Nguyễn Bá Vinh - Chính phủ đánh giá sự cố Formosa xả thải gây cá chết tại miền Trung gây hậu quả nghiêm trọng, hủy hoại môi trường biển, ảnh hưởng cuộc sống của gần 300.000 người, thiệt hại hải sản 1.600 tấn/tháng...(1)
1 - Theo các nhà khoa học, phải mất ít nhất 50 năm hệ sinh thái biển của Hà Tĩnh, Quảng Bình, Quảng Trị, Thừa Thiên - Huế mới có thể phục hồi như trước. (2)
Một khi chất độc lắng đọng xuống các trầm tích đáy biển, tác hại của nó không thể chỉ là vài năm, không phải chỉ là cá tôm bị chết mà còn là toàn bộ hệ sinh thái biển.
Nếu các rạn san hô ven biển miền Trung bị chết vì chất độc thì cũng có nghĩa không còn môi trưởng sinh sống cho thủy sản ven bờ. (3)
Nước thải trong luyện kim là vấn đề khó. Dẫu có xử lý tốt bao nhiêu cũng không hết độc hại từ kim loại và hóa chất. Bởi vậy môi sinh của cảng biển Vũng Áng ngày càng xấu đi. Cá tôm và các chủng loại hải sản ngày càng ít. Kết quả là đời sống của ngư dân ngàn đời bám biển sẽ bị ảnh hưởng.
Tai hoạ không chỉ dành riêng cho Hà Tĩnh, mà cho cả dân tộc (4)
2 - Đây mới là thiệt hại lớn nhất,
Hàng vạn ngư dân bỏ biển, hàng chục triệu người Việt hoang mang,
Bên cạnh đó, còn những nỗi lo về các vấn đề sức khoẻ và các hậu quả lâu dài do tình trạng ô nhiễm mà cơn thảm hoạ này đã gây ra.
Hãy nhớ lại trường hợp vịnh Minamata của Nhật Bản, sau 70 năm, vẫn còn gây các tác động tiêu cực đến đời sống con người.
3 - Tai họa của Formosa Vũng Áng không chỉ kéo dài 70 năm khi dự án kết thúc.
Độc hại từ ô nhiễm môi trường là sự hủy diệt dần mòn vô cùng nguy hiểm, mang tính di truyền từ thế hệ này sang thế hệ khác. (4)
4 - Link tham khảo:
Facebook Nguyễn Bá Vinh