Hoàng Thanh Trúc (Danlambao) - Ngày 28.12.2015, tại trụ sở T.Ư Đảng, Ban Chỉ đạo chống tham nhũng đã họp phiên thứ 9. Chợt nhớ lời ông TT/ Nguyễn Tấn Dũng: “Tham nhũng không thể ở trên trời mà ở ngay trong chính bộ máy của chúng ta, nó ví như giặc nội xâm, mà thắng giặc nội xâm rồi thì tự khắc quốc gia sẽ hùng mạnh... nếu không đánh được giặc nội xâm thì ta đánh được ai”? (1) Còn ĐBQH Lê Như Tiến phát biểu tại QH: “Trong đánh giặc tham nhũng chúng ta bày binh bố trận rầm rộ, chiến lược, chiến thuật bài bản, dàn quân toàn tuyến, khí thế hừng hực, quân lực và hỏa lực hùng hậu song thực tế thì chưa có tên giặc nội xâm Tham Nhũng nào bị trúng đạn sát thương” (Nhân Dân Online “Không lơ là giặc nội xâm tham nhũng”).
Đúng là như vậy, thành phần Ban Chỉ đạo Trung ương phòng và chống tham nhũng thì chưa xáp trận, giặc tham nhũng nhìn thấy danh sách “chiếu chỉ” cũng phải xanh mặt són ra quần rồi. “Bộ tư lệnh” gồm 16 tướng “cộm cán” của đỉnh cao quyền lực, thuộc Bộ Chính Trị và TƯ đảng, Ông TBT/Nguyễn Phú Trọng Trưởng Ban Chỉ đạo (tổng tư lệnh), Lê Hồng Anh, Nguyễn Xuân Phúc, Tô Huy Rứa, Trần Đại Quang, Ngô Xuân Lịch, Trương Hòa Bình, Nguyễn Hòa Bình, Huỳnh Phong Tranh, Nguyễn Văn Hiện v.v... Nói chung là tổng hợp binh hùng tướng mạnh đủ cả, đảng, nhà nước, quân đội, công an, kiểm sát, thanh tra, tòa án... nhưng chưa lâm trận thì “tư lệnh” tiền phương Nguyễn Bá Thanh đã tử thương đột suất.
1/2/2013 - Phiên họp thứ nhất - Ra mắt “bộ tổng tham mưu”
Ban Chỉ đạo Trung ương phòng chống tham nhũng.
Ban Chỉ đạo Trung ương phòng chống tham nhũng.
Sau 3 năm, 8 lần họp rút kinh nghiệm -
Ngày 28.12.2015 Tổng tư lệnh Nguyễn Phú Trọng
họp phiên thứ “9” báo cáo chiến công?.
Ngày 28.12.2015 Tổng tư lệnh Nguyễn Phú Trọng
họp phiên thứ “9” báo cáo chiến công?.
Tuy nhiên người dân phải bật cười tự hỏi: “họp làm cái quái gì cơ chứ?” bởi vì ngày 3/12/2015 Tổ chức Minh bạch Quốc tế TI (Transparency International) đã công bố Chỉ số và thứ hạng Tham nhũng (CPI) 2014 của Việt Nam đứng yên tại chỗ, không thay đổi trong ba năm liên tiếp (2012- 2014. Tham nhũng vẫn là một vấn đề nghiêm trọng đe dọa kìm hãm sự phát triển của quốc gia Việt Nam.(bbc)
Điều này cũng có nghĩa, Ban Chỉ đạo Trung ương phòng và chống tham nhũng của Việt Nam chỉ là “hữu danh vô thực” không hơn một cái Ban cốt để “hù dọa”. Suốt 3 năm qua chẳng đẩy lùi được giặc tham nhũng bước nào, bằng chứng là trước đó, ngày 9-12-2014 Tổng Thanh tra Chính phủ Huỳnh Phong Tranh một “tướng trinh sát thanh tra” mặt trận chống tham nhũng cũng nhận xét rằng “mặt trận” tham nhũng ở Việt Nam trong 3 năm (2012-2014) là “ổn định”(!?) Tham nhũng vẫn là một trong những thách thức của quốc gia hiện nay, là nguy cơ gây mất ổn định chính trị, xã hội, đại diện Chính phủ Tổng thanh tra Huỳnh Phong Tranh nhìn nhận (nlđ.com.vn).
Ngôn từ sử dụng “ổn định” nói theo cách khác, trong năm 2014, ngoại trừ Singapore là nước “sạch nhất”, các nước Malaysia, Philippines, Thái Lan, Indonesia cả điểm và thứ hạng đều có sự tiến bộ cải thiện đáng kể. Chẳng hạn, Malaysia tăng 2 điểm và lên 3 hạng so với năm 2013 (từ 53/177 lên 50/175); Philippines tăng 2 điểm, lên 9 hạng (94 - 85); Thái Lan tăng 3 điểm, lên 17 hạng (102 - 85); Indonesia tăng 2 điểm, lên 7 hạng (114-107). Riêng Việt Nam thì “ổn định” không cải thiện lại còn tụt 3 hạng (!) chỉ hơn bốn nước Đông Timor (28 điểm), Lào (25 điểm), Campuchia và Myanmar (cùng 21 điểm).
3 Năm VN vẫn giữ nguyên thang điểm, thứ hạng tham nhũng. (VietNamNet)
Với chỉ số CPI chưa bao giờ vượt quá 31 (trên tổng số điểm 100), nhiều năm qua, Việt Nam luôn bị xếp vào nhóm các quốc gia “tham nhũng nghiêm trọng” trên thế giới. Tình hình trên tương tự như một học sinh chưa bao giờ đạt điểm trung bình (5/10), mà cố lắm cũng chỉ mới có được điểm 3/10. Do vậy, sự “ổn định” này là “ổn định trì trệ” rất tiêu cực, bi quan đáng xấu hổ (Saigontimes)(2).
Nguyên nhân chính của sự yếu kém không hiệu quả “chống tham nhũng” tại Việt Nam ai cũng nhận ra là do các cơ quan chức năng tiêu cực dung túng, trong mặt trận này, mà người dân hay ví von “dơ thì thật cao nhưng đánh thì khe khẽ” (do hối lộ mua án, chạy án) là điển hình nhất tại Việt nam hiện nay, cụ thể như mới đây (12/2015): Nguyễn Đình Quý Nguyên chi cục trưởng Lâm nghiệp TP.HCM đã tham ô gây thiệt hại cho Nhà nước 435 triệu đồng bị TAND /TP.HCM tuyên 9 năm tù dù bị cáo đã khắc phục trả lại đủ số tiền tham ô. (Nguồn: vnexpress.net) Sự khắc phục hậu quả khiến bị cáo có thể hưởng trường hợp giảm nhẹ (2-4 năm tù) nhưng vì bị đánh giá là “có tiềm năng” nhưng không ói tiền ra “mua án” nên dù là cán bộ đảng viên CSVN vẫn bị các quan tòa tuyên 9 năm tù cho biết “lễ độ”?
Trong khi đó, Ngày 25-12 một vụ tham nhũng thiệt hại mất trắng gấp vài chục lần - Phạm Thanh Tân Tổng giám đốc ngân hàng Agribank. nhận hối lộ 7 tỷ đồng (310.000usd) để cho đối tác nước ngoài vay trái pháp luật làm mất trắng thiệt hại cho nhà nước 1.500 tỷ (70 triệu usd). Đây được ví như hành vi vô đạo, mang 70 đồng của quốc gia, từ mồ hôi nước mắt nhân dân ném qua cửa sổ... chỉ cốt để lấy chưa tới 1 đồng bỏ vào túi của mình? Nhưng để tránh né tội nhận hối lộ số tiền lớn gây hậu quả nghiêm trọng (khung án tử hình) VKSND/Hà Nội đổi sang tội danh “Thu lợi bất chính” để đề nghị tuyên án bị cáo Phạm Thanh Tân chỉ 20 năm tù. Quả là bất bình thường, một dấu hỏi lớn hiện lên ở đây?.
Trong khi đó là láng giềng hữu hảo “sông liền sông, núi liền núi”, đồng chí CS/CNXH như Việt Nam có cùng một vấn nạn “tham nhũng” nhưng “ông Anh Tàu Cộng” đánh giặc tham nhũng bài bản và cương quyết hơn nhiều, nếu với tham nhũng hệ thống Pháp Luật do đảng CSVN lãnh đạo “tiêu cực” bao nhiêu thì ông Anh Tàu Cộng cương quyết bài trừ không khoan nhượng “tích cực” bấy nhiêu.
Trong vòng 10 năm - từ cuối năm 2000-2011, tại Trung Quốc có gần 10 quan chức cao cấp Dân và Quân sự bị tử hình vì tham nhũng, còn tử hình “treo” (tạm chờ chưa thi hành án) củng bằng con số đó, còn tù chung thân thì vô số. Gần nhất là thi hành án tử hình - Lu Wanli - 61 tuổi, cựu giám đốc Sở Giao thông công chính tỉnh Quí Châu, đồng thời là giám đốc Công ty Phát triển đường cao tốc của tỉnh - nhận hối lộ 3,16 triệu USD.
Phải thừa nhận, dù là cộng sản độc tài trong đối nội và đối ngoại nhưng Tàu Cộng bằng lời nói đi đôi với việc làm cụ thể tỏ rõ quyết tâm chống tệ nạn tham nhũng tới cùng. Họ từng có những người lãnh đạo sống gương mẫu, liêm khiết. Các chủ trương, biện pháp chống tham nhũng rất được lòng dân. Nhân dân Hoa lục chưa quên câu nói tràn đầy khí phách của cựu thủ tướng Chu Dung Cơ (lúc đương chức) khi ông này không khoan nhượng với tham nhũng: “Hãy chuẩn bị cho tôi một trăm cỗ quan tài chứa xác tham nhũng, trong đó có một cái cho tôi, người chống nó” (Nghe nói lúc còn đương chức mộ tổ ông thủ tướng này đã bị bè phái tham nhũng định nổ mìn phá hoại và khi nghỉ hưu, những nhà lãnh đạo khác chỉ chịu sự bảo vệ bình thường riêng ông được sự bảo vệ đặc biệt của an ninh Trung ương – nguồn: “Cuộc sống của mấy vị lãnh đạo Trung Quốc sau khi nghỉ hưu”) (Dien Dan Forum).
Chúng ta thường nghe nhà nước đảng CSVN rêu rao: “Chống tham nhũng không có vùng cấm” nhưng nói vậy mà không phải vậy, báo chí phải đánh hơi để tự biết vùng nào là “không được vào” các phóng viên Nguyễn Văn Hải (Phó trưởng Văn phòng báo Tuổi Trẻ tại Hà Nội) và Nguyễn Việt Chiến (báo Thanh Niên) phải ra tòa lãnh án vì viết “quá” trung thực nhiệt tình vụ tham nhũng PMU18 - PV Nguyễn Văn Khương (Báo TT) lãnh 4 năm tù vì viết bài CSGT ăn hối lộ.
Một điều có thể khẳng định là Trung Quốc xử lý các phần tử tham nhũng rất nghiêm khắc, ít nhất thời gian qua cho thấy không có “vùng cấm” nào đúng với khẩu hiệu “Đả hổ diệt ruồi” không phân biệt hổ chúa hay hổ con.
Cựu UV thường vụ Bộ Chính trị, "trùm Công An" Chu Vĩnh Khang
và Nguyên phó CT/quân ủy trung ương Trung Quốc Từ Tài Hậu.
và Nguyên phó CT/quân ủy trung ương Trung Quốc Từ Tài Hậu.
Các quan chức hàng đầu đảng CSTQ như Chu Vĩnh Khang, Bạc Hy Lai, Lý Lệnh Hoa, Trần Hy Đồng, phó CT/quân ủy trung ương Trung Quốc Từ Tài Hậu (chết trong tù) bị tù chung thân, Thành Khắc Kiệt, Phó Chủ tịch quốc hội Trung Quốc bị xử tử v.v... Trong khi chiến dịch chống tham nhũng vẫn tiếp diễn chưa có dấu hiệu chững lại.
Không có khu vực nào được coi là “an toàn khu” đối với đội ngũ cán bộ đương chức hoặc đã nghỉ hưu mà tay đã nhúng chàm tham nhũng. Đã có ít nhất 10 “cọp” nghỉ hưu đang bị điều tra tham nhũng.
Tháng 8/2015, Quốc hội Trung Quốc đã sửa đổi Luật hình sự tăng khung hình phạt đối với tội danh tham nhũng. Luật mới này loại trừ ân giảm vì “có công” đối với hầu hết các quan chức tham nhũng và qui định các tội phạm bị tòa phán quyết tử hình hoãn thi hành án nếu không có tình tiết nào mới sẽ bị tù chung thân sau hai năm án tử treo.
Luật hình sự sửa đổi này nhằm mục đích để bảo vệ sự công bằng tư pháp và ngăn chặn việc tội phạm tham nhũng có thời gian ngồi tù ngắn hơn thông qua các đợt ân xá. Nó cũng nhắm đến các quan chức tham nhũng “đi cửa sau” tìm kiếm sự ân xá bất hợp pháp, tạm tha hoặc tránh bị tù đày mua bằng nguồn tiền tiềm ẩn có được do tham nhũng.
Rõ ràng chống tham nhũng, đảng CS/Việt Nam (vì lý do nào đó) không cương quyết như đảng CS Tàu. Và chắc vì vậy trong buổi thảo luận của Hội đồng nhân dân TP.HCM, sáng 9.12-2015, vấn đề tham nhũng đã được thảo luận, đại biểu HĐND-Trần Văn Thiện phải thốt lên rằng: “Tất cả mọi người Việt Nam yêu nước hiện nay rất trông mong sẽ xuất hiện một vị tướng có đủ đức, tài, trí, tâm, bản lĩnh, dũng khí để lãnh đạo cuộc đấu tranh chống quốc nạn tham nhũng hiệu quả”, Một câu nói đáng để 16 “tướng” đã xuất hiện trong “bộ tổng tham mưu” Ban Chỉ đạo Trung ương phòng chống tham nhũng tại Hà Nội nghiệm suy. (thanhnien Online 9-12-2015)
20/12/2015
____________________________________
Chú thích: