Tâm tư chị Ngọ - Dân Làm Báo

Tâm tư chị Ngọ

Nguyên Thạch (Danlambao) -

Chị sáu Ngọ là đứa con gái út của một gia đình nông dân có 5 đứa con gái, mà ở dưới quê người ta thường nói là nhà có “Ngũ long công chúa”. Nhà cô sở hữu 10 mẫu ruộng đất dưới thời VNCH, cái số đất đai mà nếu ở miền Bắc thời CCRĐ thì bị liệt vào gia đình địa chủ. Hồi xưa, vì là út nên chòm xóm còn gọi cô là cô Sáu, còn sở dĩ gọi tên cúng cơm là Ngọ vì cô sinh vào năm Ngọ 1954, chớ đúng ra người mảnh mai, da trắng má ửng mày cong xinh đẹp như cô thì lẽ ra cô nên có tên Kiều Diễm hay Thúy Hạnh hoặc chí ít cũng là Tố Tâm thì mới xứng, nhưng trào đó, bậc cha mẹ hay quan niệm tuy là con gái đẹp nhưng cứ đặt tên cho ma quỉ khỏi quở, khỏi bắt. Riêng cô sáu Ngọ thì mẹ cô thường nói: Nó đẻ vào năm Ngọ thì cứ đặt tên Ngọ bởi “Trời sanh sao để vậy”. Ý trời mà.

Tuy ở nơi thô dã, ba mẹ làm nghề nông cho nên cuộc sống đôi khi cũng chân lấm tay bùn, cũng nhổ cỏ, chăn bò nhưng cô Ngọ càng lớn càng đẹp tuyệt trần, chim, cá mà gặp cô cũng phải sa, phải lặn. Còn tiếng nói giọng hò của cô thì thiên địa ơi, nó dễ đi vào lòng người một cách êm thắm nhẹ nhàng, cho nên mấy cặp bò cày khi nghe cô ra lệnh là cũng phải nghe theo răm rắp. Các cụ thường có những câu ví cho những mỹ nhân thiệt là hay:

“Chim khôn hót tiếng rảnh rang
Người khôn nói tiếng dịu dàng dễ nghe”
(Ca dao VN)

Hay trong Đoạn trường tân thanh, cụ Nguyễn Du cũng có câu:

“Muôn nghìn người thấy cũng yêu,
Xôn xao oanh yến, dập dìu trúc mai”

Chính vì vậy mà năm cô Ngọ ở tuổi độ trăng Rằm, kinh tài Việt cộng nhân dịp đi thu thuế nạp lúa góp công cho cách mạng khi nhìn cô Ngọ là muốn “ăn tươi nuốt sống” rồi nói bóng nói gió với ba mẹ cô rằng thì là “Nếu anh chị cho cháu theo giải phóng và cháu làm văn công thì Mỹ Ngụy sẽ bị tê liệt ngay và cách mạng sẽ thành công trong công cuộc đánh đuổi bọn đế quốc”.

Trên là tôi lặp lại nguyên si lời của tụi kinh tài, có sao nói vậy người ơi. Chứ còn sự thể thêm mắm thêm muối bây giờ thì “sâu xác” hơn: “Nếu anh chị cho cháu theo giải phóng và cháu làm văn công thì cách mạng sẽ cho em ra Bắc để gặp Bác Hồ, Bác sẽ bị tê liệt ngay và cháu sẽ vinh hạnh được bác thương yêu và lưu truyền “hạt giống đỏ” cho dân tộc. (1)

Thực tế đời sống vào những năm trước khi miền Nam bị “phỏng hai hòn” thì những vùng thôn quê thường được gọi là “vùng xôi đậu”, ngày Quốc gia, đêm Việt cộng. Những đêm VC về làng, thường ghé vào nhà cô Dậu với ý định dụ dỗ hay cần thiết hơn thì bắt luôn, Biết được ý đồ này nên cha mẹ cô Ngọ lập tức tìm cách cho cô lên tỉnh học để tránh xa VC.

Xong Tú tài II, cô thi vào Cao đẳng Sư phạm ở Đà Lạt và cũng ở nơi đây, cô quen với anh chàng lính trẻ sắp ra trường sĩ quan Võ Bị. Ngày tham dự lễ tốt nghiệp cũng là ngày cưới của cô sinh viên sư phạm cùng anh lính chiến bưng biền. Hai năm sau ngày lấy nhau, cô giáo Ngọ có bầu và đẻ một con trai, cô dạy ở một trường tiểu học xa xôi, gần đồn lính nơi chồng cô trú đóng. Anh là Trung úy Đại đội trưởng, khi sắp sửa gắn lon Đại Úy thì anh tử trận. Đêm ấy VC tấn công đồn bằng chiến thuật biển người nên xác chết như rạ, phần thì bị mìn claymore, phần thì bị trực thăng tảo thanh bắn gục, VC phải bỏ lại nhiều du kích cùng súng đạn. Hừng sáng Trung úy Hùng đứng trên lô cốt dùng ống dòm để quan sát trận chiến đêm qua, một du kích VC trong nhà dân cạnh đồn dùng CKC bắn tỉa và anh đã ngã đài. Tên du kích tên Minh này được tỉnh ủy và tỉnh đoàn cấp giấy xác nhận cho lên chức Đại úy từ một du kích viên mới ra rừng chưa tròn 6 tháng, tên VC con này tuy 16 tuổi nhưng nước mũi xanh lè vẫn còn chảy lòng thòng. Viên chính ủy tỉnh đoàn nói thể như lời của “Bác Hồ” rằng: “Đồng chí Minh (tự Minh khịt) bắn gục Đại úy ngụy thì cho lên chức Đại úy.

“Khi sự kiện Lễ phong quân hàm cấp tướng được công bố trên Đài Tiếng nói Việt Nam, một phóng viên phương Tây hỏi Bác vì sao một lúc phong nhiều tướng, tá như vậy? Việc phong cấp này được tiến hành dựa theo những tiêu chuẩn nào? Bác đã trả lời giản dị: Đánh thắng Đại tá phong Đại tá; đánh thắng Thiếu tướng phong Thiếu tướng; thắng Trung tướng phong Trung tướng; thắng Đại tướng phong Đại tướng.”

Còn tui thì nắm chắc rằng thằng Minh khịt này thì hồi xưa nó chỉ học tới lớp 3 tiểu học rồi nghỉ vì có tật khùng khùng, giở chứng lên là nhè bạn học cắn bậy nên bị nhà trường cho là “thành phần nguy hiểm” phải đi điều trị. Tánh nào tật nấy, lớn lên hở chút cãi lộn là vác dao chém người, tuổi 15, nó bị VC bắt ra rừng, có lẽ lãnh đạo đã thấy được khả năng của nó.

Ở tuổi 23, chồng đền nợ nước, cô cũng hy sinh cả tuổi xuân thì. Cô ở vậy nuôi con và bây giờ thì nuôi luôn cả cháu. Năm nay cô vừa hơn 5 con giáp, 64 tuổi nếu tính theo tuổi ta của người mình.

Đôi chục năm về trước có vài quan chức khá cao cấp của nước Cùng Hô Xuống Hố Cà Nút rất giàu có, xe sang, biệt thự, tài sản ở nước ngoài, nước trong phủ phê, mấy tay đó chòm chèm ngỏ ý với chị Ngọ rằng muốn cùng chị bước thêm bước nữa nhưng chị trả lời đại khái là: “Tiền bạc tham nhũng, cướp bóc mồ hôi nước của dân thì có chi là sung sướng, là tự hào, lấy chi tham quan VC cho người đời khinh khi…” Đặc biệt, có một thiếu tướng bên quân đội thuộc sĩ quan cao cấp của quân khu 7, cực kỳ giàu, đất đai nhiều lắm, vợ chết, tên tướng này kết “mô đen” của chị Ngọ, một diễm nữ tuy ở tuổi trung niên nhưng vẫn còn nghiêng nước đổ thùng, nên y chết mê chết mệt, hắn thường đến nhà cô bằng chiếc BMW bật mui rất đắt tiền và luôn mặc quân phục với quân hàm Thiếu tướng để “nhá” nhưng cô đã ném cái nhìn khinh bỉ và nói rõ rằng: “Hầu hết tướng cộng sản là tướng hèn” (2), và cô còn ví von những câu ca dao thời sản rằng “Lũ khỉ rừng ngậm củ khoai lang” (3).

16.07.2017



___________________________________

Chú thích: 



Bình Luận

Thời Sự

Chuyên đề

 
http://danlambaovn.blogspot.com/search?max-results=50
Copyright © 2014 Dân Làm Báo