Việt Nam sẽ bị thiệt thòi nhiều nhất về Luật Ứng Xử trên Biển Nam Hải - Dân Làm Báo

Việt Nam sẽ bị thiệt thòi nhiều nhất về Luật Ứng Xử trên Biển Nam Hải

Ralph Jennings - Đỗ Hồng (Danlambao) lược dịch - Các nhà lãnh đạo của 10 quốc gia Đông Nam Á đang thảo luận trong tuần này, có thể về cách sử dụng ôn hòa vùng Biển Nam Hải đang bị tranh chấp nặng nề. Bốn nước có công bố chủ quyền trên vùng biển giàu tài nguyên còn Trung Cộng lại tuyên bố là gần như toàn thể vùng biển 3,5 triệu cây số vuông này thuộc về nước họ. Thảo luận về Biển Nam Hải hiện giờ và trong suốt năm nay trong số các nhà lãnh đạo thuộc Hiệp Hội Các Quốc Gia Đông Nam Á (ASEAN) có thể đưa ra một khuôn khổ cho luật ứng xử vào tháng 6, để được hoàn chỉnh về sau đó trong năm hay vào năm 2018. Luật ứng xử - tổng quát là một bộ qui luật nhằm tránh những rủi ro trong vùng biển tranh chấp - đã không đạt được tại Á Châu kể từ khi các phe ký kết Bản Công bố tiên khởi về Ứng Xử vào năm 2002 để khởi sự các cuộc điều đình cho một bộ luật toàn diện.

Một khi thỏa hiệp này xảy ra, Việt Nam sẽ là nước bị thiệt thòi nhiều nhất.

Nước thành viên ASEAN này có công bố chủ quyền mạnh mẽ trên biển Nam Hải muốn có luật ứng xử hay bất cứ điều gì để bao gồm Quần Đảo Hoàng Sa. Nhưng Trung Cộng đã kiểm soát 130 đảo nhỏ thuộc phía tây nam Hồng Kông kể từ trận hải chiến ngắn ngủi vào năm 1974 với miền Nam Việt Nam lúc bấy giờ. Nước Việt Nam hiện tại vẫn công bố chủ quyền trên những gì họ đã mất.

Thế nhưng Trung Cộng chắc không để Việt Nam hay bất cứ nước nào khác đưa tàu đi ngang gần Hoàng Sa vì bất cứ lý do gì mà không xảy ra xô xát, có nghĩa là họ sẽ chống lại bất cứ một luật ứng xử khu vực nào ngầm cho phép một nước khác có thể xâm nhập đảo đá ngầm, đảo san hô và vùng biển nhiệt đới chung quanh. Trung Cộng đã chận đứng luật này trong 6 năm qua vì e ngại nó sẽ phương hại tới quyền kiểm soát biển của họ.

Việt Nam và 3 nước Đông Nam Á khác đã giành chủ quyền tại một quần đảo khác ở Biển Nam Hải là Trường Sa, mà họ vốn đã chia sẻ với Trung Cộng. Họ đều tìm kiếm khí thiên nhiên hay dầu hỏa ở dưới biển, hoặc mong muốn chính yếu là đánh cá. Nếu Trung Cộng không muốn một thỏa hiệp an toàn trên dãy đảo Trường Sa, họ cũng sẽ gặp nguy cơ nhiều về rủi ro như bất cứ nước nào khác.

Ông Carl Thayer, giáo sư danh dự về chính trị tại trường đại học New South Wales ở Úc Đại Lợi nói rằng: "không ai có thể buộc Trung Cộng ra khỏi Hoàng Sa." Ông nói thêm: "Phần lớn đều có thể hy vọng là nếu Việt Nam tiến hành việc phân xử, chẳng hạn như gửi thỉnh nguyện thư cho tòa án thế giới tại The Hague."

Việt Nam có thể tự cố hòa hoãn tốt hơn với Trung Cộng mặc dù đã có hàng thế kỷ tranh chấp đất đai và biển cả. Tình trạng bài Hoa vẫn dâng lên cao trong người dân Việt Nam, nhưng nhà cầm quyền tại Hà Nội thương thảo với Bắc Kinh bên ngoài phạm vi ASEAN về vấn đề hàng hải trong khi vui hưởng những quyền lợi kinh tế chẳng hạn như hàng nhập cảng rẻ và làn sóng khách du lịch Trung Hoa. Cuối cùng Trung Cộng có thể đương đầu với áp lực từ chính phủ Hoa Kỳ về sự bành trướng hải phận của họ trong thập niên qua, kể cả những đảo nhân tạo sẵn sàng cho phi cơ chiến đấu và hệ thống radar. Hiện tại, họ có thể hòa dịu với những nước công bố chủ quyền cứng rắn theo từng nước một bằng cách cung ứng viện trợ và đầu tư. Những nước công bố chủ quyền khác là Brunei, Mã Lai Á và Phi Luật Tân.

Những nước bạn của Việt Nam trong khối ASEAN, hiện đang tham dự hội nghị 4 ngày tại Phi Luật Tân cho tới thứ bảy, chắc chắn sẽ không thúc giục Trung Cộng về Hoàng Sa cho dù Việt Nam có cố gắng làm như thế. ASEAN tính luôn hai nước trung thành với Trung Cộng là Cao Miên và Lào vào số thành viên của hiệp hội. Nước chủ tịch hiệp hội năm nay là Phi Luật Tân cũng đã bỏ qua một bên những tranh chấp hải phận với Trung Cộng. Toàn thể khối ASEAN thường theo đuổi những thỏa thuận để nâng cao sự đoàn kết của họ hơn là để gặp phải nguy cơ rạn nứt trong nội bộ hay với những nước khác.

Thiếu điều khoản về Hoàng Sa trong bộ luật ứng xử sau cùng sẽ cho Trung Cộng thêm ưu thế trên những hòn đảo nhỏ đó, là nơi họ đã xây dựng một thành phố nhỏ với hạ tầng cơ sở quân sự. 

Nhà nghiên cứu Collin Koh về an ninh hàng hải tại Viện Đại Học Kỹ Thuật Nanyang ở Tân Gia Ba cho biết: "tôi không nghĩ Trung Cộng muốn có điều khoản đó trong luật ứng xử, bởi vì tôi nghĩ đối với Trung Cộng, Hoàng Sa là vấn đề song phương giữa chính họ và Việt Nam, và tôi muốn nói thêm rằng một số quốc gia ASEAN có thể không muốn dính líu tới việc này bởi vì họ xem Hoàng Sa là một yếu tố phức tạp không cần thiết."


Nguồn:


Bản tiếng Việt:



Bình Luận

Thời Sự

Chuyên đề

 
http://danlambaovn.blogspot.com/search?max-results=50
Copyright © 2014 Dân Làm Báo