Hai em Hiếu, Quang. Ảnh: Báo Pháp luật online |
Bà Luận cho biết trong đơn gửi, con của bà chết là do công an xã Đức Hạnh, huyện Bù Gia Mập đánh khi cháu Quân đang đi trên xe máy cùng hai người bạn học tham dư một buổi sinh nhật. “Hôm ấy là ngày 25/12/2016, vào khoảng 19 giờ, cháu Hiếu (bạn của Quân) lấy xe gắn máy của gia đình chở Quân và một người bạn khác là Quang đi tham dự sinh nhật bạn. Đến cây xăng Phú Văn thì 3 cháu bị 2 công an xã Đức Hạnh thổi còi bắt dừng lại. Do xe chở ba nên cháu Hiếu không dám dừng lại mà tiếp tục chạy. Khi ấy hai công an xã đuổi theo và dùng gậy quất vào tay cháu Quang khiến cháu này bị gãy tay, cháu Quân cũng bị quất vào tay. Tiếp sau đó hai công an viên này tiếp tục dùng gậy quất vào tay và lưng cháu Hiếu làm Hiếu gãy tay và choáng váng không điều khiển được xe. Chiếc xe lao vào lề khiến cháu Quân chết tại chỗ, còn cháu Quang và Hiếu bị thương tích nhiều nơi trên cơ thể”.
Bà Luận cho biết thêm, sau khi sự việc xảy ra bà đã trình báo công an xã. Khi ấy một công an viên tên Đ của xã Đức Hạnh đã tường trình và đã thừa nhận có đánh em Quân vì khi ra hiệu dừng xe nhưng các em không chấp hành.
Về phía nhà cầm quyền xã Đức Hạnh và huyện Bù Gia Mập thì tìm cách phủ nhận trách nhiệm.
Ông Nguyễn Minh Hóa, chủ tịch UBND xã Đức Hạnh từ chối bình luận về vụ việc vì cho rằng sự việc đang trong quá trình điều tra. Về phái công an Huyện Bù Gia Mập mà người đại diện là Thượng tá Nguyễn Văn Tốt, trưởng công an huyện Bù Gia Mập thì cho rằng: “không có chuyện công an xã Đức Hạnh đánh chết học sinh. Quá trình điều tra ban đầu cho thấy 3 học sinh này đã vi phạm giao thông. Khi công an xã ra hiệu dừng xe nhưng các em vẫn chạy. Vì thế công an xã dùng gậy giơ lên để chặn xe nhưng do các em chạy nhanh nên đã va chạm vào gậy dẫn đến ngã xe và xảy ra cái chết của em Quân”.
Kể từ khi “tai nạn” dẫn đến cái chết của cháu Quân đến nay, bà Luận cho biết: “Sau khi chôn cất con tôi đến nay, phía công an xã hay huyện không một ai đến để xin lỗi hay có trách nhiệm gì”. Bà cho rằng: “nếu vi phạm giao thông thì xử lý sao cho phù hợp, chứ sao lại đánh các cháu đến như thế. Tôi mong các cơ quan chức năng làm rõ vụ việc để trả lại công bằng cho gia đình tôi”.
Đây là một trong những trường hợp cho thấy sự lạm quyền của công an cộng sản tại Việt Nam. Hơn nữa càng làm rõ vấn đề nhà cầm quyền cộng sản luôn sử dụng bạo lực trong nhiều trường hợp và vụ việc dù dân sự hay dân quyền. Chỉ với tư cách là công an viên của một xã đã tự cho mình cái quyền đánh đập công dân, dẫu đó là người trưởng thành hay chỉ là các em học sinh như trường hợp trên. Nhà cầm quyền cộng sản dùng công an như công cụ để bảo vệ đảng, bảo vệ chế độ. Chính vì thế, mỗi sự vụ công an đánh chết hay gây thương tích cho công dân thì nhà nước cộng sản sẽ dùng báo chí để chuyển hướng sự bức xúc của dư luận cũng như tìm đủ mọi cách để bảo kê cho những” công cụ bạo lực” của mình.
Những kẻ mặc sắc phục bảo vệ nhân dân lại chính là những kẻ đánh đập, giết hại nhân dân không gớm tay. Những đồng lương hàng tháng, hàng năm mà các công chức cộng sản từ lớn đến bé nhận được đều từ mồ hôi công sức và cả máu của người dân đóng góp. Nhưng những đầy tớ của nhân dân có mấy ai phục vụ nhân dân, có mấy kẻ đứng về phía dân??? Việt Nam đang đứng trước nhiều biến cố lớn về kinh tế từ sự sụp đổ tài khóa do nợ công ngập tràn. Áp lực quốc tế về các vấn đề chính trị cũng đã và đang ảnh hưởng lớn đến sự tồn vong của chế độ cộng sản toàn trị. Quan trọng hơn là lòng căm phấn chế độ từ phía người dân trong nước ngày một dâng cao. Đây là lúc, hay nói đúng hơn là cơ hội cuối cho công an cộng sản, những con người mang sắc phục bảo vệ nhân dân, bảo vệ tổ quốc hồi tâm, cải thiện. Một khi chế độ sụp đổ thì chính người dân sẽ bảo vệ công an hay sẽ truy bức những điều, những kẻ gây tội ác với nhân dân. Thêm một cái chết oan của công dân bởi sự tàn ác của công an thì lịch sử sẽ thêm một vết nhơ cần phải thanh tẩy bằng máu chăng???
Công an cộng sản hãy dừng tội ác lại trước khi quá muộn.