Trần Đắng (Danlambao) - Những phẩm chất đạo đức cơ bản trong tư tưởng đạo đức của Hồ Chí Minh:
1. Trung với nước, hiếu với dân.
2. Cần, kiệm, liêm, chính, chí công vô tư.
3. Yêu thương con người.
Tóm lại là làm tốt, làm đúng, làm hay, v.v... theo chiều dương, thuần túy dương, không bao giờ có hay khuyến khích làm dở, làm xấu, làm sai, làm tệ, v.v…vậy có nghĩa là trong đạo đức Hồ Chí Minh không có chiều âm, giá trị âm. Trong thực tiễn, làm cái có chiều âm, tức sai, tệ, dở, đáng buồn, ngu xấu thì sống, còn cứ chăm chăm chiều dương thì chết. Thế nên tôi nói đạo đức HCM nông cạn, bị cái tốt chặn lại. Kiến thức HCM cũng biết bài tôi viết ra đây không có gì xa lạ, nhưng nâng lên thành cách xử thế, thành tính cách, thành tư tưởng thì HCM không có, có vẻ thiếu học thức.
Xin đưa ra vài chứng minh:
Về mặt cá nhân, quan hệ cá nhân, trong sử Trung Quốc có danh tướng nổi tiếng bách chiến bách thắng là Hàn Tín (229-196 TCN). Lúc bấy giờ có hai phe là Hán (do Lưu Bang làm vua) và Sở (do Hạng Vũ làm vua). Hàn Tín mà theo phe nào thì phe đó thắng. Hàn Tín giỏi quân sự nghiêng ngửa thiên hạ. Nhưng khi chiến thắng rồi, Lưu Bang mưu giết Hàn Tín do ông giỏi, uy tín cao, nói dân nghe, dân mà nghe theo thì Hàn Tín dễ làm phản, lật đổ ngai vàng mà tự mình làm vua. Sự việc Trần Hy làm phản, trước đó có thể đã có thư từ với Hàn Tín, nhờ Hàn Tín làm chân trong, Hàn Tín có đồng ý hay không thì không biết, nhưng thư mật đã rơi vào tay Lã hậu để trở thành chứng cớ Hàn Tín mưu phản. Rốt cuộc Lã Hậu giết Hàn Tín. Hàn Tín tin rằng mình có công to, trong Tam Kiệt (Trương Lương, Hàn Tín, Tiêu Hà), công ông lớn nhất, nên Lưu Bang sẽ không giết mình. Qua truyện này, ta có kết luận gì? Đó là Hàn Tín tin vua, tài làm đại tướng giỏi xuất chúng, giỏi hơn vua thì chết thảm. Quả thật, tục ngữ ta viết: "Làm phúc quá tay, ăn mày không kịp" không sai.
Trương Lương (giỏi chính trị) thì bỏ đi tu tiên, không tham gia chính trị sau khi diệt quân Sở, nên tính mạng bảo toàn.
Còn Tiêu Hà, người lo về hậu cần, kinh tế cho Lưu Bang, khi còn chiến tranh với Sở, ông phải dốc nhiều “con tin” của mình ra để Lưu Bang khỏi nghi ngờ: con, em, cháu của ông tham gia ra trận. Sau khi chiến thắng, thấy Lưu Bang giết công thần như Hàn Tín, Bành Việt, ông lại càng lo giữ mình hơn & giữ một cách phi đạo đức mới xong: ông kiêu ngạo, hống hách, nhũng nhiễm dân, cướp đất của dân, để dân ghét, bấy giờ Lưu Bang mới tin ông không có uy tín, nói dân không nghe, không thể mưu phản được, Lưu Bang mới yên lòng. Như vậy ta thấy phải kiêu ngạo, tham nhũng, hống hách thì được sống, và làm như vậy là khôn ngoan, giả dại qua ải. Lúc nào cũng cực kỳ khiêm tốn như Hồ Chí Minh, đạo đức cao như Minh “râu” là cận thị, chỉ thấy gần, không thấy xa, không có học cao.
Nước nào cũng muốn mình bá chủ, chính vì thế, quốc gia nào mạnh lên là các quốc gia khác, các nước láng giềng phá. Thời chiến tranh VN, trước 1975, vua Campuchia, Sihanouk ủng hộ Bắc Việt. Hai bên có cảm tình với nhau. Vì sao vậy? Vì Sihanouk ghét thấy Nam Việt giàu mạnh lên sẽ hiếp đáp mình, ông tìm cách làm cho miền Nam VN yếu đi.
Nước nào cũng muốn mình thành công rực rỡ, dân tộc chủ nghĩa, ái quốc hạng nặng cho nên các nước khuynh loát nhau, xâm lược nhau. Ví dụ, Ngũ Tử Tư, tên thật là Ngũ Viên (? – 484 TCN), một trung thần, tướng quốc (như thủ tướng) nước Ngô. Năm 496 TCN, Hạp Lư bị quân Việt đánh bị thương ở Huề Lý, không lâu sau thì chết. Con là Phù Sai lên nối ngôi. Phù Sai phong cho Bá Hi làm thái tể. Năm 494 TCN, Phù Sai đem quân đánh nước Việt, đánh bại quân Việt ở đất Phù Tiêu. Đại thần nước Việt là Văn Chủng đem lễ vật đến xin Phù Sai cho giảng hòa. Ngũ Viên can ngăn không nên nhưng Phù Sai không nghe. Năm 489 TCN, nhân Tề Cảnh công mới mất, Phù Sai định đem quân đánh nước Tề. Ngũ Viên khuyên Phù Sai nên đánh nước Việt trước vì Việt là cái bệnh trong gan trong ruột. Phù Sai không nghe, đem quân lên phía Bắc đánh Tề. Năm 485 TCN, Phù Sai một lần nữa đánh Tề, Ngũ Viên lại khuyên can. Phù Sai tức giận, sai ông đi sứ sang Tề. Ngũ Tử Tư đoán được sau khi về nước cũng sẽ bị giết, bèn đem con gửi cho đại phu Bão Mục nước Tề, rồi trở về. Sau khi ông về Ngô, thái tể Bá Hi gièm pha, khuyên Phù Sai giết ông. Phù Sai bèn đưa thanh kiếm Trúc Lân cho Ngũ Viên, ép tự tử. Ngũ Viên trước khi chết Ngũ Viên tin chắc Việt sẽ diệt Ngô, bèn bảo rằng:
- "Thế nào cũng phải trồng trên mộ ta một cây tử đề có thể làm quan tài. Hãy móc mắt ta treo trên cửa phía đông của nước Ngô để cho nó thấy giặc Việt vào tiêu diệt nước Ngô."
Rồi tự tử. Phù Sai biết được lời nói của ông, bèn đem thây ông nhét vào túi da ngựa, thả trôi trên sông Giang. Người nước Ngô thương Ngũ Tử Tư lập đền thờ trên sông Giang, nhân gọi nó là Tư Sơn.
Hơn 10 năm sau khi Ngũ Viên qua đời (473 TCN), đúng như lời tiên đoán của ông, Việt Câu Tiễn đem quân tiêu diệt nước Ngô.
Ở đây, ta thấy lòng yêu nước của Ngũ Tử Tư đối lập, xung khắc với lòng yêu nước của Việt Vương Câu Tiễn, Văn Chủng, & mưu lược gia, đại thần của Câu Tiễn là Phạm Lãi. Ôi thôi, tha hồ mà phang những đòn chí tử vào nhau, kết quả là càng yêu nước, càng trung thành với vua (nay là trung với nước) càng tài đức cao, càng “yêu thương con người”, tức yêu đồng bào thì Ngũ Tử Tư càng mau chết!
Những chuyện tương tự thế này không phải là hiếm, tôi kể ra một để thấy là đạo đức Hồ Chí Minh không dùng trong một số trường hợp được. Đạo đức HCM còn sai, không đúng hết. Một thứ đạo đức còn chưa đúng hết, còn sai mà bắt dân phải học tập, lấy làm gương thì “chú phỉnh” Hà Nội là những kẻ nông cạn hạng nặng.
Thanh Hóa 18-10-2016
18.10.2016