CTV Danlambao - Tiếp nối chuỗi những hoạt động bảo vệ môi trường, chiều thứ bảy ngày 6/7/2016, trên đường từ Cần Giờ hướng về Sài Gòn, đôi vợ chồng Tù nhân lương tâm Phạm Thanh Nghiên - Huỳnh Anh Tú đã giương cao khẩu hiệu phản đối sự hiện diện của Formosa tại Việt Nam.
Khi được hỏi vì sao lại chọn một nơi kém sầm uất và xa Sài Gòn như huyện Cần Giờ để bày tỏ thông thiệp đường phố, anh Huỳnh Anh Tú cho biết: “Chúng tôi đi có chút việc riêng. Nhưng đối với hoàn cảnh đất nước bây giờ, việc tận dụng thời gian để đóng góp một chút công sức cho đất nước cũng là một điều cần làm. Vả lại, không riêng gì những thành phố đông đúc hay những nơi sầm uất, sự thật cần phải được hiện diện ở nhiều nơi khác. Nhất là khi thảm họa môi trường do Formosa gây lên, nó không trừ một người dân Việt Nam nào hết”.
Chị Phạm Thanh Nghiên chia sẻ với CTV Dân Làm Báo rằng: “Vì trời mưa nên con đường khá vắng vẻ. Chúng tôi ngồi khá lâu ở quán nước ven đường. Chúng tôi đợi khi có đông người qua lại sẽ giơ khẩu hiệu để thu hút sự chú ý của họ. Khi thấy có nhiều người từ xa, vợ chồng tôi chỉ kịp đưa chiếc điện thoại cho người chủ quán để nhờ họ chụp, còn mình thì tiến sát vệ đường. Một nhóm bạn trẻ đi tới. Họ giảm tốc độ và đọc to khẩu hiệu của chúng tôi: “Formosa cút khỏi Việt Nam!”. Rồi họ giơ ngón tay lên và hô: “đúng rồi, phải khởi tố Formosa! Khởi tố Formosa, like, like cho anh anh chị, Yeah, yeah…” như một sự khích lệ. Cảm giác như họ đang bày tỏ thái độ cùng với mình vậy. Tiếc là người chủ quán đã không chụp được những hình ảnh đó vì không sử dụng quen chiếc điện thoại của tôi. Vợ chồng tôi tiếp tục ngồi chờ những người qua đường khác để chuyển tải thông điệp của mình đến với họ. Và có được những hình ảnh như các bạn đang thấy.”
Cùng ngày một số Bloggers cũng đã bất ngờ đến trước trụ sở Văn phòng Đại diện Viện Kiểm sát Nhân dân Tối cao tại Sài Gòn (199 Hoàng Văn Thụ, 8, Phú Nhuận) để “biểu tình du kích”. Những người biểu tình tiếp tục giơ cao biểu ngữ với nội dung yêu cầu đóng cửa nhà máy Formosa, truy cứu trách nhiệm đối với những thủ phạm khác gây ra thảm họa môi trường tại Việt Nam.
Thảm họa môi trường không chỉ ảnh hưởng đến những ngư dân miền Trung, nó đang và sẽ can dự trực tiếp đối với cuộc sống, tương lai của mỗi người dân Việt Nam.
Đừng để những con người lẻ loi, ít ỏi, những gương mặt bao nhiêu năm qua đã bầm dập vì tranh đấu cho sự đổi thay đất nước, lại phải tiếp tục lên tiếng trong cô đơn trước sự im lặng của chúng ta. Và hy sinh cho chính quyền lợi của chúng ta.
Hãy đồng hành với họ, đồng hành cùng nhau vì một quê hương tươi sáng.