TNLT Phan Ngọc Tuấn cùng vợ trước khi bị chính quyền bắt giam trái pháp luật |
CTV Danlambao - Ngày 10/8/2011, tù nhân lương tâm Phan Ngọc Tuấn, sinh năm 1958, đã hết hạn 5 năm tù giam.
Được biết, ông Tuấn bị bắt vào ngày 10/8/2011 tại Sài Gòn. Qua 2 phiên tòa xét xử, tòa án tỉnh Ninh Thuận gán cho ông tội danh là “tuyên truyền chống nhà nước CHXHCNVN”, theo điều 88 BLHS với bản án 5 năm tù gian và 3 năm quản chế.
Trước lúc bị bắt, ông cùng vợ là bà Nguyễn Thị Ngụ, đã lên tiếng đấu tranh đòi hỏi những quyền lợi chính đáng của hàng trăm công nhân (gồm: tiền lương, tiền thưởng và chế độ bảo hộ độc hại) đã bị công ty Nam Thành, nơi bà Ngụ từng làm việc xâm hại.
Sau nhiều lần đấu tranh, công ty này đã có chút nhượng bộ và giải quyết nhỏ giọt một số yêu cầu trong đơn khiếu kiện đưa ra. Tuy nhiên bà Ngụ phải chịu cảnh trù dập và đuổi việc.
Ông đã nhiều lần làm đơn khiếu kiện lên trung ương để làm sáng tỏ vấn đề này. Kết quả họ (chính quyền) không những đùn đẩy, vô trách nhiệm, mà còn cấu kết với công ty Nam Thành bao che cho nhau.
Nhận rõ sự bất công của chế độ, ông Tuấn đã in ấn và phát tán các tờ rơi ở nhiều nơi, với nội dung nhằm vạch mặt sự thối tha của công ty Nam Thành và tố cáo hành vi phạm pháp của bọn quan chức công quyền về vấn đề đất đai và tôn giáo.
Vào ngày 10/8/2011 ông Tuấn bị công an tỉnh Ninh Thuận bắt, sau đó ông bị tòa án tỉnh Ninh Thuận kết án 5 tù giam và 3 năm quản chế, với tội danh là “tuyên truyền chống nhà nước CHXHCNVN”, theo điều 88 BLHS.
Thời gian ông Tuấn bị giam cầm, bên ngoài vợ con ông luôn bị chính quyền địa phương “chơi” đòn bẩn thỉu, bằng cách khủng bố và cô lập đời sống tinh thần cũng như vật chất của gia đình. Chính quyền đã tung tin đồn nhằm hạ phẩm giá ông như: “Phan Ngọc Tuấn là ngông cuồng, bệnh hoạn, điên khùng, gây rối, phản động...”
Trong tù ông Tuấn luôn kiên định với lý tưởng của mình “không nhận tội” và không khuất phục trước sự đàn áp của cai ngục.
Ông Phan Ngọc Tuấn chia sẻ với CTV Dân Làm Báo rằng, trong thời gian 5 năm tù đày ông đã tuyệt thực 3 đợt nhằm phản đối sự bất công, ngược đãi đối với tù nhân bất đồng chính kiến.
Lần gần đây nhất, bắt đầu từ ngày 8/8/2016, ông Tuấn cùng ba người bạn tù là mục sư Nguyễn Công Chính, Liu Ly (dân tộc Khơ me) và Y Yit (dân tộc Bana) tuyệt thực nhằm đòi hỏi các quyền cơ bản của con người, như quyền đọc sách, quyền mua ở căngtin, quyền được gọi điện thoại về gia đình... Cho đến ngày 10/8/2016 ông ra tù nhưng anh em trong tù vẫn còn đang tiếp tục tuyệt thực, không biết tình hình sức khỏe của họ ra sao?!
Ông cho biết thêm: “Trại giam đã dùng chính sách ngược đãi đối với những người mà họ cho là “cứng đầu”. Cụ thể như, chỉ cho phép những ai thừa nhận tội lỗi của mình mới được gọi điện về nhà”.
Sau 5 năm tù đày, đến nay sức khỏe ông rất yếu. Hai hàm răng hầu như không còn sử dụng được nữa.
Ông tâm sự: “Tuy sức khỏe của tôi càng càng sa sút, nhưng nhìn lại những anh em bạn tù khác mang những căn bệnh hiểm nghèo tôi thấy mình còn may mắn hơn nhiều.
Nói về tương lai sắp tới tôi sẽ tiếp tục đấu tranh cho lẽ phải công bằng cho đến ngày tôi tàn hơi sức.”
Đại diện Dân làm Báo chúc ông Phan Ngọc Tuấn sớm hồi phục sức khỏe và dồi dào nghị lực cùng đồng hành với dân tộc trên con đường tìm đến tự do dân chủ.