Danlambao - Ngay sau phiên toà xét xử Nguyễn Hữu Quốc Duy và Nguyễn Hữu Thiên An theo điều 88 BLHS, với tội danh "Tuyên truyền chống nhà nước", Tổ chức Ân xá Quốc tế đã có bảng thông cáo về tình trạng bắt giữ người bất đồng chính kiến tại Việt Nam.
*
Ân Xá Quốc Tế ngày 27 tháng 8 năm 2016
Việt Nam: Kết án thanh niên bất đồng chính kiến nêu bật sự thoái hóa của nhà cầm quyền trong việc bảo vệ nhân quyền.
Việc tuyên án hai thanh niên – Nguyễn Hữu Quốc Duy và Nguyễn Hữu Thiên An – với tội danh “tuyên truyền chống phá chế độ” vào ngày 23 tháng 8 năm 2016 vừa qua đã chứng minh sự thất bại của nhà cầm quyền trong việc giải tỏa những bất đồng chính kiến với người dân. Tổ chức Ân xá Quốc tế cũng quan ngại về việc bắt giữ tùy tiện hàng chục người dân, gồm cả người mẹ của một trong hai thanh niên này, trong lúc họ cố gắng tham dự phiên tòa nói trên.
Nguyễn Hữu Quốc Duy và Nguyên Hữu Thiên An bị kết án bởi tòa án tỉnh Khánh Hòa 3 và 2 năm tù giam.
Nguyễn Hữu Thiên An bị bắt vào tháng 8 năm 2015 trong lúc đang sơn khẩu hiệu “ĐMCS” trên tường của đồn công an. Những chữ viết tắt này, cho dù ám chỉ một câu chửi tục, nhưng thật sự nó được bảo đảm bởi sự tự do diễn đạt tư tưởng, mà trong luật nhân quyền quốc tế đã bảo đảm cho dù nó có bị cho là phản cảm cách mấy đi nữa.
Việc kết án tội danh hình sự cho hành động xịt nước sơn lên tường của đồn công an hoàn toàn đúng, tuy nhiên để quy kết hành động đó vào tội “tuyên truyền chống phá chế độ”, và hơn thế nữa khi thông điệp đó hoàn toàn không có tính cách kêu gọi bạo động, là không phù hợp với luận nhân quyền quốc tế. Ủy ban Nhân quyền Liên Hiệp Quốc đặc biệt nhấn mạnh rằng các quốc gia thành viên không thể ngăn cấm các hình thức chỉ trích chế độ, đặc biệt là chỉ trích hệ thống điều hành quốc gia. Điều này cũng đúng đối với những chỉ trích đảng phái và thể chế.
Nguyễn Hữu Quốc Duy, anh họ của Nguyễn Hữu Thiên An, bị bắt vào tháng 11 năm 2015, sau khi anh đăng tải ý kiến của mình trên hệ thống facebook để ủng hộ An. Vào ngày 22 tháng 8 năm 2016, Tổ chức Ân xá Quốc tế đã viết thư cho văn phòng Ủy ban thường trực LHQ về nhân quyền để nêu lên mối quan ngại của mình về việc nhà cầm quyền vi phạm việc xét xử công bằng trong phiên tòa xử Duy. Từ khi bị bắt, anh đã bị biệt giam, tước quyền liên lạc với gia đình, và bị ngăn cản không cho anh ta lựa chọn luật sư cho mình, điều mà được bảo đảm bởi điều 14 của ICCPR, cơ quan đã khẳng định các quyền được xét xử công bằng.
Tổ chức Ân xá Quốc tế cũng quan ngại về việc tùy tiện bắt giữ 12 công dân khi họ cố gắng đến tham dự phiên tòa, họ bị ngăn cản bằng hình thức bị câu lưu trong nhiều giờ trong lúc phiên tòa diễn ra và chỉ được thả sau khi phiên tòa kết thúc và không hề có bất kỳ một tội danh nào. Trong đó 11 người đã bị câu lưu trên đường từ Sài Gòn đến Nha Trang nơi phiên tòa diễn ra, việc này đã vi phạm quyền tự do đi lại của họ. Mẹ của anh Duy bị bắt ngay trước tòa án, bà bị công an túm tóc kéo lên xe của công an và đã bị câu lưu tại đồn công an trong suốt thời gian phiên tòa xét xử con bà.
Việt Nam luôn viện dẫn rằng việc họ là thành viên của Ùy ban Nhân quyền LHQ là bằng chứng họ tôn trọng nhân quyền. Trong khi Tổ chức Ân xá Quốc tế luôn đề cao vai trò của Việt Nam trong việc đứng tên trong nhiều tổ chức nhân quyền quốc tế, nhưng các vụ truy tố Duy và An và việc tùy tiện bắt bớ những người ủng hộ hai thanh niên này chứng mình tình hình vi phạm nhân quyền tại Việt Nam không hề được cải thiện, quốc gia này vẫn gia tăng việc vi phạm những quyền căn bản của người dân đã được hiến pháp nước này quy định và các hiệp ước mà quốc gia này đã ký kết.
Bản án của Duy và An phải bị hủy bỏ và hai thanh niên này phải được trả tự do ngay tức khắc.
Bản dịch: