1. Mở bài
Hải sâm, vú nàng là hải sản dưới đáy biển được quảng cáo là thần dược, bổ thận, tráng dương, tăng cường sinh lực và tình dục nam giới, được xem như một thứ Viagra của biển. Các đại gia đổ xô nhau đi tìm mua. Giá nào cũng mua. Ngư dân đổ xô đi lặn mò thứ “thần dược” nầy, kể cả đối diện với nguy hiểm.
Một số ngư dân muốn đổi đời, bất chấp nguy hiểm, đem tánh mạng ra đùa cợt với tử thần do súng đạn của Trung Quốc, do nguy hiểm của nghề lặn và đáy biển. Nếu may mắn thì giàu to. Hoàng Sa, Trường Sa có những ổ của loại hải sâm nầy, nhưng đã bị Trung Cộng chiếm quyền kiểm soát, cho nên ngư dân Việt Nam tràn xuống vùng biển Nam Thái Bình Dương đánh bắt hải sản bất hợp pháp, bị mang tiếng là trộm cắp. Nghề câu ra tiền của hải sâm, vú nàng gắn liền với máu, nước mắt và nhục nhã là thế.
2. Về chủ quyền biển, đảo
Ngư dân Việt Nam ở các tỉnh miền duyên hải là nạn nhân của việc tranh chấp lãnh thổ, lãnh hải ở Biển Đông. Vậy xin bàn về chủ quyền hiện nay của vùng biển nầy.
2.1. Công Ước Liên Hiệp Quốc về Luật Biển
Công Ước LHQ về Luật Biển (UNCLOS=United Nations Convention on Law of the Sea) ngày 10-12-1982 không xác định đảo nào thuộc về lãnh thổ của quốc gia nào cả.
Căn cứ vào lãnh thổ, các vùng biển thuộc về lãnh thổ của một quốc gia như sau:
1. Lãnh hải (Territorial waters) 12 hải lý cách đất liền, thuộc lãnh thổ của một quốc gia. Bao gồm các đảo.
2. Vùng tiếp giáp lãnh hải (Contiguous zone) 24 hải lý cách bờ biển.
3. Vùng Đặc quyền kinh tế (EEZ=Exclusive Economic Zone) cách bờ biển 200 hải lý.
4. Thềm lục địa (Continental margin) không vượt ra 350 hải lý tính từ bờ biển.
5. Vùng biển quốc tế (International waters) ngoài 350 hải lý.
Vì các vùng biển của một quốc gia căn cứ vào lãnh thổ của quốc gia đó, lãnh thổ bao gồm các hòn đảo, cho nên Trung Quốc tuyên bố các đảo ở HS/TS thuộc về lãnh thổ của họ, do đó vùng biển hình lưỡi bò cũng thuộc chủ quyền của họ.
Đa số các bãi đá, các rạn san hô ở quần đảo Trường Sa không đủ tiêu chuẩn để gọi là hòn đảo vì khi thủy triều xuống (nước ròng) thì nhô lên, khi thủy triều lên thì chìm dưới mặt nước.
Vì các bãi đá, rạn san hô không phải là hòn đảo cho nên Trung Quốc cải tạo thành đảo nhân tạo. Quốc tế không công nhận đảo nhân tạo là đảo, cho nên các vùng biển bao quanh các đảo nhân tạo ở Trường Sa không thuộc chủ quyền của Trung Quốc.
2.2.Tuyên bố của Trung Quốc về chủ quyền
Tập Cận Bình tuyên bố: “Các hòn đảo trên biển Nam Trung Hoa (Biển Đông) “là lãnh thổ của Trung Quốc từ thời xa xưa, chủ quyền không thể tranh cãi, và chính phủ Trung Quốc phải có trách nhiệm để bảo vệ chủ quyền lãnh thổ và quyền lợi lãnh hải chính đáng”
2.3. Tuyên bố của Việt Nam
“Việt Nam có đầy đủ căn cứ pháp lý và bằng chứng lịch sử để khẳng định chủ quyền đối với quần đảo Hoàng Sa cũng như các quyền hợp pháp đối với các vùng biển của Việt Nam được xác định phù hợp với Công Ước của Liên Hiệp Quốc về Luật Biển năm 1982”
3. Đảng Cộng Sản Việt Nam bị kẹt vì công hàm bán nước của Hồ Chí Minh-Phạm Văn Đồng.
3.1. Hồ Chí Minh-Phạm Văn Đồng công nhận Hoàng Sa, Trường Sa thuộc Trung Quốc.
Công hàm bán nước ngày 14-9-1958 công nhận hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa thuộc chủ quyền của Trung Quốc. Phụ họa của những cán bộ cao cấp trong đảng gồm có:
1) Ung Văn Khiêm tuyên bố:
“Thứ Trưởng Ngoại Giao Ung Văn Khiêm nói rằng "theo những dữ kiện của Việt Nam, hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa là một bộ phận lịch sử của lãnh thổ Trung Quốc".
2) Ông Lê Lộc, Quyền Vụ Trưởng Á Châu Sự Vụ thuộc Bộ Ngoại Giao VN:
…"xét về mặt lịch sử thì các quần đảo này đã hoàn toàn thuộc về Trung Quốc từ thời nhà Tống". (Tập Cận Bình gọi là từ thời xa xưa)
3) Hoàng Tùng, Trưởng Ban Tư Tưởng TW đảng CSVN đã tuyên bố:
“Thà giao Hoàng Sa và Trường Sa cho Trung Quốc, cùng phe xã hội chủ nghĩa anh em, còn hơn để tụi Ngụy Sài Gòn quản lý”!
4) Tháng 5 năm 1976, tờ Sài Gòn Giải Phóng loan tin “Trung Quốc vĩ đại, đối với chúng ta không những là đồng chí mà còn là người thầy tin cẩn, đã cưu mang chúng ta nhiệt tình để chúng ta có ngày hôm nay. Vì vậy, chủ quyền Hoàng Sa thuộc về VN hay thuộc về TQ thì cũng vậy thôi!”.
5) Thứ Trưởng Ngoại Giao Hồ Xuân Sơn đồng thuận công hàm Phạm Văn Đồng
Ngày 25-6-2011
Thứ Trưởng Ngoại Giao Hồ Xuân Sơn, đặc phái viên của lãnh đạo cao cấp đảng CSVN, thay mặt Tổng Bí Thư Nguyễn Phú Trọng cam kết thi hành những biện pháp mà TQ đề ra trong việc giải quyết tranh chấp chủ quyền ở Biển Đông.
Hồ Xuân Sơn nhất trí đồng thuận 3 điểm:
1. Đồng thuận giải quyết song phương về Biển Đông.
2. Đồng thuận thi hành “định hướng dư luận” (Cấm biểu tình và mọi hình thức chống TQ. Cấm nói HS/TS là của VN)
3. Đồng thuận công nhận công hàm ngày 14-9-1958 của Phạm Văn Đồng. (Cụ thể là công nhận HS/TS là của Trung Quốc. Khi công nhận HS/TS là lãnh thổ của TQ, thì mặc nhiên công nhận Lãnh hải 12 hải lý và Vùng Đặc Quyền Kinh Tế (EEZ) 200 hải lý thuộc về TQ, nghĩa là công nhận vùng biển chữ U hay đường 9 đoạn hoặc vùng biển hình Lưỡi Bò thuộc về Trung Quốc.)
Chính Nguyễn Phú Trọng đã công nhận công hàm Phạm Văn Đồng, qua Hồ Xuân Sơn, tức là công nhận 2 quần đảo HS/TS thuộc về Trung Quốc. Vậy những ai tuyên bố VN có chủ quyền ở HS/TS tức là chửi cha cha nội nầy. Tại sao không dám vạch mặt kẻ bán nước ra, mà lại đi tuyên “bố linh tinh vô tổ chức” như thế?. Quý vị lưỡi gỗ của Bộ Ngoại Giao nên suy nghĩ lại những tuyên bố của quý vị có giá trị một tý nào hay không? Hay là tuyên bố để bợ bạc?
3.2. Những vụ mua bán lãnh thổ
1) Mỹ mua Alaska
Năm 1867 Đế Quốc Nga đã bán vùng đất Alaska, diện tích 1,658,000 km2, cho Mỹ với giá 7.2 triệu USD. Bàn giao ngày 18-10-1867.
2) Mỹ mua Louisiana
Phần đất Louisiana (Bắc Mỹ Châu) thuộc chủ quyền của nước Pháp. Diện tích 2,140,000 km2. Napoleon Bonaparte của Pháp bán cho Mỹ với giá 60 triệu franc (11,250,000 USD). Lễ bàn giao ngày 20-12-1803.
3) Năm 1306, vua Chiêm Thành là Chế Mân đã dâng hai châu: Ô và Rý (Lý) cho nhà Trần để cưới Huyền Trân Công Chúa. Ngày nay, hai châu Ô, Rý từ đèo Hải Vân (Thừa Thiên-Huế) đến phía bắc Quảng Trị.
Chế Mân đã dâng đất để cưới vợ. Vậy thử hỏi, Chế Linh có thể đòi lại hai châu đó được không? Đương nhiên là không rồi.
4) Hồ Chí Minh đã dâng hai quần đảo HS/TS cho Trung Cộng để trừ nợ về chi phí quân sự và kinh tế trị giá 470 tỷ USD để đảng CSVN đánh chiếm miền Nam VN thống nhất đất nước, đưa cả nước tiến nhanh, tiến mạnh, tiến vững chắc lên CNXH, CNCS. Giấy bán trao tay của Hồ Chí Minh được ký ngày 14-9-1958, còn gọi là công hàm của Phạm Văn Đồng.
Chế Linh, Chế Bồng Nga, Chế Bồng Em, không có thể đòi lại hai châu đã làm của hồi môn, thì Nguyễn Phú Trọng và lãnh đạo Đảng CSVN cũng không có thể đòi lại 2 quần đảo ở Biển Đông.
Đó chỉ là phần lý lẽ, không kể những tên tay sai đã và đang tiếp tục bán nước cho Trung Cộng. Cụ thể là Nguyễn Phú Trọng đã ký 15 văn kiện bán nước vào ngày 12-1-2017, nội dung công nhận Việt Nam và Trung Quốc là một. Có nghĩa là VN là một khu tự trị của sắc tộc Việt Nam trực thuộc chính quyền TW ở Bắc Kinh, mà Nguyễn Văn Linh và Đỗ Mười thỉnh nguyện ở Hôi Nghị Thành Đô vào 2 ngày 3&4-9-1990.
Tuyên bố chủ quyền nầy, chủ quyền nọ chỉ là lừa bịp, che mắt thế gian mà thôi. Hãy nhìn kỹ những gì mấy ảnh làm, đừng nghe những gì mấy ảnh nói.
5). Hồ Chí Minh dâng hai quần đảo HS/TS cho Trung Quốc cũng phù hợp với lý thuyết của Chủ Nghĩa Cộng Sản.
Về lý thuyết, mục đích của cuộc cách mạng XHCN là kiến tạo chế độ Cộng Sản rồi lên thế giới đại đồng.
Tôi còn nhớ, hồi sau tháng 4/1975, trong một lớp học chính trị, anh cán ngố tuyên bố chắc nịch. Lịch sử loài người bắt đầu từ chế độ cộng sản nguyên thủy, qua các thời kỳ đồ đá, đồ đồng, đồ đểu, chiếm hữu nô lệ, phong kiến, tư bản và tất yếu lả phải tiến lên chế độ XHCN, chế độ Cộng Sản rồi lên thế giới đại đồng.
Khi lên tới chế độ Cộng Sản thì các phương tiện sản xuất được công nghệ hóa, điện khí hóa, tự động hóa…nên của cải vật chất thừa mứa. Mọi người làm việc tùy theo năng lực mà được hưởng theo nhu cầu. Làm ít mà hưởng nhiều. Không làm cũng được hưởng. Đó là thế giới đại đồng. Không còn chủ nghĩa dân tộc hẹp hòi, không còn ranh giới quốc gia. Không còn cảnh người bốc lột người…
Hồ Chí Minh đã từng nói về đại nghĩa của ông ta trong bài thơ khi viếng đền thờ Hưng Đạo Vương Trần Quốc Tuấn, lời lẽ thân mật như bạn bè sau đây:
"Bác anh hùng, tôi cũng anh hùng,
Tôi, bác cùng chung nghiệp kiếm cung.
Bác thắng quân Nguyên thanh kiếm bạc,
Tôi trừ giặc Pháp ngọn cờ hồng.
Bác đưa một nước qua nô lệ
Tôi dắt năm châu đến đại đồng.
Bác có linh thiêng cười một tiếng
Rằng tôi Kách Mệnh đã thành công."
“Tôi dắt năm châu đến đại đồng”. Như vậy Hồ Chí Minh đã đi trước nhân loại trên bốn biển năm châu nầy một bước rất dài, không biết mấy trăm triệu năm nữa mới thực hiện được thế giới đại đồng?.
4. Lịnh cấm đánh bắt cá của Trung Quốc
Trung Quốc tuyên bố chủ quyền của họ trên vùng biển hình lưỡi bò, chiếm 80% Biển Đông, bao gồm hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa trong đó có những đảo hiện do Việt Nam kiểm soát.
Kể từ năm 1999, Trung Quốc ban hành lịnh cấm đánh bắt cá mỗi năm 3 tháng vào mùa hè, với lý do là để bảo vệ các loài hải sản vì đó là mùa sinh sản, cá đẻ và cá di cư.
Ngư dân Việt Nam vi phạm lịnh cấm nầy thị bị tịch thu phương tiện hành nghề, tài sản và bắt giữ người, chờ đóng tiền phạt mới được thả ra. Tàu cá nào bỏ chạy thì bị rượt đuổi, bắn cháy tàu kể cả cháy người.
Lịnh cấm nầy được Trung Quốc nhắc lại mỗi năm. Chính quyền Việt Nam luôn luôn phản đối và bác bỏ lịnh cấm vô lý nầy nhưng không có biện pháp bảo vệ ngư dân cho nên đa số tràn về các vùng biển phía nam Thái Bình Dương để đánh bắt cá lậu. Hoàng Sa, Trường Sa là thủ phủ của loài hải sâm và vú nàng, là mặt hàng được xem như thần dược bán cao giá nhất, thế nhưng ngư dân Việt Nam bị cấm đến vùng biển nầy.
Ngày 2-8-2016, Trung Quốc kêu gọi một cuộc chiến tranh nhân dân trên biển. Lực lượng ngư dân yêu nước được thành lập với 50,000 tàu cá được trang bị vũ khí và những dụng cụ quân sự. Trên nửa triệu ngư dân Trung Quốc tràn xuống Biển Đông để chứng tỏ chủ quyền và trấn áp ngư dân Việt Nam.
Một số ít ngư dân Việt Nam muốn đổi đời, liều mạng, lấm la lấm lét đánh bắt cá trên vùng biển của tổ quốc mình như đi ăn trộm.
5. Hải Quân Việt Nam ở đâu khi ngư dân gặp nạn?
5.1. Tàu Hải Quân Việt Nam không dám đối diện với tàu Trung Quốc
Tàu gỗ của ngư dân VN bị “tàu lạ” đâm vào gây thiệt hại nặng nề. Chính phủ khuyến khích ngư dân mua sắm tàu võ thép để giảm thiểu thiệt hại khi bị đâm. Chính quyền cũng kêu gọi ngư dân bám biển để chứng tỏ chủ quyền VN ở đó. Thế nhưng nhà nước không có biện pháp nào bảo vệ ngư dân cả.
Ngư dân than phiền, mỗi khi thấy tàu Trung Quốc xuất hiện từ xa, ngư dân gọi, báo cáo cho Hải Quân nhưng không thấy trả lời. Đến khi bị tàu TQ tấn công, đánh đập, cướp phá xong, khi vào bờ thì mới thấy tàu HQ/VN ở đó.
Trên Facebook của mình, HQ/VN trả lời: “Nhiều bạn hỏi khi đó chúng tôi ở đâu. Chúng tôi chỉ im lặng, không biết trả lời thế nào, vì chúng tôi cũng đang ở trên biển. Mà biển nước ta rất rộng. Hải Quân và Cảnh Sát Biển dù đã nỗ lực tuần tra cũng khó lòng bao quát được hết. Hệ thống của chúng ta còn hạn chế-vệ tinh chiến lược chưa có để quan sát hết mặt biển. Dù biết rằng nguy hiểm luôn luôn tiềm ẩn của anh bạn lớn láng giềng không ngừng đe dọa”.
Ngư dân cho biết, tin tức của các cơ quan truyền thông trong nước chưa thấy có tin nào nói về tàu cá của ngư dân bị TQ tấn công, mà được HQ/VN giải cứu cả. Chắc chắn là tàu HQ/VN không dám đối mặt với tàu TQ trên vùng biển của VN.
5.2. Ngư dân Việt Nam phải mua “giấy thông hành hải” để được đánh cá trên vùng biển của mình.
Trung Quốc đã phát hành “giấy thông hành hải” để bán cho ngư dân Việt Nam. Phải có loại giấy nầy mới được đánh bắt cá trên vùng biển của mình. Giấy phép hành nghề nầy giá 40 triệu đồng (Tương đương 2,000 USD/năm). Ngư dân Quảng Nam, Quảng Ngãi buộc phải mua giấy nầy để được đánh bắt cá an toàn. Tuy nhiên, phải tuân hành luật lệ của Trung Quốc, như lịnh cấm đánh bắt cá 3 tháng mùa hè mỗi năm, là lúc sinh sản của các loài thủy sản. Không được xâm phạm hải sản của họ trong vùng đặc quyền kinh tế (EEZ=Exclusive Economic Zone) 200 hải ký chung quanh các đảo mà họ đang quản lý.
Vùng biển mà “giấy thông hành” cho phép thì đã cạn kiệt thủy sản, và do bị ô nhiễm chất thải của Formosa và của các nhà máy khác. Nên ngư dân phải đánh bắt cá lậu ở những vùng biển của các nước khác thuộc Nam Thái Bình Dương.
6. Hải sâm và vú nàng
6.1. Hải sâm và vú nàng
Hải sâm là loài động vật thân mềm, da có gai, không có xương sống. Hải sâm là tên gọi chung của 1,250 loài được phát hiện, trong đó có loại vú nàng. Hải sâm tiếng Anh gọi là Sea cucumber (Dưa chuột biển, dưa leo). Đa số sống dưới đáy đại dương khắp thế giới.
Vú nàng (Teat fish. Teat=nipple, núm vú) thuộc loại hải sâm có giá bán cao nhất. Tên khoa học là Holothuria nobilis. Hình tròn, đường kính từ 4cm đến 6cm. Dài 30cm đến 40cm. Dọc theo lưng và hai bên hông có nổi lên những u thịt trông giống như những hàng vú, có từ 4 đến 5 núm. Khi còn sống, màu sắc ở lưng xám, hơi nâu đến đen. Vú nàng sinh sản vào mùa nóng. Khi bắt lên ngư dân mổ bụng lấy ruột ra bỏ rồi ướp muối, phơi khô.
6.2. Đại gia Việt Nam săn lùng vú nàng để tăng cường sinh lý nam giới
Hũ rượu ngâm hải sâm vú nàng có giá hơn 1,5 triệu đồng bày bán ở đảo Lý Sơn
Hải sâm, vú nàng được quảng cáo như thần dược, như một Viagra của biển. Vú nàng là vua của loài hải sâm, được xem như bổ thận, tráng dương tăng cường sinh lý nam giới. Các đại gia đổ xô nhau tìm mua vú nàng, ngư dân đổ xô nhau đi lặn mò bắt thứ hải sâm nầy. Khiến cho giá tiền của mặt hàng nầy cứ tăng lên cao mãi, có lúc lên đến 1.8 triệu đồng /kg. Giá tiền bán ra ở Hongkong, Trung Quốc, Đài Loan, Nhật Bản là 230USD/kg.
Nhiều ngư dân muốn đổi đời nên đem tánh mạng ra thách thức với tử thần.
7. Bất chấp nguy hiểm vì hải sâm, vú nàng
Nghề lặn săn hải sâm dưới đáy đại dương là một nghề hái ra tiền nhưng phải đối mặt với nhiều rủi ro, bất trắc có thể bỏ mạng trên biển.
7.1. Chuyến đi bạc tỷ ở Trường Sa
Chiếc tàu cá QNg 66029 TS, 90 mã lực do ông Lê Túc (44 tuổi) ở xã An Hải, huyện đảo Lý Sơn, làm thuyền trưởng. Trên tàu có 10 thuyền viên, đến Trường Sa lặn mò hải sâm.
Trong 10 ngày đầu chỉ thu được khoảng 100 kg hải sâm. Cả tàu thất vọng. Nhưng không ngờ sau cú lặn thứ 11, thợ lặn Bùi Tịnh (39 tuổi) gặp ngay một ổ hải sâm nằm sắp lớp như dưa hấu nằm trên ruộng. Bùi Tịnh thu được 50kg hải sâm. Do kinh nghiệm hải sâm sống từng cụm cho nên các thợ lặn tiếp tục mò bắt sâm ở vị trí đó.
Sau 40 ngày lặn mò hải sâm, tàu của ông Lê Túc mang về 1.5 tấn hải sâm. Bán được 2.3 tỷ đồng (Tương đương 110,000 USD).
Mỗi chuyến đi, ngoài lương thực và xăng dầu ra, trong hầm tàu có 2,000kg muối hột, 300 cây nước đá.
1). Đối mặt với tử thần
Thợ lặn Phan Văn Thành (26 tuổi), có 6 năm kinh nghiệm lặn mò hải sâm, cho biết, nghề lặn tìm hải sâm có độ sâu 60, 70m dưới đáy đại dương phải luôn luôn đối diện với nguy hiểm. Nếu không cẩn thận thì lập tức gặp tai biến, nhẹ thì bị bại liệt, nặng thì bỏ mạng giữa biển khơi.
2). Thời gian lặn
Thời gian lặn mỗi ngày được thực hiện từ 6 giờ sáng đến 4 giờ chiều. Mỗi lần ra khơi phải trên một, hai tháng mới về nhà.
Thời gian mỗi cú lặn là một giờ đồng hồ, nhưng chỉ ở dưới đáy biển tối đa là 30 phút. Vì thế, người trên tàu phải canh giờ cho thật kỹ. Cứ mỗi 20 phút phải giật dây dẫn hơi một lần. Đến 30 phút, cho dù có gặp ổ hải sâm đi nữa, thì bắt buộc phải kéo lên mặt nước.
Việc trồi lên mặt nước không phải đơn giản. Không phải đi thẳng một mạch từ đáy biển lên mặt nước, mà tất cả thợ lặn phải thực hiện nghiêm túc 3 giai đoạn giảm áp suất. Đó là cứ lên 20m nước thì phải ngừng nghỉ 10 phút.
Trong một ngày thợ lặn chỉ lặn hai lần mà thôi. Mỗi lần cách nhau 3 giờ. Sau khi lên tàu, thợ lặn tuyệt đối không được ăn uống hay hút thuốc. Nếu ăn uống liền thì một lúc sau toàn thân đau nhức, tê rần, thế là phải trục xuống biển làm giảm áp trở lại.
Dù lặn mò hải sâm là nghề hái ra tiền nhưng quá nguy hiểm nên số tàu và thợ lặn mò hải sâm đã giảm đi rất nhiều.
3). Thiếu thốn phương tiện của thợ lặn
Thợ lặn chuyên nghiệp và trang thiết bị cần thiết
Ngư dân Lý Sơn chỉ cần một cái kiếng, ngậm ống hơi, quần đùi, áo thun thậm chí có người để mình trần là có thể lặn xuống đáy đại dương với độ sâu 50-70m.
Đa số thợ lặn VN không được học hành về nghiệp vụ lặn, về kỹ năng cứu hộ. Không được trang bị những dụng cần thiết đúng tiêu chuẩn, như không có đồng hồ đo độ sâu và áp suất. Không có quần áo lặn để giảm áp suất. Không có chân vịt để di chuyển.
Ở làng Bình Châu số người bị tai nạn khi lặn vượt quá con số 100. Đa số bị bại liệt. Tàn phế vĩnh viễn.
Ngư dân Bùi Huệ và ngư dân Nguyễn Vui
7.2. Hốt ổ vú nàng ở Hoàng Sa
Nhiều loại hải sâm, vú nàng
Hoàng Sa và Trường Sa là thủ phủ của hải sâm và vú nàng. Hải sâm và vú nàng chỉ sống ở vùng đáy biển có cát trắng, không có bùn hoặc pha lẫn với các tạp chất khác, với độ sâu từ 40 đến 50m so với mặt nước. Cho đến nay, cách khai thác hải sâm duy nhất là lặn và bắt bằng tay, không thể dùng lưới hoặc câu.
Ngày 27-11-2016, ngư dân Dương Văn Giàu (40 tuổi, xã An Hải, huyện Lý Sơn, Quảng Ngãi) thuật lại. Sau khi đưa tàu đến vùng biển Hoàng Sa, neo lại rồi mang dây hơi lặn xuống để bắt như thường lệ. Ngư dân Giàu không thể tin vào mắt mình vì qua kiếng lặn là ổ hải sâm gồm lớn nhỏ, đen kịt, bò lúc nhúc ngay trên mặt cát. Số lượng ước chừng cả ngàn con, trọng lượng từ 0.6kg đến 2kg mỗi con. Con lớn nhất bắt được hồi năm 2007 nặng 3kg.
Hoàng Sa và Trường Sa có những ổ hải sâm, vú nàng thế nhưng bị Trung Cộng cấm, nên ngư dân Việt Nam phải chuyển sang phía Nam Thái Bình Dương để đánh bắt lậu loại hải sản đắt tiền nầy.
8. Ngư dân Việt Nam đánh cá lậu ở các quốc gia Nam Thái Bình Dương
Làng chài Lý Sơn luôn luôn bất an vì ngư dân thường xuyên bị Trung Quốc đâm chìm tàu, thậm chí còn xả súng bắn cháy tàu, vì thế họ buộc phải chọn việc đánh bắt trộm hải sâm, vú nàng ở các vùng biển của những quốc gia thuộc Nam Thái Bình Dương.
Ngày 1-5-2017, các quốc gia Nam Thái Bình Dương đã nhóm họp tại Úc để lên kế hoạch đối phó với tàu xanh (Blue Boats) là tàu cá sơn màu xanh của ngư dân Việt Nam.
Tàu cá sơn màu xanh của ngư dân Việt Nam.
17 quốc gia tham dự, gồm có: Micronesia, Marshall Islands, Nauru, New Caledonia, Palau, Papua New Guinea, Soloman Islands, Tokelau, Vanuatu.... Tham dự còn có đại diện Úc, New Zealand, Pháp và Hoa Kỳ. Pháp đại diện cho cựu thuộc địa của họ là New Caledonia. Mỹ đại diện cho hai quốc gia nhỏ bé không có quân đội là Micronesia và Palau. Đa số các quốc gia bé nhỏ nầy không có quân đội.
Các quốc gia nầy cho rằng tàu cá Việt Nam là mối nguy cơ màu xanh (Blue threat) đã tạo ra hãi hùng vì thường xuyên xâm nhập vùng biển của họ để đánh bắt trái phép và tận diệt loài thủy sản quý hiếm của họ. Ném mìn ầm ầm xuống biển như khủng bố.
Có ý kiến của các nước trong khu vực, cho rằng mỗi khi nói đến việc tàu cá VN đi đánh bắt trộm, thì nhiều người biện minh rằng vì ngư dân quá nghèo nên phải làm thế. Biện minh như thế không khác gì cho rằng vì nghèo nên có quyền làm bậy, có quyền vi phạm pháp luật. Một bằng chứng. Tàu cá VN đánh bắt trộm hải sản của nước Palau rồi đem bán cho các công ty, xuất cảng sang Trung Quốc, Hongkong, Đài Loan, Nhật Bản, với giá 230 USD/kg, thu về những số tiền to lớn.
Một đại diện Úc cho biết, trong tranh chấp ở Biển Đông, Úc và New Zealand đã từng tích cực ủng hộ ngư dân VN, lên án tàu Trung Quốc đã hà hiếp ngư dân Việt, thế mà giờ đây họ lại sang hủy hoại vùng biển của chúng ta. Dưới con mắt của Hải Quân Mỹ và HQ Pháp ở khu vực nầy, thì ngư dân VN là mối nguy cơ trộm cắp, khủng bố. New Zealand thậm chí còn triển khai tàu chiến trang bị vũ khí hiện đại, đến đảo quốc Fiji để ứng phó với tàu xanh VN.
Blue Boats màu xanh, dễ lẫn với màu nước biển nên khó phát hiện từ xa. Đó là một khó khăn ngăn chặn nạn ăn cắp trên biển. Hơn nữa, các đảo quốc nầy rất nghèo nên chỉ có những tàu tuần tra cỡ nhỏ, không có khả năng giám sát vùng biển rộng lớn. Trái lại, Úc và New Zealand có tàu tuần tra cỡ lớn, có máy bay tuần thám…
9. Hải sâm, vú nàng: máu, nước mắt và nhục nhã
9.1. Máu và nước mắt
Hải sâm, vú nàng là tiếng gọi đầy ma lực mà cũng đầy nguy hiểm chết người. Nếu không bị các nước chủ quyền biển bắt phạt, bỏ tù đòi tiền chuộc thì cũng bị chính việc lặn mò giết lần giết mòn, do lặn sâu 70, 80m dưới đáy biển mà không có trang thiết bị lặn đạt tiêu chuẩn. Thợ lặn bị tác động bởi áp suất cao, khí độc ở đáy biển. Nguy cơ hỏng bình hơi, vỡ mạch máu luôn luôn rình rập, đe dọa, và cái chết có thể đến bất cứ lúc nào đối với thợ lặn mò tìm hải sâm, vú nàng.
Ngư dân Hùng, một tay thợ lặn chuyên nghiệp cho biết “Đa số người đi lặn về thì bại liệt, mang tật suốt đời. Khổ lắm, đi xa thì không đủ xăng dầu mà ra Hoàng Sa thì bị Trung Quốc rượt bắt, bắn cháy tàu kể cả chết người. Ở biển mình thì không có hải sâm, vú nàng nên cứ lén lút vượt ra biển nước ngoài khai thác bất hợp pháp.
Rủi ro nhỏ của thợ lặn là mất vốn, bị bắt bỏ tù lao động khổ sai. Rủi ro lớn là cái chết. Một sự chấm hết tất cả. Bỏ lại vợ con, cha mẹ già bơ vơ lạc lõng. Trường hợp cái chết của chồng chị Thúy thật đau lòng. “Sống ở đây mà không đi làm biển thì làm cái gì?” chị Thúy nói. “Biết ảnh đi lặn thì rất nguy hiểm nhưng biết làm sao hơn. Một bữa trưa em nghe tin sự cố bình hơi, ảnh chết. Từ đó, gia đình mất đi ảnh, em phải bươn chải qua ngày nuôi con”.
Người ta thường nói nghề lặn hải sâm, vú nàng là nghề giàu có, xài tiền như lá mít, đôi khi vứt tiền qua cửa sổ. Người ta cũng nói nghề lặn hải sâm, vú nàng ở Việt Nam giống như bọt nước, thoáng một chốc đã thấy một vùng trắng xóa, thoáng một chốc lại tiêu tan. Để lại những vành khăn trắng u sầu.
Những vành khăn trắng vì vú nàng.
Hải sâm đã mang lại sự giàu có cho hàng trăm gia đình ngư dân ở Lý Sơn, nhưng cũng chính vì hải sâm mà hàng chục ngư dân ở đây đã nằm vĩnh viễn dưới lòng đại dương, và rất nhiều người khác phải mang thương tật suốt đời, trở thành gánh nặng của gia đình.
Từ năm 2002 đến nay, huyện đảo Lý Sơn đã có hơn 50 ngư dân tử nạn và nhiều người bị bại liệt. Ngư dân Bùi Văn Danh chết ở 21 tuổi, để lại vàng khăn tang trắng cho thiếu phụ trẻ.
9.2. Chịu nhục nhã
Indonesia đã trao trả 695 ngư dân Việt Nam* Hình không vui tý nào
Ra tòa lãnh án về tội trộm
Theo tin của đài VOA, hồi đầu tháng 3 năm 2017, 50 ngư dân Việt Nam bị đưa ra tòa án nước Papua New Guinea về tội đánh cá bất hợp pháp và tội trộm hải sản. Không có luật sư biện hộ. Tất cả đều nhận tội.
48 thuyền viên và 2 thuyền trưởng bị kết án 4 năm tù giam và lao động khổ sai, nếu họ không nộp phạt 6,000USD cho mỗi thuyền viên và 50,000 USD cho 2 thuyền trưởng. 43 thuyền viên đã nộp phạt và được trả về nước.
Ngày 11-6-2017, bản tin đài BBC cho biết Indonesia đã trao trả 695 ngư dân Việt Nam vì chi quá lớn trong việc nuôi ăn, ở của những người đánh bắt trộm hải sản nầy.
Ngư trường của Việt Nam ở HS/TS rất dồi dào hải sản thế mà ngư dân Việt phải vượt một quảng đường quá xa, 10,000km trên biển, để đánh bắt cá trộm và bị sỉ nhục về tội trộm cắp. Một sự nhục nhã khác là chính quyền không dám nêu tên bọn cướp biển, mà phải nói, Ngư dân Việt Nam đã bị những người lạ trên những chiếc tàu lạ đã tấn công cướp bóc và trấn lột. Chính phủ mạnh mẽ phản đối những người lạ đó. Thật đau lòng.
10. Kết luận
Nguyên nhân tạo ra cảnh đổ máu, nước mắt và nhục nhã của ngư dân Việt Nam là do hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa lọt vào tay kẻ cướp là Trung Cộng.
Thảm cảnh của ngư dân Việt Nam là nỗi đau buồn của chúng ta, nhưng đó là đau buồn nhỏ, mà chuyện to lớn hơn là cả dân tộc Việt Nam đang lo lắng cho số phận của việc hoàn thành 30 năm Thành Đô ngày 3&4 tháng 9 năm 1990. Chính thức trở thành một khu tự trị của sắc tộc VN thuộc chính quyền TW ở Bắc Kinh.
Thủ phạm bán nước đầu tiên là Hồ Chí Minh với giấy bán trao tay ký ngày 14-9-1958 của Phạm Văn Đồng. Những lãnh đạo Đảng kế tiếp thực hiện truyền thống bán nước, đã dâng thác Bản Giốc, vùng biển vịnh Bắc Bộ, và Lê Đức Anh đã dâng 6 đảo Trường Sa bằng một vở kịch “Ra trận cấm nổ súng”.
Đảng CSVN luôn luôn đánh giặc mồm, lên tiếng phản đối TQ xây đảo nhân tạo, phản đối quân sự hóa, phản đối tổ chức du lịch ra Hoàng Sa, phản đối xây rạp chiếu phim ở đảo Phú Lâm, Hoàng Sa…phản đối… và phản đối…
Thế nhưng miệng phản đối mà tay luôn luôn ký từ văn kiện bán nước nầy đến những văn kiện bán nước khác. Mỗi khi có một lãnh đạo mới của Đảng thì phải qua Bắc Kinh ký các văn kiện để cập nhật và xác định thi hành những văn kiện trước kia.
Vậy thử hỏi: Ai rước voi về vầy mả tổ?. Ai cỏng rắn về cắn gà nhà? Ai nhận giặc làm cha?.
Đó chính là Hồ Chí Minh và đảng Cộng Sản Việt Nam. Vô phương chối cãi! Nhất quán như thế!
Minnesota ngày 5-8-2017