Hải Âu (Danlambao) - Tôi quen biết anh Huỳnh Anh Tú (một cựu tù nhân lương tâm của chế độ cộng sản Việt Nam) cách đây hơn ba năm. Khoảng thời gian tuy không nhiều nhưng trong thân tâm, tôi thầm khâm phục và cảm ơn gia đình của anh. Bởi nơi đó có những người con can trường, chấp nhận hy sinh bản thân để đấu tranh cho tự do, cho nhân quyền, sống vì lý tưởng và sẵn sàng từ bỏ tất cả để chống lại cái ác. Trong gia đình đó, trưởng gia đình là bác Huỳnh Kim Sơn đã trở thành mẫu gương của sự trung thành và lòng quả cảm. Là một sĩ quan cảnh sát thời VNCH, bác Sơn đã nuôi dạy những người con biết sống trung thực, biết yêu mến quê hương, biết tôn trọng đồng bào.
Những ngày cuối năm 1974, chiến trường thời ấy đã có những dấu hiệu cho thấy sự thất bại của chính quyền VNCH, bác Sơn được một người bạn là lính Mỹ đề nghị sang Hoa Kỳ định cư. Tuy nhiên bác đã không rời bỏ quê hương, rời bỏ đồng bào trong lúc khó khăn nhất của thời cuộc. Sau biến cố 30/04/1975, nhiều chiến hữu của bác đã sang Hoa Kỳ định cư tìm cách liên lạc để giúp đỡ. Một lần nữa bác Sơn vẫn từ chối sự giúp đỡ vì cho rằng còn nhiều trường hợp khác khó khăn hơn mình.
Là một sĩ quan cấp cao trong ngành cảnh sát của chế độ VNCH nên bác và gia đình đã phải chịu nhiều sự khinh miệt, nhiễu sách của cộng sản. Nhiều người thân trong họ hàng phần vì sợ liên lụy, cộng với những áp lực từ “bên thắng cuộc”, đã âm thầm xa lánh gia đình bác Sơn. Bất hạnh kể từ đó liên tục ập đến gia đình này. Cuối cùng bác đã phải đưa gia đình sang Thái Lan định cư nhằm thoát khỏi sự tàn độc của cộng sản. Những người con của trai trong gia đình bác Sơn dù đã định cư ở Thái Lan nhiều năm, nhưng vì tình yêu dành cho quê hương đất nước, họ đã quay trở lại Việt Nam.
Tưởng chừng cuộc trở về sau nhiều năm tha hương nơi đất khách thì cuộc sống ở Việt Nam sẽ trở nên tốt đẹp hơn sau chiến tranh. Nhưng anh em nhà họ Huỳnh đã vô cùng thất vọng khi nhìn thấy đồng bào của mình sống một cuộc sống khốn khổ trong sự cai trị kìm kẹp của cộng sản. Thế là họ, Huỳnh Anh Tuấn, Huỳnh Anh Tú, và Huỳnh Anh Trí đã quyết định tham gia một tổ chức chống lại cái ác, chống lại chủ nghĩa cộng sản. Họ âm thầm hoạt động, cổ võ cho nhân quyền, dân chủ, dân quyền tại Việt Nam nhằm chờ ngày cùng nhân dân lật đổ cộng sản. Ước vọng của họ chẳng may đã bị bại lộ và dĩ nhiên cộng sản lập tức ra tay trấn áp. Anh Huỳnh Anh Tuấn trốn chạy sang Lào nhưng vẫn bị cộng sản càn quét và đã mất tích cho đến hôm nay. Còn lại hai người em là Huỳnh Anh Tú và Huỳnh Anh Trí bị cộng sản tuyên án 14 năm tù giam với tội danh “âm mưu lật đổ chính quyền”.
Tưởng chừng cuộc trở về sau nhiều năm tha hương nơi đất khách thì cuộc sống ở Việt Nam sẽ trở nên tốt đẹp hơn sau chiến tranh. Nhưng anh em nhà họ Huỳnh đã vô cùng thất vọng khi nhìn thấy đồng bào của mình sống một cuộc sống khốn khổ trong sự cai trị kìm kẹp của cộng sản. Thế là họ, Huỳnh Anh Tuấn, Huỳnh Anh Tú, và Huỳnh Anh Trí đã quyết định tham gia một tổ chức chống lại cái ác, chống lại chủ nghĩa cộng sản. Họ âm thầm hoạt động, cổ võ cho nhân quyền, dân chủ, dân quyền tại Việt Nam nhằm chờ ngày cùng nhân dân lật đổ cộng sản. Ước vọng của họ chẳng may đã bị bại lộ và dĩ nhiên cộng sản lập tức ra tay trấn áp. Anh Huỳnh Anh Tuấn trốn chạy sang Lào nhưng vẫn bị cộng sản càn quét và đã mất tích cho đến hôm nay. Còn lại hai người em là Huỳnh Anh Tú và Huỳnh Anh Trí bị cộng sản tuyên án 14 năm tù giam với tội danh “âm mưu lật đổ chính quyền”.
Năm 2010, đang trong thời gian thụ án tại nhà tù cộng sản thì hung tin ập đến. Người mẹ của những đứa con can trường này đã từ giã cõi đời. Còn sót xa nào lớn hơn khi mẹ mất mà cả hai anh em, Tú và Trí không thể gặp mặt lần cuối, không thể thắp cho mẹ một nén nhang.
Tưởng như nỗi khổ đã buông tha anh em Tú và Trí khi đã ra khỏi nhà tù cộng sản. Dù đã thi hành xong một bản án dã man của nhà cầm quyền, nhưng cuộc sống của anh Tú và Trí luôn bị quấy nhiễu bởi đám an ninh mật vụ. Họ không thể đi đâu hay làm gì trước sự đeo bám của những tên côn an mặc thường phục. Cuộc sống nay đây mai đó bởi hai anh em đã không còn nơi nương thân sau những biến động trong cuộc sống.
Sự bất hạnh lại một lần nữa tìm đến với hai anh này sau khi ra tù hơn 6 tháng - anh Huỳnh Anh Trí phát hiện mình bị nhiễm HIV. Đây chính là hậu quả nặng nề của nhà tù cộng sản để lại cho anh Trí. Vì trong trại giam, nhiều lần anh Trí đã lên tiếng phản đối cách đối sử tàn nhẫn của cán bộ trại giam đối với phạm nhân, điều đó dẫn đến việc anh thường xuyên bị cùm chân và biệt giam. Một trong những lần cùm chân đó, cộng sản đã trả thù Trí bằng cách cùm chân và biệt giam anh chung với những phạm nhân nhiễm HIV. “Dính” phải căn bệnh qoái ác cùng với sức khỏe giảm sút sau 14 năm tù khắc nghiệt của cộng sản, anh Huỳnh Anh Trí đã ra đi.
Hình ảnh người anh cả Huỳnh Anh Tuấn mất tích trong cuộc truy sát của cộng sản đến nay vẫn đem lại nỗi uất ức cho anh Tú. Không được nhang khói, không thể nhìn mặt mẹ lần cuối vì anh Tú đang phải thụ án nơi nhà tù cộng sản. Nhìn người em ra đi trong sự đau đớn do sự trả thù tàn nhẫn của cộng sản. Tất cả những điều đó gần như đánh gục trái tim của một con người sống trọng tình cảm là anh Huỳnh Anh Tú.
Ngày 8/2/2017 tôi tình cờ ghé thăm hai vợ chồng anh Tú và chị Nghiên. Cuộc viếng thăm đang diễn ra trong tiếng chào hỏi vui nhộn của chúng tôi. Chị Nghiên nhận được cuộc điện thoại của người thân, bỗng chị thất thần hét lên trong vô thức “Ba mất rồi anh ơi”. Chưa kịp hiểu chuyện gì xảy ra, tôi nhìn sang phía anh Tú đang pha cà phê mời tôi. Anh đứng chựng lại nhìn chị kèm theo ánh mắt bồi hồi xót xa. Cả ba chúng tôi đều sựng lại khi đã nhận ra một sự thật, một nỗi đau quá đỗi bất ngờ ập đến.
Cảm xúc của một người phụ nữ đã khiến đôi mắt chị Nghiên ướt đẫm trong nỗi đau xót vô hạn khi hay tin cha chồng mình qua đời. Còn anh, anh Huỳnh Anh Tú, anh ấy không khóc, có lẽ do không còn nước mắt bởi anh đã từng khóc cho quê hương, khóc cho những người thân yêu. Và bởi cuộc sống đã nhiều lần cướp đi những người thân yêu của anh. Nhưng tôi biết, anh đang cố gượng lại, anh đang kềm nén nỗi đau.
Bác Huỳnh Kim Sơn đã mất nhưng lại một lần nữa anh không thể làm tròn bổn phận của người con. Anh không thể sang Malaysia (Bác Sơn từ lâu đã định cư và nay đã ra đi nơi đất khách quê người) để lo an táng, đơn giản hơn là để thắp cho cha mình một nén nhang. Anh không thể rời khỏi Việt Nam kể từ khi rời khỏi “nhà tù nhỏ” của cộng sản. Vì từ đó đến nay, cộng sản nhiều lần từ chối cấp những giấy tờ tùy thân cho anh với lý do anh không có hộ khẩu.
Có thể nói không còn ngôn từ nào có thế diễn tả nỗi đau của anh Huỳnh Anh Tú. Thiết nghĩ một người bình thường mấy ai đủ nghị lực để đứng vững trước những biến cố tang thương như thế. Nghĩ đến anh, nghĩ đến sự ra đi của bác Huỳnh Kim Sơn trong lúc này, lòng tôi càng căm hận chế độ cộng sản thối nát. Càng căm thù cộng sản, tôi càng thương mến gia đình anh Tú, càng khâm phục lòng quả cảm của anh Tú và những người anh em đã ra đi vì mưu cầu tự do cho dân tộc.
Qua những dòng tâm sự này, xin được tỏ lòng trân trọng gia đình anh Huỳnh Anh Tú. Xin được thắp một nén hương lòng kính dâng lên Linh Hồn bác Huỳnh Kim Sơn. Cầu mong sau những nỗi đau này, anh Tú và gia đình luôn gặp những điều tốt đẹp trong cuộc sống. Đất nước này rồi sẽ thoát khỏi cộng sản, cuộc sống tươi đẹp sẽ trở lại để khỏa lấp những nỗi đau cộng sản đã gây ra đối với anh và gia đình. Anh và gia đình hãy tin rằng, những người Việt Nam chân chính, những người yêu chuộng tự do, hòa bình và dân chủ luôn yêu mến và trân trọng gia đình anh.
10.2.2017
Hải Âu
danlambaovn.blogspot.com
10.2.2017
Hải Âu
danlambaovn.blogspot.com