Nguyễn Bá Chổi (Danlambao) - Bá tước Đờ Ba-le quả thật không uổng công khi ông dông từ Tây sang đây lấy vợ Việt Nam, xứ sở của những điều kỳ dị không đâu có. Một trong những điều kỳ dị không đâu có là, những con đường mang tên kẻ Bán Nước.
Tên kẻ bán nước của Bá tước Đờ Ba-le phu nhân là Phạm Văn Đồng. Đồng không bán nước chui- kiểu thời ngăn sông cấm chợ mà đến cả hột cà phê, trước khi đến được lưỡi nhâm nhi và mũi hít hà của người thưởng lãm, phải kinh qua kinh quá thời kỳ quá giang “ẩn mình chờ nắn” nơi chỗ kín đàn bà- nhưng Đồng bán nước công khai, có biên lai, có chữ ký và dấu mộc đàng hoàng. Chữ ký và dấu mộc của Thủ tướng Chính phủ nước Việt Nam Dân Chủ Cộng hòa.
(Để hiểu rõ “tính” bán nước trong ”Biên lai” Phạm Văn Đồng ký trên đây, xin đọc bài “Bản chất và giá trị của Công hàm 14-9-1958":
Kẻ bán nước lại được đặt tên đường, không bởi bọn “mua nước”, mà bởi nhà nước luôn rêu rao “không có gì qúy hơn độc lập tự do” mới là điều dị kỳ đố ai có được, ngoài nước vợ Bá tước Đờ Ba-le, có tên “hiện đại” cũng không ai có luôn, là nước CHXHCNCC (Cộng hòa Xã hội Chủ nghĩa Cái Chi chi).
Nhân vật được đặt tên đường là để cho thiên hạ tri ân, học tập, noi gương... Đối với nhân vật Phạm Văn Đồng, ngoài tên đường ra, còn được đặt tên trường học. Học Bán Nước.
Nhờ học bài học Bán Nước giỏi mà đàn em như TBT Nguyễn Phú Trọng trước tình trạng ngư dân ta bị tàu Tàu giết như ngóe hàng ngày trong lãnh hải VN, vẫn bình chân như vại, “Biển đông không có gì lạ”; như Bộ trưởng QP Phùng Quang Thanh,“Tôi thấy lo lắng lắm, không biết tuyên truyền thế nào, chứ từ trẻ con đến người già có xu thế ghét Trung Quốc. Ai nói tích cực cho Trung Quốc là ngại. Tôi cho rằng, cái đó là nguy hiểm cho dân tộc”.
“Đi một ngày đàng, học một tràng khôn”, công lao Bá tước Đờ Ba-le ra đi tìm đường cưới vợ từ Tây sang Đông thuở đó không bằng máy Airbus, Boeing, mà bằng tàu thủy mất cả “tỷ” ngày. Nhưng “tràng khôn” đâu không thấy, chỉ thấy toàn những tràng lạ đời, từ ngày CS ra đời nơi nước vợ .
Chẳng hạn như một kẻ Bán Nước lại được đặt tên đường, tên trường, như tên Phạm Văn Đồng.