Nguyễn Trọng Dân (Danlambao) - Sau ngày tháng Tư Đen năm 1975, chỉ tính ở Sài Gòn không thôi đã có gần nữa triệu người bị đi học tập cải tạo, nhọc nhằn chết chóc chưa biết. Điều này có nghĩa là có khoảng cả trăm ngàn gia đình chịu cảnh vợ ly tán chồng. Thế là tự nhiên, bài nhạc "Dạ Cổ Hoài Lang" được dân Việt Nam Cộng Hòa ca liên tục trong nước mắt ròng ròng hận tủi. Bài ca này của cụ Sáu Lầu này có đoạn chót như sau:
"...Chàng hỡi chàng có hay
Đêm thiếp nằm luống những sầu tây
Bao thuở đó đây sum vầy
Duyên sắc cầm đừng lạt phai
Là nguyện cho chàng
Hai chữ an bình an
Mau trở lại gia đàng
Cho én nhạn hiệp đôi í a"...
Đoạn này khiến nhiều người vợ lính có chồng đi học tập cải tạo bật khóc. Chồng bị tù vô cớ đằng đẳng năm này qua năm nọ, đường xa vạn dặm thăm nuôi đến nỗi tài lực bị cạn kiệt. Nhiều người vợ lính còn bị Việt Cộng tịch thu nhà cửa ruộng vườn, con cái không được đi học do có lý lịch cha là “Ngụy” quân. Nước mất nhà tan, chịu đựng đàn áp nhọc nhằn cùng cực cho sáng hai con mắt để hiểu thế nào là Việt Cộng, nổi căm hờn vong quốc vì thế chỉ ngày một tăng chứ chẳng thấy hòa hợp hòa giải được chút nào. Đêm đêm nằm mình em đếm đong tủi hận nhọc nhằn, người vợ lính nào mà chẳng bật khóc khi nghe ai đó ca đến đoạn này.
Thế rồi sau đó Việt Cộng cho lăng-xê tuồng "Đời Cô Lựu" của soạn giả Trần Hữu Trang để nêu đề cao đấu tranh giai cấp theo lập trường Mác Lê cuồng tín. Vở tuồng này nói đến thảm cảnh của một gia đình bị ông Hội Đồng dụ dỗ lừa đảo cướp vợ người, bỏ tù chồng ra ngoài Côn đảo. Đến hai mươi năm sau, cô vợ tên là Lựu gặp lại chồng cũ trốn tù về thì mới vỡ lẽ ra mọi sự, là chồng hiện thời của mình, tức là ông Hội Đồng, đã lập mưu hại gia đình mình để có thể lấy mình làm vợ. Đoạn gặp lại chồng cũ có một câu ca như sau:
"Lựu biết bây giờ, Lựu không còn là Lựu của ngày xưa nữa..."
Thế là khắp tỉnh thành miền Nam sau bao năm sống dưới thời Quá Độ cuồng tín Mác Lê, đi đâu cũng ca câu "Lựu biết bây giờ Lựu không còn là Lựu của ngày xưa nữa" ra rả ở đầu môi khi trả lời câu chào hỏi xã giao bình thường như "bạn/ông/chị dạo này ra sao rồi?"
Bây giờ, người dân Việt Nam Cộng Hòa đói rách te tua quá so với thời còn ông Thiệu. ""Lựu" biết giờ "Lựu" không còn là Lựu của ngày xưa nữa..." là câu trả lời hợp người hợp cảnh nhất không chê vào đâu được khi chào hỏi với nhau, nói cho nhau biết hoàn cảnh một cách kín đáo mà nói ra ai cũng hiểu, ai cũng thông cảm, ai cũng thở dài.
Về sau, khi tình đồng chí Việt Cộng - Trung Cộng bắt đầu căng thẳng thì Việt Cộng lại cho lăng- xê vở tuồng "tiếng trống Mê-Linh" khắp nơi nơi để kích động lòng chống giặc Tàu của dân tộc. Trong vở tuồng này, đoạn nữ tướng Trưng Trắc từ biệt chồng là Thi Sách khi cất quân đánh Thái thú Tô Định từ Mê-Linh, lời hát như sau (1):
Vợ-nữ tướng Trưng Trắc:
"Trong giây phút chia tay
Tim nguyền ghi lời thề"
Chồng Thi Sách:
"Tuy xa nhau muôn dặm dài
Nhưng có nhau kề vai trong chinh chiến
Dẫu muôn đắng cay chi sờn"
Vợ- Nữ tướng Trưng Trắc:
"Bầu trời Nam u tối,
Quân thù gieo bạo tàn"
Thế là người dân Việt Nam Cộng Hòa, từ nhà ra ngoài xóm gặp nhau là cứ gật đầu chào nhau rồi hát: "Bầu trời Nam u tối/Quân thù gieo bạo tàn." Nếu Công An có hỏi thì có thể nói đây là câu ca trong vở tuồng "Tiếng Trống Mê Linh" được đảng và nhà nước duyệt cho hát hẳn hoi.
Sau năm 1975, câu ca này của nữ chủ tướng Trưng Trắc trong tuồng "Tiếng Trống Mê Linh" thiệt là chí lý chính xác! Từ ngày Việt Cộng vào Nam, dân tình đói khổ ca thán, nhà cửa bị Việt Cộng tịch thu, chồng bị đày, anh em vượt biển sống chết chưa biết... "bầu trời Nam" không u tối mới là chuyện lạ! Cho đến giờ phút này, trích đoạn chia tay của vở tuồng "Tiếng trống Mê Linh" cứ được yêu cầu hát đi hát lại mãi mà Việt Cộng nào có hiểu vì sao?
Sau năm 1975, cái gì Việt Cộng cũng cấm, cũng kiểm soát. Cho nên người dân bèn hát nhạc Vàng, hát bài bản cải lương khắp các nẻo đường sông rạch miền Nam để phản kháng lại theo cách thụ động. Rồi hát mãi cũng chán, lây lan từ việc chế lời cho các bài bản cải lương vốn được các soạn giả thực hiện khi viết tuồng, các bài tân nhạc của cũng bị chế theo. Sau ngày tháng Tư đen, nền âm nhạc Việt Nam có thêm một khoảng trời âm nhạc khác vẫn chưa được thừa nhận bởi giới nghiên cứu học giả dù số lượng thính giả lên đến triệu, gọi là nhạc chế, tức là lấy bài cũ ra sửa lời lại như bên cải lương vậy. Nhạc chế, cải lương chế bây giờ nhiều vô tận, đếm không hết. Mới đây nhất là bài "Dân biết Thanh đi chẳng trở về" (2) lan tràn khắp mạng diễn tả rất chính xác vụ Trịnh Xuân Thanh trốn ra nước ngoài chưởi cha tổng Trọng.
Quay trở lại cải lương, các vở tuồng ca ngợi Việt Cộng lần hồi bị chết vì chẳng có khán giả nào chịu xem nên Việt Cộng phải cho các gánh lấy lại các vở tuồng cổ xưa tích Tàu cũ để diễn lại nên có thời gian, các tuồng hồ quãng được ầm ĩ trở lại, nhất khi sau khi Việt Cộng bắt tay với Tàu Cộng tại Thành Đô. Trong thời gian này, thì các tuồng cải lương tình cảm của Việt Nam Cộng Hòa thời trước như vỡ Tần Nương Thất của Hà Triều Hoa Phương, cũng được cho diễn lại.
Năm 1984, gánh hát cải lương gồm toàn đào kép thượng hạng thời Việt Nam Cộng Hòa được Việt Cộng gởi sang Tây Âu trình diễn phục vụ đồng hương tỵ nạn Việt Cộng để kiếm tiếng cũng như bắt đầu công cuộc dụ dỗ tìm phương cách móc tiền của người Việt tỵ nạn đem về cho Việt Cộng như chúng ta thấy về sau này. Trong vụ này, Thành Được quyết tâm đào tỵ làm Việt Cộng thêm bể mặt. Ở trong nước lúc bấy giờ, ai ai cũng hoan hô Thành Được, cột đèn mà nếu biết vỗ tay thì cũng hoan ông như thường.
Phim ảnh Hồng Kông tràn vào Việt Nam như bão táp vào cuối thập niên 1980. Ở một nơi mà được tự do sáng tác, tự do diễn xuất không cần mang nhãn hiệu "nghệ sĩ nhân dân", "nghệ sĩ ưu tú" của Việt Cộng thì đương nhiên tài tử, phim ảnh của Hồng Kông hồn nhiên sáng sủa hơn. Cải lương giãy chết từ đó.
Cải lương được phục hồi trở lại sau khi tìm kiếm được thị trường ở hải ngoại. Những người Việt tha hương tỵ nạn Việt Cộng lúc nào cũng muốn thưởng thức lại những vở tuồng hay thời cũ nên nghệ sĩ cải lương ở Việt Nam có cơ hội bán băng, hay sang trình diễn trích đoạn tuồng vỡ cũ kiếm chút dư dả. Do sống ở xứ người, luật lệ sạch sẽ tươm tất, tay làm hàm nhai, không bị nhồi sọ như ở Việt Nam, lương tánh ngày một đâm chồi nảy lộc nên người Việt tỵ nạn Việt Cộng ở hải ngoại vẫn còn nguyên vẹn tâm hồn đàng hoàng tử tế của những người dân Việt Nam Cộng Hòa như ngày nào, trong khi những người dân trong xứ, ngày ngày đối phó với bao điều bất lợi, trên chế độ, dưới côn an, dù chén kiểu cũng phải trầy, ""Lựu" bây giờ không còn là Lựu của ngày xưa nữa" là chuyện đương nhiên. Sau 10 năm đói kém thời Quá Độ, dân Việt hầu hết nay chỉ nghĩ đến tiền, nghĩ đến moi túi người thân của mình bên Mỹ, nghĩ cách có thể đi khỏi xứ, tâm tính thị hiếu thưởng thức cũng thay đổi. Do đó, các tài tử đi show diễn ra nước ngoài điều chi, hay chuyển sang quay băng bán ra hải ngoại dễ kiếm sống hơn. Thế là vô tình, người dân Việt tỵ nạn Việt Cộng vô hình chung giúp khởi sắc lại nền cải lương của Việt Nam Cộng Hòa, đã bị bức tử bởi Việt Cộng.
Hiện tại Việt Nam, chỉ có nền cải lương ca nhạc tài tử là vẫn còn sống. Ca nhạc tài tử lúc gặp mặt tiệc tùng trong gia đình hay lúc ra quá ăn. Các nghệ sĩ cải lương do đó đi hát quán ngày một nhiều do tuồng diễn rạp dỡ quá khán giả trẻ không muốn đến nữa.
Gần đây nhất, giới ca nhạc cải lương tài tử phóng lên mạng một bài ca vọng cổ đếm số có thể nói rất bất ngờ (3). Tác phong ca nhạc tài tử thông qua bài ca này dù sao cũng còn cho thấy được nét hồn nhiên, mộc mạc, gần gũi cuộc sống, còn tình người hơn là các văn công của đảng ca cải lương, ca những bài ca ngợi quê hương gượng ép, không thật, ca như vẹt lạt lẽo vô cùng.
Mấy mươi năm trôi qua, hàng trăm ngàn người bị chết oan ức ở trại học tập cải tạo dù có xương tan xác rã nhưng tiếng hát xót thương của dân tộc Việt Nam Cộng Hòa, của gia đình dành cho những người này vẫn còn.
Và dĩ nhiên, bài vọng cổ của cụ Sáu Lầu vẫn còn người so giây, đàn lên để tâm sự của bao nhiêu người vợ lính có chồng đi học tập cải tạo vẫn dao động khi nhớ lại những năm tháng nhọc nhằn thăm nuôi chồng đi học tập cải tạo. "...Chàng hỡi chàng có hay / Đêm thiếp nằm luống những sầu tây.”
Nền văn hóa Việt Nam Cộng Hòa vẫn mãi mãi bất diệt và sáng chói vì nền văn hóa đó không xuất phát từ chủ nghĩa giáo điều coi trọng bạo lực đấu tố mà xuất phát từ tấm lòng, từ tình người và từ tiếng vọng ngàn thương của dân tộc.
9/4/2017
________________________________________
Chú thích: