Tổ chức Phóng Viên Không Biên Giới - Reporters Without Borders (RSF) kêu gọi nhà cầm quyền Việt Nam thả Nguyễn Ngọc Như Quỳnh, một blogger với bút hiệu Mẹ Nấm. Bị bắt giữ từ ngày 10 tháng 10, cô có thể đối diện với bản án 20 năm tù bởi cáo buộc tuyên truyền chống lại nhà nước.
Bị bắt giữ khi thăm viếng một người tù bất đồng chính khác tại nhà tù ở Nha Trang, cô đã là đối tượng nhắm đến bởi nhà cầm quyền trong nhiều tháng. Theo tờ báo chính thức của Bộ Công an, cô bị cáo buộc vi phạm điều 88 của bộ luật hình sự - "bóp méo sự thật và lịch sử, nói xấu đảng cộng sản và kích động bạo động đối với đảng".
Quỳnh đã viết về những cái chết của người dân trong đồn công an trên những bài viết đăng trên Facebook. Cô cũng phê bình phương thức quản lý của nhà cầm quyền đối với biến cố xả hóa chất độc hại bởi Formosa tại Hà Tỉnh dẫn đến hàng ngàn tấn cá chết vào tháng Tư.
Theo thông tin từ công an, giới chức cầm quyền dự trù sẽ dùng hơn 400 bài đăng trên Facebook làm bằng chức buộc tội cô.
“Một lần nữa, nhà cầm quyền lại đang dùng điều 88 BLHS như là một sự răn đe lớn nhằm làm im những chỉ trích đối với đảng, trong trường hợp này là để cho đậy sự quản lý sai lầm đối với thảm họa môi trường,” ông Benjamin Ismaïl, giám đốc RSF’s tại Á Châu nói.
“Chúng tôi kêu gọi nhà cầm quyền thả ngay Nguyễn Ngọc Như Quỳnh cùng với những blogger khác đang bị giam giữ chỉ vì cung cấp cho người dân của họ những thông tin được tự do phổ biến. Chúng tôi hoan nghênh Cộng đồng chung Âu Châu đã lên tiếng đòi tự do cho cô và kêu gọi các thành viên quốc gia trong EU cũng lên tiếng kêu gọi như vậy. Chúng tôi cũng yêu cầu EU áp dụng những biện pháp mạnh mẽ để buộc Việt Nam phải tôn trọng các nghĩa vụ nhân quyền quốc tế của mình.”
Nhà cầm quyền Việt Nam đã bắt đầu cuộc đàn áp mới vào mùa xuân. Tháng trước, tòa án đã kết án 5 năm tù đối với blogger nổi tiếng Nguyễn Hữu Vinh và 3 năm tù đối với người phụ tá của ông là cô Nguyễn Thị Minh Thúy.
Những blogger độc lập là mục tiêu bị nhà cầm quyền chuyên nhắm đến tại Việt Nam, nơi mà truyền thông bị kiểm soát chặt chẽ và những chỉ trích nhỏ của nhà báo đối với chế độ có thể dẫn đến việc bắt giữ tùy tiện và giam giữ lâu dài.
Việt Nam xếp hạng 175 trong số 180 quốc gia về tự do báo chí bởi RSF’s 2016 WorldPress Freedom Index.
Nguồn:
Lược dịch: