Tại sao Việt Nam lại hướng sự chú trọng chiến lược tới biển cả? - Dân Làm Báo

Tại sao Việt Nam lại hướng sự chú trọng chiến lược tới biển cả?

Robert Farley (The Diplomat), Đỗ Hồng (Danlambao) lược dịch - Chiến lược của Việt Nam hướng về biển Hoa Nam thể hiện một loạt thử thách cho những nhà hoạch định quốc phòng.

Việt Nam đã chuyển hướng chú trọng chiến lược tới biển cả, nhưng họ có thể hy vọng hoàn tất những gì trước đội ngũ phi cơ và tàu chiến của Trung Cộng? Trong một bài báo mới đây đăng trên Naval War College Review, ông Wu Chang-su, một nhà nghiên cứu tại trường Đại Học Kỹ Thuật Nanyang, đã thẩm định tại sao Việt Nam lại hướng về biển cả, cách thức mà họ quyết định xúc tiến phòng thủ chống lại Trung Cộng như thế nào, và những gì họ có thể làm trong tương lai.

Việt Nam bắt đầu chuyển hướng chú trọng chiến lược tới biển cả trong nhiều năm sau cuộc chiến Việt-Trung. Bản chất không xác định của cuộc chiến này, cộng với tiến trình tương đối hòa giải về sự phác họa biên giới với Trung Cộng, đã làm cho Hà Nội tin rằng Trung Cộng không còn là mối đe dọa nghiêm trọng về đất đai. Quân Đội Nhân Dân Việt Nam (VPA) đã nắm giữ ưu thế dự đoán đối với quân lực của Lào và Cao Miên, theo sau cuộc triệt thoái, làm cho biên giới của họ tương đối cũng an toàn.

Đồng thời, sách lược kinh tế Việt Nam phát triển theo hai chiều hướng khiến đưa tới sự chú trọng về biển cả. Thứ nhất, Việt Nam bắt đầu tự hợp nhất mạnh mẽ hơn vào nền kinh tế toàn cầu, giúp tiếp cận vào việc chuyển giao nhu cầu quan trọng. Thứ nhì, Việt Nam đã gia tăng quan tâm tới việc khai thác tài nguyên ngoài khơi, vốn đòi hỏi việc phòng thủ các hải đảo và những điểm địa dư khác trên biển Hoa Nam.

Sự chuyển hướng tới biển cả diễn ra khi Bắc Kinh bắt đầu xây dựng quân sự qui mô vốn tiếp tục cho tới ngày nay. Một cách quá khích, Trung Cộng có thể toan tính ngăn chặn toàn bộ các hải cảng Việt Nam, nhưng lại thiên nhiều hơn về một cuộc xung đột dính líu tới những cuộc chiến đấu về tiền đồn trên đảo. Với việc kinh tế là một phần nhỏ của nước láng giềng phương bắc, và lại là một nền kỹ nghệ quốc phòng nhỏ, những chọn lựa của Việt Nam đã bị hạn chế. Tuy nhiên, Hà Nội đã vay mượn những phần sách lược Chiến Tranh Lạnh về biển cả của Xô Viết (và Trung Cộng), chú trọng tới những khả năng không công nhận biển cả đối với Trung Cộng, hay ít nhất ngăn chặn Trung Cộng đe dọa thiệt hại nghiêm trọng đối với Hải Quân Nhân Dân Giải Phóng (PLAN).

Việt Nam có vũ khí cần thiết để phá hủy phi cơ và tàu chiến Trung Cộng. Những phi đạn được phóng từ không trung, đất liền và biển có thể gây tổn hại nặng nề đối với những công cụ quan trọng của Hải Quân Nhân Dân Giải Phóng (PLAN), cũng giống như hỏa tiễn SAM tầm xa có thể đe dọa những chiến đấu cơ đắt tiền nhất của Không Quân Nhân Dân Giải Phóng (PLAAF). Vấn đề là Việt Nam thiếu công cụ thám sát cần thiết để đưa ra dữ liệu tốt về mục tiêu đối với hệ thống vũ khí tầm xa. Quân đội Việt Nam bị hạn chế tiếp cận vệ tinh, thiếu phi cơ tuần tiểu, và khan hiếm những bộ phận cảm ứng tầm xa tối tân. Điều này gây ra rất khó khăn cho quân đội Việt Nam trong việc nhận dạng, nhắm mục tiêu cùng phá hủy tàu và phi cơ Trung Cộng.

Tiến sĩ Wu còn cho rằng sự lệ thuộc của Việt Nam vào vũ khí Nga có thể cản trở hiệu năng của nỗ lực kháng cự của họ. Phần lớn vũ khí tối tân nhất của Việt Nam, kể cả loại biến thể đời mới nhất của phi cơ Flanker, tiềm thủy đĩnh Kilo, và hệ thống phòng không S-300, đều xuất phát từ Nga. Rủi thay, trong hầu hết mọi trường hợp, Trung Cộng đều có những hệ thống giống hệt như thế từ Nga, và thường quen thuộc hơn với chúng. Sự quen thuộc này đã làm giảm bớt lợi ích mà người Việt Nam có thể nhận được từ những hệ thống đó.

Tổng kết lại, những quan tâm này đã đưa tới cùng một chiều hướng: đó là sự đa dạng trong việc chiếm dụng quân sự của Việt Nam, với chú trọng tới kỹ thuật trinh sát. Việt Nam đã tiếp xúc với Ấn Độ, Hòa Lan, và gần đây nhất với Hoa Kỳ nhằm đạt được những nhu cầu đó. Tuy nhiên, việc Việt Nam có thể cam kết lâu dài đối với chi tiêu gia tăng nhằm ngăn chặn Trung Cộng vẫn còn là dấu hỏi.



Lược dịch:

-->


Bình Luận

Thời Sự

Chuyên đề

 
http://danlambaovn.blogspot.com/search?max-results=50
Copyright © 2014 Dân Làm Báo