Việt Nam: Mùa Xuân hoa không nở! - Dân Làm Báo

Việt Nam: Mùa Xuân hoa không nở!

Bảo Giang (Danlambao) - “Việt cộng (Nam) bày tỏ mong muốn sẵn sàng chấp nhận làm một khu vực tự trị thuộc chính quyền trung ương tại Bắc Kinh như Trung Quốc đã dành cho Nội Mông, Tây Tạng, Quảng Tây... Phía Trung Quốc đồng ý và đồng ý chấp nhận đề nghị nói trên và cho Việt Cộng (Nam) thời gian 30 năm (1990-2020) để Đảng Cộng sản Việt Nam giải quyết các bước tiến hành cần thiết cho việc gia nhập đại gia đình các dân tộc Trung Quốc”(Hòn cầu thời báo). Câu chuyện ấy ra sao, nó là chuyện cười, chuyện diễu hay có là điều để chúng ta phải suy nghĩ, lo toan, giải trừ? 

Không, tôi cho rằng, đó là những chứng từ (nếu có) sẽ buộc vào cổ tập đoàn Việt cộng. Nó không có một chút ý nghĩa và pháp lý nào với dân tộc Việt Nam. Bởi lẽ:

1. Chuyện miền Nam bị cướp

Chỉ đến sau ngày 30-4-1975, khi tập đoàn Việt cộng Hồ chí Minh kéo vào Sài gòn và gọi là ngày “giải phóng”, người dân miền Nam mới thực sự biết, Việt Minh, Việt cộng là thứ loại gì, dù trước đó họ đã nghe và thấy đồng bào của họ gánh gồng đàn còn lũ cháu, thất thần rời bỏ nơi chôn nhau cắt rốn của mình mà đi. Hôm đó, có lẽ cũng là lần đầu tiên, người dân miền Nam bừng tỉnh, hiểu được câu chuyện của hơn 20 năm trước khi đoàn người từ miền Bắc gồng gánh con cháu di cư vô nam mang ý nghĩa gì! Tuy thế, họ mới chỉ thấy trời xa xuống khi lá cờ Vàng thân quen (dù không yêu mến) vụt biến khỏi kỳ đài, họ chưa biết chuyện gì sẽ xảy ra khi cái mảnh cờ Đỏ của CS Phúc Kiến được tập đoàn CS kéo lên thế chỗ. Tệ hơn, có người còn ngây ngô, thấy đỏ hồng lên đôi mắt, mà không hề biết rằng nó đã báo trước là máu và nước mắt sẽ tràn ngập ở chính trong gia đình của họ. Chẳng một nhà nào được yên, dù có theo nó hay không!

Trong khi đó, phận người di cư năm nào, xem ra hốt hoảng hơn. Chạy đi đâu? Sau câu hỏi, cửa nhà vội khép lại trước khi ánh chiều tan. Hoặc giả, đôi làn hé mở chờ đợi cái chết, hay dáo giác tìm xem còn nơi nào, lối nào để chạy trốn hay không. Bởi lẽ, vì cái mảnh cờ Tàu ấy, họ đã phải dứt áo bỏ lại sản nghiệp, bỏ lại phần mộ của cha ông mà đi. Họ đi, và có khi nào dám quên những khuôn mặt cường đồ, thảo khấu ấy. Hơn thế, từ những năm trước dưới ngọn cờ này, họ đã nghe, đã biết chúng nổi danh trong những vụ chém lén, vồ gà, bắt vịt khiêng heo của người dân. Rồi đình đám mở ra mùa đấu tố, tàn sát, giết chết hơn 170,000 người Việt Nam bằng búa, bằng mã tấu, với một cụm từ hoa dạng “ cải cách ruộng đất”. Tất cả đã giúp Hồ chí Minh thỏa mộng chém giết, cướp đoạt tài sản của người dân Việt để rửa hận cho cuộc thảm bại của tập đoàn Mãn Thanh ở Đống Đa, Hạ Hồi, Ngọc Hồi vào mùa xuân 1789. Chính tên này đã xây đài tang thương cho người dân Việt từ đây!

Tuy nhiên, cuộc di cư vào năm 1954 với khoảng 1 triệu người rời bỏ đất bắc đã bất ngờ vạch mặt, đẩy cộng sản vào cơn rối loạn. Trước hết, nó cho thấy cái gọi là chính quyền CS, thực tế, chỉ có búa và mã tấu của những kẻ nô lệ, không có lấy một chút lễ nghĩa văn hóa Dân Tộc. Khi gọi là cách mạng, chúng phủ đầu người dân bằng những cảnh giết người. Đến lúc gọi là giải phóng, chỉ thấy máu, nước mắt và những tang thương. Rồi gọi nhau là cán bộ, thực chất chỉ thấy rặt một phường đầu trộm đuôi cướp, vô đạo, bất nhân, bất nghĩa (từ xưa đến nay). Điển hình như “Chu văn Biên, bí thư đoàn ủy cải cách ruộng đất Nghệ-Tĩnh, Sau là thứ trưởng Nông Nghiệp, bắc ghế ngồi trên thềm cao, chỉ tay vào mặt mẹ đẻ chắp tay đứng ở dưới sân, dằn giọng: -Tao với mi không mẹ không con mà chỉ là kẻ thù giai cấp của nhau. Tao có phận sự tiêu diệt mi mà mi thì nhất định sẽ chống lại... Bà mẹ cắn lưỡi không chết. Ít lâu sau, nhảy giếng tự tử thành...!” (Đèn Cù, tr 109) . Trong khi đó hai đồ tể Hồ chí Minh và Đặng xuân Khu lại dấu mặt, đi xem cảnh đấu tố bà Nguyễn thị Năm, vị ân đã từng nuôi và bảo trợ chúng bằng cách: “Cụ Hồ bịt râu đến dự một buổi” Đèn Cù (trang 82)

Một xã hội được lãnh đạo bởi những kẻ bất lương, bất nghĩa, đã giết hại hơn 170000 người dân như thế, làm sao tồn tại? Có chăng là tạo ra bạo động và khơi nguồn chiến tranh mà sống! Thực tế, Hồ chí Minh đã chọn cả hai phương cách này. Trước tiên, mở chiến tranh vào nam để mưu cầu giải tỏa áp lực bị tan vỡ từ việc giết người quá tay. Kế đến, nhờ đó mà có thêm viện trợ cứu cái nghèo đói đã đến bước đường cùng. Kết quả, sau nhiều chuyến cầu viện của Hồ, Lê Duẩn, trong vai TBT đảng cộng sản quỳ xuống dưới chân Mao trạch Đông mà thề thốt, khẩn nguyện: “Tại sao chúng tôi dám trường kỳ kháng chiến? Chủ yếu là vì chúng tôi phụ thuộc vào công việc của Mao Chủ tịch…Chúng tôi có thể tiếp tục chiến đấu, đó là vì Mao Chủ tịch…”. Từ đó, Hồ Quang đã biến đất nước Việt Nam thành bãi chiến trường. Thi đua chém giết và gieo rắc kinh hoàng cho người dân từ Bắc chí Nam. 

Nhỏ thì như vụ pháo kích trường tiểu học Cai Lậy lúc 2:55 trưa, ngày 9 tháng 3 năm 1974. Giết chết 32 em học sinh và 55 học sinh khác bị thương. Lớn hơn là những sợ giây lòi tói và mồ chôn hơn 5000 đồng bào Việt Nam tại Huế vào tết Mậu Thân 1968. Kế đến là đường số 7, số 9, rồi đại lộ Kinh Hoàng, cửa biển Sơn Trà, Đà Nẵng…thành biển máu. Và sau đó là những trại tù khổ sai với hơn 200,000 trí thức và quân cán chính của miền nam là những người bảo vệ Tự Do, bảo vệ Nhân Phẩm cho con người và sự Độc Lập cho Tổ Quốc. 

Kết quả của cái gọi là “rước voi về dày mả tổ”, đưa Tàu vào giày xéo quê hương theo chủ trương của tập đoàn cộng sản Hồ chí Minh, mà Lê Duẩn đã thành danh trong bài ca của khuyển mã: “chúng tôi đánh Mỹ tiến công miền Nam là đánh cho Liên Xô, đánh cho Trung quốc” (Lê Duẩn) là từ đó, CS làm cho đất nước Việt Nam thành một đống đổ nát, hoang tàn. Hầu như không một gia đình nào không có những giải khăn trắng trên đầu trẻ thơ hay mẹ già. Tệ hơn, chúng muốn biến thể 90 triệu người Việt Nam, dòng dõi của những Ngô Quyền, Hai bà Trưng, Trần Hưng Đạo, Lê Lợi, Quang Trung… từng đứng cao trên ngọn sóng Bạch Đằng, với bài ca lững lẫy, vùi dập bắc triều Nguyên, Hán đến Thanh, nay thành những kẻ nô lệ cho tập đoàn Nguyên, Mông. Rồi dưới lá cớ Phúc Kiến phe phẩy là hàng cán cặn bã rước voi về dày mả tổ như Minh, Đồng, Chinh, Duẩn, Giáp, Thọ, Linh, Mười, Anh, Phiêu, Khải, Kiệt, Mạnh, Trọng Dũng Hùng Sang… vụt biến thành những vương gia vọng tộc! 

Cũng từ đó, 02-9-1945, sử nhà Nam đã không ngừng ghi lại cảnh CS “luộc dân Nam, lấy nước canh hiến Tàu” được thực hiện ở đất bắc. Riêng miền nam sau 30-4-1975 được ghi nhận như sau:

Ngày 22-9-1975 Việt cộng tổ chức đổi tiền tại miền Nam lần thứ nhất với tỷ lệ 500 đồng của miền nam ăn một đồng giải phóng tương đương với một Mỹ kim. Luật Việt cộng quy định rằng: “Mỗi một gia đình chỉ được đổi và lấy ngay 200 đồng tiền mới. Số tiền còn lại phải xin gởi lại ngân hàng nhà nước”. Ở đây tôi xin mở một dấu ngoặc là: Không một ai nếu muốn có nhiều hơn số tiền được đổi vào ngày đổi tiền mà không mất cho nhân viên đổi tiền từ 70-80% thực giá. Riêng nhân viên trong nhóm đổi tiền (đa số là sinh viên), dù chẳng có đồng nào để đổi, nhưng trước giờ kết toán, tiền cũ chất cao như núi nên chẳng có ai là không có vài, ba ngàn tiền mới đút túi! 

Thật ra, chuyện nhân viên đổi tiền tự nhiên có vài, ba ngàn trong túi chẳng đáng để nói đến, và cũng chẳng thể làm giàu. Bởi lẽ, vì muốn cướp của nhân dân, Việt cộng đã có sẵn sách lược sau: “Mỗi gia đình được đổi 100.000 đồng VNCH ra thành 200 đồng CHMNVN để tiêu dùng thường nhật (300 đồng ở Thừa Thiên). Tiểu thương có thể đổi thêm 100.000 đồng nữa. Những xưởng lớn thì hạn là 500.000 đồng. Số tiền còn lại, đều phải ký thác vào nân Hàng. Trương Mục sau đó bị khóa đến đầu năm 1976 mới cho phép rút 30 đồng mỗi tháng. Tuy nhiên đến tháng 12 năm 1976 thì lại khóa trương mục và dân chúng không được rút tiền nữa.” (wikipedia). Đó là lý do, chỉ vài tuần sau tiền mới đã tràn ngập trên thị trường. Giá cả lại tự nhiên tăng vọt như thổi thay vì phải giảm đi theo tỷ lệ $500 ăn $1. Tại sao? Việt cộng đều là những kẻ đói khát nhất và là cướp có tay nghề. 

Vào ngày 02/5/1978 là kỳ đổi tiền lần thứ hai, được thực hiện trên toàn quốc. Một đồng miền bắc hay 0.8 đồng tiền “giải phỏng” ăn một đồng mới. Mỗi người chỉ đổi được 100 đồng tiền mới, hộ nào có hơn 3 người thì từ người thứ ba trở đi chỉ được đổi 50 đồng. Mỗi hộ tối đa chỉ được 500 đồng cho dù hộ đó có trên chục người. Tiền dư ra lại chạy quanh ngõ cụt vào túi quan cán và móc ngoặc!

Kỳ 3. 14/9/1985, Việt cộng lại đổi tiền, Lần này 10 cũ ăn một đồng mới. Từ đây đồng tiền của Việt cộng càng ngày càng mạt giá vì không có sản xuất. Đó là lý do tại sao, thời cuối của Việt Nam Cộng Hòa (4-1975). Một Mỹ kim trị Giá vào khoảng 700 đồng, người dân sung túc. Việt cộng tự ý đánh đồng khi đổi tiền: 1 Mỹ kim = 1 đồng giải phóng (9-1975) và nay, vào ngày 03-01-2016 trị giá 1 Mỹ kim = $22,520. 00 đồng tiền Việt cộng! Ấy là không tính theo tỷ lệ giá đổi tiền kỳ ba, 10 cũ ăn 1 đồng mới. Nên một bó rau muống của ngày hôm nay giá trên $10,000.oo tiền Việt cộng chẳng có gì là lạ!

Ngoài ra, còn phải kể đến cái gọi là cải tạo công thương nghiệp của tập đoàn cờ đỏ. Khởi đầu là X1 bắt đầu vào ngày 11-9- 1975 diễn tập khắp 17 tỉnh thành miền Nam và thành phố Sài Gòn. Đợt này chủ yếu nhắm vào nhà của các cư dân thành thị, tịch thu nhà và cưỡng bức toàn bộ những nạn nhân phải đi về vùng Kinh Tế Mới. Song song với chiến dịch X2 là chiến dịch X3 tập trung tại Sài Gòn. Sau X3, hàng ngàn gia đình cán bộ Việt cộng ở miền Bắc đã vào Sài gòn sinh sống trong những ngôi nhà họ “tịch thu” “cướp cạn” tại miền nam theo quyết định mang số 111/CP do Phạm Hùng ký vào tháng 4/1977. Từ đó, dấy lên cao trào vượt biên.

Trong thời gian này, số lượng người ở Sài Gòn bị mất hết tài sản và bị cưỡng bức đi kinh tế mới là khoảng 600,000 người, trong khi đó, ước tính có khoảng 300,000 trẻ em ở miền Nam bị thất học vì gia đình bị đẩy lên các vùng kinh tế, và do chủ trương của cộng quyền vào những năm học sau đó. Rồi nạn đói kém lan tràn khắp nơi, người người lao vào thảm cảnh. Nhờ vào kỳ tích “giải phóng” này, chuyện Việt Nam là quốc gia nghèo đứng hàng thứ ba trên thế giới vào năm 1985 chẳng có gì lạ!

Hỏi xem, có giấy mực nào đủ dài, đủ nhiều để ghi cho hết những tội ác của tập đoàn Việt cộng đã gây ra cho dân tộc Việt Nam? Tôi cho rằng không có bút mực nào đủ dài, đủ nhiều để ghi chép tội ác của chúng. Chỉ biết, người Việt còn, tiếng Việt còn, tội ác của Việt cộng còn được truyền lại với non sông. Chỉ biết, Hồ chí Minh đã vượt hẳn lên cao, đã nhấn chìm những kẻ cùng nghề bán nước hại dân như Lê chiêu Thống, Trần ích Tắc xuống đáy bảng! Lý do, những thành phần này thực tế chưa bán được một tấc đất nào của non nước Việt. Trong khi đó, Hồ chí Minh và tập đoàn của Y sau khi tàn sát sinh linh Việt, đã “công thành danh toại” với những Công Hàm 1958 của Phạm văn Đồng để Hoàng Sa, Trường Sa lìa đất mẹ, sang xứ người. Công lao ấy ngoài Hồ chí Minh, cũng gọi là Hồ Quang, ai có khả năng? 

2. Chuyện của mìền Nam là thế, và đây là bước “ vinh quang “ từ đất bắc?

Đường đỏ là đường biên giới theo công ước Pháp-Thanh 1887. Đường hồng là đường biên giới theo HUBG 1999. Khu vực Lão Sơn là khu có vòng xanh. Vùng gạch chéo là đất của VN bị mất. Bản đồ tấm số 15. 

Phạm văn Đồng, người ký bản Công Hàm bán nước năm 1958, có lẽ đã không dự tính cho bản thân thêm một lần trở thành tội đồ của dân tộc Việt trong hội nghị gọi là Thành Đô vào ngày 3-4 Tháng 9, 1990 cùng với Nguyễn văn Linh, Đỗ Mười. Bởi lẽ “khi tiếng súng ngưng, chúng tôi đếm được 3700 địch quân địch bỏ thây tại chỗ. Tư lịnh sư đoàn chúng tôi, cựu chiến binh từ thời nội chiến, cũng phải nói rằng ông ta chưa bao giờ thấy nhiều xác chết như thế. Ngày 14 tháng 7, chúng tôi ra tín hiệu cho phép phía VN đến thu hồi xác chết…" Hỏi xem, TC đã sử dụng bao nhiêu sư đoàn, ta sẽ biết số người Việt Nam bị giết. Đó chỉ là một phần trong câu chuyện về cuộc chiến biên giới để rồi nó được kết thúc “êm” trong bối cảnh Thành Đô. Ở đó "phía Việt Nam đã phải ký nhượng 600 km² phần đất Tổ Quốc phía Bắc Việt Nam, trong đó có phần núi Bạc, núi Lão Sơn cho Trung Quốc"(Trần trung Đạo, Núi Lão Sơn còn hay mất?) . Vinh hay nhục theo bản án này? Hẳn nhiên, để đổi lấy tình hữu nghị 4 tốt 16 chữ vàng khè thì đây phải là bước đường vinh quang tột đỉnh không ai có thể làm được ngoài Việt cộng. Để rồi 9 năm sau, 1999 Việt cộng ký Hiệp Thương biên giới, ở đó, Nam Quan, Bản Giốc, Lão Sơn, Tục Lãm… đội mũ nón lìa quê mẹ sang xứ người. Cũng từ đây, có thể nói, không còn một nơi nào trên đất nước Việt Nam mà không có gót chân của bọn Tàu cộng, trong đó có nhiều nơi bị chiếm đóng vĩnh viễn.

3. Đất nước bị xâm thực, bị Tàu chiếm đóng, Việt Nam về đâu?

Chuyện “đàn bò vào thành phố” muôn đời là nỗi đau của người dân Việt. Nỗi đau không chỉ bắt nguồn bằng đôi mắt u buồn của những người tỵ nạn, những người đã bỏ nước ra đi. Nhưng là sự cảm nhận bằng cuộc sống dù người đó sống xa quê hương, hay đang nương tựa ngay trên phần đất được gọi là quê hương của mình. Thật vậy, nỗi đau của đất nước Việt Nam bị rơi vào tay Việt Cộng hơn 40 năm trước chừng như không giảm. Tệ hơn, mỗi ngày thêm quặn thắt. 

Ai cũng biết, dưới thời Tổng Thống Ngô Đình Diệm. Trước là vì lòng nhân của dân tộc, sau là tương lai của đất nước. TT chào đón những Hoa kiều đang sinh sống ở Việt Nam gia nhập vào đại gia đình Việt Nam không chỉ bằng việc nhập tịch, nhưng là cuộc sinh sống và theo nguồn ngôn ngữ văn hóa Việt. Kế đến, để bảo vệ nền kinh tế của quốc dân, chủ quyền đất nước, chính phủ quy định một số ngành nghề, thương vụ người Hoa kiều không được tham dự vào trong thương trường Việt Nam. Đây không phải là việc bài ngoại, trái lại, là một căn nguyên trong sự phát triển kinh tế quốc dân của một nước có chủ quyền. Chuyện xưa là thế, nhưng từ ngày Việt Nam Cộng Hòa bị mất tên, bị thay thế bằng “Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt cộng”, câu chuyện của nhà Việt Nam đã ra khác, đổi khác.

Trước hết, ngoài phần lãnh thổ bị co cụm lại vì bản Công Hàm 1958 và Hiệp định biên giới 1999 của VC, để Ải Nam Quan, Núi Lão Sơn, Bản Giốc, bờ biển Tục Lãm… phải xa lìa đất mẹ, đội mũ cối sang Tàu. Ai cũng nghe đến chuyện kinh hoàng hơn cả ác mộng: Việt cộng dọn đường đưa Việt Nam trở thành một đơn vị tự trị của Tàu như Mông Cổ. Sự thật ra sao? Cho đến nay, ngoài những đồ đoán bất lợi, người ta hầu như không biết rõ những điều khoản cơ bản được ghi chép trong hội nghị Thành Đô vào 1990 giữa Việt cộng và Trung Cộng là gì. Nhưng có một điều chắc chắn, ở đó không có những tín hiệu đáng mừng cho số phận Việt Nam. Lý do, một kẻ gặp khốn cùng trong sinh hoạt nội bộ, hoàn toàn thất thế thua trận nơi chiến trường, phải tự xin đầu hàng và thần phục đối phương thì không bao giờ có được những điểm lợi thế trong đàm phán cho mình.

Dĩ nhiên, Việt cộng cũng không thoát được quy lệ này khi Nguyễn văn Linh, Đỗ Mười, Phạm văn Đồng mũ áo sang hầu Tàu cộng ở Thành Đô vào 1990. Tệ hơn, vốn liếng lúc ra đi là cái rổ không còn cạp. Bên ngoài, quan thày Liên Sô và cộng sản Đông Âu đã trổ cờ Tự Do. Bản thân thì ngu dốt, đói rách, lại là kẻ thua trận trực diện trên chiến trường với đối phương, lấy gì để trả giá cho hội nghị, đàm phán? Ấy là chưa kể đến một điểm vô cùng quan trọng mà tập đoàn này phải đối diện với. Nếu việc xin làm đầy tớ không được Trung cộng chấp nhận, cứu vớt, bàn cờ Việt Nam sẽ đổi màu. Khi đó, bản thân những kẻ cướp của giết người, bán nước hại dân mấy chục năm qua sẽ ra sao? Chỉ vài câu hỏi ngắn đã diễn tả mọi nỗi khốn cùng của VC khi đó. Từ đó cho thấy, nếu được Trung cộng nâng đỡ, cưu mang, chúng sẽ ký kết với bất kỳ những điều khoản nào có lợi cho bản thân chúng. Phận dân phận nước vốn đã là không có ở trong tầm mắt cộng sản, càng không còn ý nghĩa gì trong giai đoạn này. 

Đó là lý do để Nam Quan, Bản Giốc, Lão Sơn, Tục Lãm ra đi mở đường cho rừng đầu nguồn, Tây Nguyên, Vũng Áng, Đà Nẵng, Cửa Việt, Bình Dương, Nha Trang, Vũng Tàu, Biên Hòa đến Cần Thơ, Mỹ Tho, Cà Mau… Và rất nhiều địa điểm trên toàn nước Việt, không một nơi nào mà không có những mảng người Tàu mọc lên. Nơi thì dưới dạng công nhân xây dựng. Nơi thì khai thác lâm sản, mỏ quặng. Nơi thì dựng nhà chiếm đất, họp chợ. Nhiều đến cái độ mà công an Việt cộng trông thấy là lỉnh đi nơi khác thay vì giáp mặt và cũng không dám dòm ngó gì đến “luật lệ” của những địa phương ồn ào này. Từ đó, ai cũng thấy một trò chơi vô cùng nguy khốn cho đất nước đã và sẽ còn tiếp tục diễn ra ở trên mảnh đất hình chữ S này. 

Nhớ lại, ngay từ khi có tên nước Nam, Tầu chưa bao giờ bỏ ý định thôn tính mảnh đất gồm đủ những lợi thế và hùng tài ấy. Rồi Mỹ đã một lần đến Việt Nam, tuy nhân danh là bảo vệ vòng đai Tự Do cho thế giới, nhưng thực tế cũng vì quyền lợi của Hoa Kỳ mà đến rồi đi. Ngày nay họ muốn quay lại cũng là vì nhìn ra được vấn đề của lầm lẫn, của quyền lợi. Tuy nhiên, ngày nào lợi ích của con buôn không còn, nó lại đi. 

Nhưng Tàu hoàn toàn khác. Tập đoàn này cho người tràn xuống phương nam không phải chỉ vì lợi lộc của kinh tế nhất thời, nhưng là việc kiên trì muốn chiếm thế đất, nắm lấy cuộc xoay vần của phương nam. Theo đó, khi muốn trấn giữ biển đông, hợp thức hóa đường lưỡi bò theo Công Hàm 1958, và hợp thức hóa Hiệp Ước Thành Đô 1990, Tàu không muốn và không bao giờ muốn đánh chiếm phương nam. Trái lại, họ chỉ cần chiếm lĩnh, chế ngự hoàn toàn tập đoàn Việt cộng, dù kẻ đó là Nguyễn phú Trọng hay Nguyễn tấn Dũng. Nói cách khác, Tàu không bao giờ có thể chiếm giữ Việt Nam bằng vũ lực, nhưng việc sẽ bảo hộ, nuôi dưỡng và vỗ béo tập đoàn Việt cộng tại Hà Nội để chúng tự xin làm con nuôi là có thừa. Ở chiều ngược lại, tập đoàn CS này cũng chỉ mong ước có bấy nhiêu. Theo đó, chuyện tạo ra phe Dũng, phe Trọng là rất cần phải có để tất cả tập đoàn nô lệ đều được ăn! 

Trong khi đó, cuộc sống của dân tộc Việt Nam ngày nay chỉ có một thế duy nhất để tồn tại là diệt cộng, thoát cộng. Ngoài tiến trình thoát cộng, giải cộng, bài Trung cộng, chúng ta không còn một chọn lựa nào khác. Bởi vì, sau khi thoát cộng, dù Mỹ đến, hay đi, Việt Nam vẫn có cuộc sống trong Độc Lập của mình. Nước Nam không phải là mảng chợ trời. Đường biên giới đã có, phải là những mốc điểm giữ nước, phải được kiểm soát, bảo toàn. Đó là thế đứng buộc chúng ta phải đứng cho vững, không khi nào rời. Kế đến, ai cũng biết, Cộng sản là kẻ thù của nhân loại trong mọi thời điểm. Nó không thể là bạn nghĩa của người Việt Nam. Bằng chứng ư:

“Nhà cửa, đất đai của những người sau đây đều do nhà nước trực tiếp quản lý:

- Sỹ quan ngụy quân từ cấp thiếu tá trở lên.

- Sỹ quan cảnh sát từ cấp Trung úy trở lên.

- Cán bộ thuộc bộ máy cai trị của ngụy quyền đã giữ chức vụ, từ chủ sự phòng cơ quan trung ương, Ty phó, quận phó trở lên…”( điều IV,QD111/CP Việt cộng)

Đã thế, sau khi cướp được nhà Việt Nam, hầu như không có phần đất nào trên bản đồ hình chữ S này lại không có những loại bảng đỏ: “Việt cộng mãi mãi biết ơn Trung Quốc, Quân đội VC đời đời nhớ ơn Trung quốc”! Xem ra những khẩu hiệu loại này đều là mơ ước của Lê chiêu Thống, Trần ích Tắc xưa. Tiếc rằng thành phần này chưa có một ngày “vinh quang” để tô vẽ nên chúng! Tuy thế, ngày nay trong chốn tuyền đài, có lẽ họ đã hết cô quạnh vì được gặp những bậc thầy lừng lẫy của mình là Hồ chí Minh, Lê Duẩn, Đặng xuân Khu, Phạm văn Đồng và tập đoàn cộng sản. Đó là những kẻ, xin được một bao gạo, nhận được hai quả mìn để giết dân, giết đồng bào là mừng rỡ trong thế “ăn quả táo, rào cây sung”. Coi kẻ cho quả mìn là thầy là cha mẹ. Trong khi tình yêu, bầu sữa của cha mẹ, anh em, của đồng bào ruột thịt thì được trả nghĩa bằng cây mã tấu của Hồ chí Minh. "Tao với mi không mẹ không con mà chỉ là kẻ thù giai cấp của nhau. Tao có phận sự tiêu diệt mi…”.(thứ trưởng Chu văn Biên)!

Thử hỏi xem những thành phần gọi là “cách mạng” này lĩnh lương, hưởng lộc từ đâu thế? Tiền bằng mồ hôi, nước mắt lao nhọc của cha mẹ, anh em và nhân dân Việt Nam hay là tiền của Tàu? Nếu đó là tiền của Tàu cộng thì việc họ tàn ác với nhân dân, lấy đất Việt dâng cho Tàu, đáng mặt kẻ đầy tớ rồi đấy! Chỉ cần học tiếng Tàu và quên thật nhanh tiếng Việt như Phạm vũ Luận giáo dục nữa là xong. Trường hợp đó là tiền, là mồ hôi, là nước mắt, là lao nhọc của Việt Nam thì phải trả về cho Việt Nam.

Tóm lại, sau 70 năm cơ khổ dưới ách bạo tàn của Cộng sản dưới cái tên gọi Hồ chí Minh, người Việt Nam chỉ có một con đường để chọn lựa: 

- Một là hồ hởi theo Việt cộng tung hô tên Tàu ô Hồ chí Minh bán nước, giao đất cho Tàu để hưởng lộc (dù vài ngày?). 

- Hai là hãy kiên cường bước theo bước đi của người Quang Trung trong mùa xuân 1789, để từ đó ta về trong tiếng ca vang, đem cuộc sống làm người về cho dân tộc. Ở đó, ta theo hướng đi của tiền nhân ta. Đem giáo hóa vào nơi chưa khai quang. Lấy tình thương giải nghĩa cho hận thù. Và lấy tình dân tộc mà răn đe tội ác. 

Đó chính là ý nghĩa trong mùa xuân của Dân Tộc, của đất nước, mà Tiền Nhân đã trao tặng và gởi lại cho con cháu hôm nay tự quyết. 

Đầu năm 2016



Bình Luận

Thời Sự

Chuyên đề

 
http://danlambaovn.blogspot.com/search?max-results=50
Copyright © 2014 Dân Làm Báo