Giai thoại xem tranh - Tiến sĩ đểu thật - Dân Làm Báo

Giai thoại xem tranh - Tiến sĩ đểu thật

Đi Tới (Danlambao) - Xem tranh vẽ không phải là chuyện dễ dàng, đặc biệt là xem các tranh trừu tượng hay tranh lập thể. Về tranh hiện thực, nhiều người có thể thưởng thức (theo cảm tính) vì ai cũng có những kinh nghiệm về vẻ đẹp của con người, thắng cảnh thiên nhiên hay tĩnh vật. Xem tranh trừu tượng khó hơn vì họa sĩ đã “xóa” hết yếu tố hiện thực, chỉ còn lại mảng mầu và ánh sáng. Phải có chuyên môn về hội họa mới có thể “đánh giá phong cách hội họa, trình độ kỹ năng và hiệu quả thẩm mỹ của tác phẩm.”

Người ta thường nghĩ “đã là họa sĩ thì đương nhiên biết xem tranh”. Điều này không hẳn đúng. Họa sĩ Trịnh cung lý giải: “...họa sĩ không biết xem tranh không phải là ít, hay chính xác hơn là phần đông họ chỉ thấy tranh của mình hoặc tranh của họa sĩ khác vẽ theo lối của mình là đẹp mà thôi. Vì thiếu kiến thức về sự phát triển của lịch sử mỹ thuật và thiếu cập nhật thông tin mới về các trào lưu sáng tạo nghệ thuật đang xảy ra nên mọi cái khác với cách vẽ của họ đều bị chê là vẽ bậy bạ.”

Không may thay, những người có quyền thế hay giàu có thường được mời tới khai trương các phòng triển lãm cho thêm phần long trọng và dễ bán các tác phẩm hội họa. Một số những người này, để tỏ ra hiểu biết mặc dù không có óc thẩm mỹ và kiến thức về hội họa, đã mạnh miệng nhận xét hay phê bình tranh một cách ngớ ngẩn, lố bịch khiến các họa sĩ phải khó chịu, bất bình. Bởi vậy, có nhiều giai thoại “cười ra nước mắt” về xem tranh.

Bực mình trước những sự hợm hĩnh đó, một họa sĩ ngoại quốc nổi tiếng đã “chơi khăm” bằng cách dùng khung vải vẽ làm vật quẹt sơn thừa trước khi vẽ vào bức tranh mà ông ta muốn vẽ. Sau một thời gian, khung vải quẹt sơn thừa đó có nhiều mầu sắc và hình thù “bí ẩn”, tác giả đã cho treo chung vào với tranh vẽ khác để triển lãm. Kết quả, “bức tranh” quẹt sơn thừa này đã bán được giá cao với những lời bình luận cũng “cao siêu” không kém.

Một họa sĩ nổi tiếng khác lại dùng đuôi ngựa để vẽ tranh. Ông đặt những thùng sơn và khung vải sau đuôi con ngựa bị cột vào một gốc cây. Khi ăn cỏ, con ngựa đã ve vẩy đuôi lên xuống, rớt vào thùng sơn và quẹt mầu vào khung vải vẽ. Khi khung vải đã có nhiều mầu sắc và một hình dáng “khó đoán”, ông đã cho triển lãm cùng với những bức tranh vẽ công phu khác. Kết quả thật đáng ngạc nhiên: “bức tranh vẽ bằng đuôi ngựa” đã bán được sớm với giá cao cùng với những lời bình luận sôi nổi.

Hai giai thoại về xem tranh kể trên đã được phổ biến trên báo chí Miền Nam khoảng năm 1966, thời Việt Nam Cộng Hòa. Đây là hai bài học quý giá: Phải rất thận trọng khi phê bình tranh, đặc biệt là tranh trừu tượng và chỉ nên phát biểu những gì mình thật sự biết.

Nói điều mình không biết là làm trò cười và đáng trách, nhưng nói ngược với sự thật mà mình đã biết để bao che cho những hành vi bạo ngược của kẻ cầm quyền còn đáng trách và đáng khinh bỉ hơn.

Trong lúc dân chúng Miền Trung phải chịu hậu quả nặng nề về nhân mạng và tài sản do lũ lụt và việc xả nước của các đập thủy điện gây ra khiến lũ chồng lũ, TS Nguyễn Bách Phúc lập luận: “... Nước xả ấy có phải của Hồ Hố Hô không? - Không phải, vì bản thân hồ không sinh ra nước, mà chỉ xả hết nước lũ mà hồ không thể chứa được. Nói là xả lũ nhưng thực tế là thủy điện cho nước lũ đi qua hồ mà thôi. Mà cho chảy qua là nước của trời, không phải nước của thủy điện.”

Người ta khó có thể ngờ được rằng một tiến sĩ khoa học lại có thể lý luận “ngu xuẩn” và ngang ngược đến thế. Nhận tiền thuế của dân thì nhà cầm quyền có trách nhiệm bảo vệ và đem lại phúc lợi cho dân. Nếu tai họa do thiên nhiên gây ra, nhà cầm quyền phải khắc phục thiên nhiên; nếu do con người gây ra, phải đình chỉ những hoạt động tại hại đó. Dù thế nào, nhà cầm quyền CS cũng phải chịu trách nhiệm về những thiệt hại do lũ lụt gây ra và phải bồi thường cho nạn nhân. 

Trước phát biểu vô trách nhiệm và trơ trẻn của TS Phúc, nhà văn Nguyễn Quang Lập phát biểu: “Thú thật thời này rất khó phân biệt lời trẻ trâu với lời một ông tiến sĩ khác nhau chỗ nào.” “Trẻ trâu là những đứa trẻ ngỗ nghịch, ngang bướng, phá phách ở đầu đường xó chợ, thường là “mất dậy”. Sợ ông Tiến sĩ không đủ trình độ hiểu ông ngang với trẻ trâu, nhà văn trào phúng này “bồi” thêm một truyện Tiếu Lâm cực ngắn: “Lời Cuối Cùng Của Bị Cáo Can Tội Hiếp Dâm:

- Thưa quí tòa, nói hiếp dâm nhưng thực tế là chim chui vào bướm mà thôi. Mà chim là của trời chứ không phải của tôi.”

Người ta thường nói nhân loại trải qua thời kỳ đồ đá, đồ đồng và bây giờ, dưới chế độ cai trị của đảng CS, là thời kỳ “đồ đểu”. Toàn xã hội, đi đâu cũng không thể “ghìm cơn mửa” vì toàn là đồ đểu: nhà cầm quyền đểu, chủ tịch đểu, giám đốc đểu, hàng đểu, bằng đểu, Tiến sĩ đểu... Sự trung thực là yếu tố cần thiết để xây dựng và phát triển một xã hội lành mạnh không còn nữa. Thay vào đó, con người cư xử với nhau bằng thái độ “đểu giả”.

Qua phát biểu “...Mà cho chảy qua là nước của trời, không phải nước của thủy điện” của TS Phúc, nếu có ai lên án ông là đồ “đểu giả” là “oan” cho ông quá!. Ông TS Phúc “đểu thật” chứ còn “đểu giả” gì nữa.

18.12.2016


___________________________________

Nguồn:

(*) TS Nguyễn Bách Phúc: “Thủy điện Hố Hô cũng chỉ là nạn nhân như dân chúng”


Bình Luận

Thời Sự

Chuyên đề

 
http://danlambaovn.blogspot.com/search?max-results=50
Copyright © 2014 Dân Làm Báo