Trần Thị Hải Ý (Danlambao) - Tòa cao ốc Kinh Đô Tower là Trung tâm thương mại, văn phòng, nhà ở để bán và cho thuê gồm 18 tầng nổi và 4 tầng hầm do công ty KinhDo TCI group có gốc dựa Trung cộng và Đài Loan đầu tư, nếu thật sự quyết tâm ủi sập thì đảng người ta lại 'vô tư' nhân danh nhân dân, lấy tiền thuế mồ hôi nước mắt của nhân dân ra đền bù, đảng người ta chẳng mất xu teng nào; chi bằng đập bỏ lăng Ba Đình: Trước tiên, chẳng tốn kém bao nhiêu và chỉ phải chi trả một lần duy nhất; kế đến vừa đúng di nguyện người bị ướp phơi trong đó, vừa phá tan ám khí đã phủ chụp, trì trệ đất nước và dân tộc ta bao lâu nay, vừa tiết kiệm được khối khối tiền căn giữ bảo quản, hơn nữa vừa có đất cho dân làm bao nhiêu chuyện khác. Cái nào tiện lợi hơn, lại thỏa lòng đại số trong 90 triệu công dân, vì nỗi sợ bị trù úm, đã buộc phải giả vờ hồ hởi thích những điều mình ghét hận?
Kinh Đô Tower 18 tầng "phạm thượng", 8B phố Lê Trực. Ảnh: Như Ý.
Chẳng bù với ông Lý Quang Diệu - người sáng lập kiêm Thủ tướng kiệt xuất đầu tiên của đảo quốc Singapore ngày nay, sinh thời đã đích thân đề nghị chính phủ Singapore nên san bằng căn nhà bình thường của ông ở số 38 đường Oxley Road, gần kề phố mua sắm Orchard Road. Lý Thủ tướng tỏ bày ý nguyện: “Hãy đập bỏ nó đi sau khi tôi qua đời. Vì nhà riêng của tôi mà những ngôi nhà láng giềng không được phép xây cao. Cho nên hãy đập bỏ nhà của tôi rồi điều chỉnh quy hoạch, cho phép xây cao lên, như vậy giá đất trong khu vực này sẽ tăng.”(1).
Ngôi nhà bình thường đã có 100 năm tuổi với nội thất giản dị của cố Thủ tướng Lý Quang Diệu nằm giữa khu vườn quanh năm xanh tốt. Ảnh: The New Paper.
Vả lại, xin hỏi: ai đã ngu xuẩn, hám lợi nhất thời và gián tiếp bôi Bác, khi đặt bút ký cho người ta phù phép xây từ 5 lên 18 tầng như thế? Dân đen hay đảng cai trị? - Xin thưa, nay đã rõ là đủ các cấp từ Ủy ban, Thành ủy Hà Nội đến chính đồng chí Phó Thủ tướng Hoàng Trung Hải (gốc Tàu) đã duyệt ký cho xây tòa nhà “phạm thượng” này từ năm 2013! Để xem, đảng người ta sẽ nghiêm minh xử lý đến nơi đến chốn vụ việc “tày đình” này ra mần răng, trước ĐHĐ XII năm 2016.
Phối cảnh dự án Kinh Đô Tower 8B Lê Trực của Kinh đô TCI Group.
Kịch bản “phạm thượng tày đình” này hứa hẹn trăm cảnh huống, ngàn tình tiết ngoạn mục thuộc diện “thâm cung” nếu nó được/ bị hạ màn trước ĐHĐ XII trong năm 2016. Tại sao? HY em tự cho phép Suy Diễn tưng tửng như ri:
- Dự án tòa nhà này đã được duyệt ký cho phép khởi công xây dựng từ 25/9/2013. Từ đó, nó cứ lù lù cao lớn lên từng ngày từng tuần, vậy lẽ nào các quan hữu trách không thấy tốc độ “tiến nhanh, tiến mạnh, tiến vững chắc” của nó, mà phải chờ đồng chí Tbt báo PetroTimes Nguyễn Như Phong ơi ới báo động đỏ (2), các quan ta mới giật mình “tỉnh ngộ”, cà kê dê ngỗng họp họp bàn bàn “xét lại”? Đời thuở nào có chuyện đó, này nhá:
Phó Thủ tướng Hoàng Trung Hải sinh năm 1959 tại Thái Bình, nay mới 56 tuổi, là ứng cử viên “xe tải khủng” cho bộ Tứ trụ, đặc biệt cái ngai Thủ tướng trong triều đại xã nghĩa 2016-2021.
[Ông Hoàng Trung Hải là Phó Thủ tướng lâu nhất - 8 năm, với kinh nghiệm phụ trách kinh tế ngành và cũng là người có thời gian ở trong Ban chấp hành Trung Ương (BCHTW) lâu nhất - 14 năm. (Nghe nói) ông được đào tạo cơ bản, tốt nghiệp Kỹ $ư Đại học Bách Khoa Hà Nội, và còn học Thạc $ĩ quản trị kinh doanh ở trường Đại học Dublin, Ireland. Ông đã kinh qua các vị trí khác nhau trong doanh nghiệp (của tập đoàn điện lực hiện nay) cũng như từng có thời gian làm thứ trưởng Bộ Công Nghiệp.] (3).
Ngoài ra, khi cho kích nổ dự án tòa cao ốc “phạm thượng tày đình” tại khu vực Ba Đình vào thời điểm này, rõ ràng Ai đó muốn thiêu rụi luôn ý định tranh ngôi Tổng bí thư của ứng cử viên nặng ký là đương kim Ủy viên Ban Chấp hành Trung ương, Ủy viên Bộ chính trị, Bí thư Thành ủy Hà Nội: Tiến $ĩ triết học Phạm Quang Nghị, sinh năm 1949 tại Thanh Hóa.
Riêng ứng cử viên manh nha tranh 1 trong 4 ngôi Tứ trụ là Phùng Quang Thanh bí danh Tâm Tư (1 hay 2?), sinh năm 1949 tại Mê Linh-Hà Nội thì, theo HY em, đã bị Ai đó chặt cụt cánh rồi, đang an toàn vui thú điền viên một mình trong bản doanh Bộ Quốc phòng, ít nhất cho đến khi vở tuồng ĐHĐ XII 2016 chính thức hạ màn.
*
Tầm nhìn của giàn lãnh đạo Hà Nội và Phó Thủ tướng Hoàng Trung Hải khi đồng thuận (hay đồng lõa) ký cho xây tòa nhà "phạm thượng" 8B phố Lê Trực, cách trung tâm Ba Đình chỉ chừng 400m đường chim bay, làm HY em trực liên tưởng và nhớ ngay mình đã từng nghi ngờ vốn liếng sử địa của tác giả bài văn vần “Lịch sử nước ta”, đó là chính phạm Chủ tịch Hồ Chí Minh về Hoàng Sa và Trường Sa, khi đương sự đưa ra nhận định, rằng "mấy cái đảo hoang ở ngoài khơi đó là của ai thì tôi cũng không rõ lắm, nhưng đó cũng chỉ là mấy hòn đá hoang toàn phân chim. Nếu các đồng chí Trung quốc muốn thì cứ cho họ đi"; cũng như nhớ lại sự u mê ám chướng của đồng phạm là Thủ tướng nước Việt Nam Dân Chủ Cộng Hòa Phạm Văn Đồng, qua Công Hàm 14-9-1958, đã "ghi nhận và tán thành bản tuyên bố ngày 4 tháng 9 năm 1958 của Chính phủ nước Cộng Hòa Nhân Dân Trung Hoa" trong đó bao gồm Hoàng Sa và Trường Sa, lúc bấy giờ thuộc sở hữu của nước Việt Nam Cộng Hòa, mà họ gọi là Tây Sa / Paracel Islands và Nam Sa / Spratley Islands, do Thủ tướng Trung cộng Chu Ân Lai ký trước đó mười ngày, 04-9-1958 (4).
Bởi dốt, không tài nào tự hiểu nổi nên mới ngu ngơ hỏi, cầu âu có người giúp cho “sáng mắt, sáng lòng”:
1-. Một dân tộc đăng đẳng cam chịu sự cai trị tuyệt đối và toàn diện bởi dúm “phụ mẫu chi dân đỉnh cao trí tuệ” bản lĩnh, viễn kiến nêu trên mà là dân tộc có bề dày 4.000 năm văn hiến?
2-. Một đất nước “đổi mới theo trào lưu thế giới”, song cứ mưa nà nụt nút nàng mà là một quốc gia công nghiệp phát triển, hiện đại, văn minh?
1/10/2015
_______________________________________
Chú thích:
(3) Hoài Vũ: Bàn về vị trí Thủ tướng sau 2016 https://www.danluan.org/tin-tuc/20150925/hoai-vu-ban-ve-vi-tri-thu-tuong-sau-2016
(4) *-. Bản tuyên bố tiếng Tàu, tiếng Anh, tiếng Việt: http://datviet.free.fr/archive/0,,701,00.html
*-. Bản tuyên bố gốc tiếng Anh: http://archive.law.fsu.edu/library/collection/LimitsinSeas/ls043.pdf
*-. Bản dịch Tuyên bố Chu Ân Lai của Trần Đồng Đức:
[Công bố của chính phủ nước Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa về lãnh hải ngày 4 tháng 9 năm 1958
Trung Hoa Nhân Dân Cộng Hòa Quốc (Nước Cộng Hòa Nhân Dân Trung Hoa)
Đại biểu ủy viên thường vụ đại hội nhân dân toàn quốc liên quan việc phê chuẩn quyết nghị công bố lãnh hải của chính phủ nước Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa
(Ngày 4 tháng 9 năm 1958 đại hội ủy viên thường vụ đại biểu nhân dân toàn quốc hội nghị thứ 100 thông qua)
Quyết nghị:
Ngày 4 tháng 9 năm 1958 đại hội ủy viên thường vụ đại biểu nhân dân toàn quốc hội nghị thứ 100 thông qua quyết định phê chuẩn về tuyên bố lãnh hải của chính phủ nước cộng hòa nhân dân Trung Hoa
Đính kèm: Công bố của chính phủ nước Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa về lãnh hải
Chính phủ nước Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa tuyên bố:
* Một: Lãnh hải của nước cộng hòa nhân dân Trung Hoa rộng 12 hải lý. Quy định này áp dụng cho toàn bộ lãnh thổ nước cộng hòa nhân dân Trung Hoa, bao gồm Trung Quốc đại lục cùng với duyên hải của các hải đảo, với Đài Loan cùng các hòn đảo xung quanh cách đại lục bằng hải phận quốc tế, những hòn đảo của khu vực Bành Hồ, quần đảo Đông Sa, quần đảo Tây Sa (Hoàng Sa), quần đảo Trung Sa, quần đảo Nam Sa (Trường Sa) và những gì thuộc về những hải đảo của Trung Quốc
* Hai: Lãnh hải của Trung Quốc đại lục và duyên hải của các đảo được tính theo đường thẳng nối liền những điểm mốc ven bờ làm đường biên cơ sở, thủy vực từ đường biên cơ sở này hướng ra ngoài 12 hải lý là lãnh hải của Trung Quốc. Phần nước thuộc đường biên cơ sở này hướng vào bên trong, bao gồm vịnh Bột Hải, phần trong hải vực Quỳnh Châu, đều là phần nội hải của Trung Quốc. Các đảo thuộc đường biên cơ sở này hướng vào trong, bao gồm đảo Đông Dẫn, đảo Cao Đăng, đảo Mã Tổ, đảo Bạch Khuyển, đảo Điểu Khưu, đảo Kim Môn lớn nhỏ, đảo Nhị Đảm, đảo Đông Định đều thuộc về các đảo thuộc nội hải của Trung Quốc.
* Ba: Tất cả phi cơ và thuyền bè quân dụng của ngoại quốc, chưa được chính phủ nước cộng hòa nhân dân Trung Hoa cho phép, không được tiến nhập vào lãnh hải vào không gian trên lãnh hải. Bất cứ tàu bè ngoại quốc nào vận hành tại lãnh hải của Trung quốc, phải tôn trọng pháp lệnh hữu quan của chính phủ nước cộng hòa nhân dân Trung Hoa.
* Bốn: Dựa trên nguyên tắc quy định 2, 3 áp dụng cho cả Đài Loan cùng các hòn đảo xung quanh, những hòn đảo của khu vực Bành Hồ, quần đảo Đông Sa, quần đảo Tây Sa (Hoàng Sa), quần đảo Trung Sa, quần đảo Nam Sa (Trường Sa) và những gì thuộc về những hải đảo của Trung Quốc. Đài Loan và Bành Hồ địa khu hiện nay đang bị Mỹ dùng vũ lực xâm chiếm. Đây là hành vi phi pháp xâm phạm chủ quyền và sự toàn vẹn của lãnh thổ nước cộng hòa nhân dân Trung Hoa. Đài Loan và Bành Hồ đang chờ đợi để thu hồi, chính phủ nước cộng hòa nhân dân Trung Hoa sử dụng tất cả những phương pháp thích đáng tại một thời điểm thích đáng để thu phục những khu vực này, đây là chuyện nội bộ của Trung Quốc, không cho phép ngoại quốc can thiệp.]
*-. Công hàm Phạm Văn Đồng: