng 30 tháng 4, năm 1975”, bà cho đó là ngày Quốc Hận của toàn dân miền Nam.

Dân Oan Nguyễn Thị Xê, 68 tuổi , với 18 năm đi khiếu kiện mất đất đai. Địa chỉ: tổ 12, ấp Vĩnh Lộc, thị trấn Cái Dầu, huyện Châu Phú, tỉnh An Giang. Chính quyền cũng không có văn bản, đền bù, tái định cư, nhưng họ có quyền, nên vô tư phân lô bán nền trên đất của bà mà không có thèm giải quyết đền bù, khiến cả gia đình lâm vào cảnh “dân oan” nghèo khổ, chồng đau yếu không tiền thang thuốc. Bà chỉ ao ước có một cuộc sống ổn định.

Dân Oan Phan Thị Bảy, 73 tuổi.Với 38 năm đi khiếu kiện Địa chỉ: tổ 12, ấp Phú Hòa 2, xã Bình Hòa, huyện Châu Thành, tỉnh An Giang. Trường hợp hơi khác, là bà có hiến đất để xây trường học, còn phân nửa, thay vì trả lại, chính quyền chiếm luôn, và khi đi khiếu kiện thì bị hăm dọa giết chết.

Dân Oan Nguyễn Ngọc Thu,72 tuổi, khiếu kiện 14 năm. Địa chỉ: số nhà 404, khóm Mỹ Tây, thị trấn Mỹ Tho, huyện Cao Lảnh, tỉnh Đồng Tháp. Bà là một một dân oan điển hình, là một thí dụ mà mọi người dân lấy đó có thể tưởng tượng hoàn cảnh của mình sẽ có nếu bị trở thành dân oan; nếu đem áp dụng trường hợp của bà vào bất cứ trường hợp nào của dân oan cũng đúng; và hễ nói đến những người ỷ quyền ỷ tiền ở nông thôn, thì suy nghĩ thế nào về họ trong những câu chuyện dân gian thời phong kiến cũng đều đúng. Vì sự việc là những chuyện đương nhiên phải bị của người dân sống dưới chế độ cộng sản thì trường hợp của bà, đã bị và đã biết, không nhất thiết phải trình bày. Bà Bảy, bị và biết, là vì bà có những “mãnh đất vàng” ở trong tầm ngắm. Xin hãy xem video clip để nghe lời bà Bảy kể.

Kết luận:

Nếu chùa Liên Trì bị cưỡng chế giải tỏa thì những bà Dân Oan các tỉnh già yếu này và còn nữa sẽ đi về đâu? Những người trẻ bây giờ đang phục vụ cho chế độ, nghĩ gì về tương lai mai sau của mình khi mà chế độ không có một giải quyết gì cho những dân oan hiện tại? Liệu mình mai mốt rồi cũng là dân oan thì sao? 

Kính xin quý vị theo dõi video của 4 bà Dân Oan tuổi ngoài 70. Xin cảm ơn.




Bình Luận

Thời Sự

Chuyên đề

 
http://danlambaovn.blogspot.com/search?max-results=50
Copyright © 2014 Dân Làm Báo