Các phụ nữ sẽ không nhận tội trong phiên xử nổi tiếng về vụ sát hại Kim Jong Nam - Dân Làm Báo

Các phụ nữ sẽ không nhận tội trong phiên xử nổi tiếng về vụ sát hại Kim Jong Nam

Đỗ Hồng (Danlambao) lược dịch

Tin Kuala Lumpur (Reuters) - Hai phụ nữ bị cáo buộc giết chết người anh cùng cha khác mẹ của lãnh tụ Bắc Hàn tại phi trường quốc tế Kuala Lumpur được dự đoán sẽ không nhận tội khi phiên xử của họ bắt đầu tại một tòa án Mã Lai hôm thứ hai (2/10/2017).

Cô Siti Aisyah, người Nam Dương 25 tuổi, và cô Đoàn Thị Hương, người Việt 28 tuổi, bị buộc tội giết chết ông Kim Jong Nam tại phi trường hôm 13/2 bằng cách bôi vào mặt ông này bằng VX, một loại hóa chất mà Liên Hiệp Quốc mô tả là một thứ vũ khí tàn sát tập thể.

Tuy nhiên, cả hai đều nói với luật sư của họ rằng họ không biết là họ đã tham dự vào một cuộc tấn công chết người và tin rằng họ đã thực hiện một trò đùa chơi cho một màn truyền hình thực sự. Họ đối đầu với bản án tử hình nếu bị kết tội.

Luật sư Hisyam Teh của cô Hương nói với Reuters rằng “Họ (những phụ nữ này) sẽ duy trì sự vô tội của họ.”

Phiên xử được mong đợi nhiều hôm thứ hai dự trù kéo dài cho tới ngày 30/11 tại Tòa Thượng thẩm Shah Alam thuộc ngoại ô của thủ đô Mã Lai.

Vị đứng đầu công tố, Muhamad Iskandar Ahmad, từ chối bình luận về chị tiết của vụ án, nhưng nói rằng giữa 30 tới 40 nhân chứng, gồm cả 10 nhà chuyên môn, sẽ được gọi ra khai chứng.

Ông Hisyam nói phía khởi tố được dự đoán sẽ cho gọi những nhân chứng chuyên môn chẳng hạn như những nhà nghiên cứu bệnh học và các nhà hóa học trước.

Ông từ chối bình luận về sách lược biện hộ, nhưng nói rằng cô Hương được chăm lo chu đáo.

Ông nói mà không cho biết thêm chi tiết: “Cô ta (Hương) có được sự biện hộ tốt và chúng tôi có bằng chứng yểm trợ".

Bốn nghi can bị truy tầm

Các viên chức Nam Hàn và Hoa Kỳ cho biết rằng chế độ Kim Jong Un đã đứng sau vụ sát hại này.

Theo một số nhà lập pháp Nam Hàn, ông Kim Jong Nam, sống lưu vong tại Macau, đã chỉ trích qui luật triều chính của gia đình ông về Bắc Hàn và người em của ông đã ra lệnh xử ông.

Bốn người khác, vốn chưa bị bắt và không được nêu tên, đã bị buộc tội cùng với hai cô Siti Aisyah và Hương. Bốn người Bắc Hàn, mà cảnh sát cho là nghi can trong vụ nầy, đã rời khỏi Kuala Lumpur về Bình Nhưỡng vào ngày xảy ra vụ giết người đó.

Cảnh sát cho biết, một thông báo đỏ của cảnh sát quốc tế, một báo động quốc tế chỉ thiếu trát tòa, đã được đưa ra cho 4 người này, vốn bị ghi lại trong máy chụp ảnh CCTV của phi trường quan sát vụ giết người này.

Naran Singh, người trong toán biện hộ cho cô Hương, đã yêu cầu các công tố viên công bố danh tánh của 4 nghi can bị buộc tội cùng các phụ nữ.

Ông Gooi Soon Seng, luật sư của cô Siti Aisyah, không đáp lại email yêu cầu bình luận. Trước đó ông ta nói sự hiện diện của những nghi can khác sẽ thay đổi hoàn toàn vụ án.

Ông Gooi nói với các phóng viên sau phiên dự thẩm hồi tháng 7 rằng “chúng tôi tin những nghi can chính là 4 người Bắc Hàn đã rời khỏi nước. Nếu chúng ta có thể bắt giữ họ thì mọi sự sẽ rõ ràng như ánh sáng ban ngày.”

Con đường an toàn

Mối quan hệ có lúc nồng ấm giữa Mã Lai và Bắc Hàn đã sứt mẻ sau khi Bắc Hàn nêu thắc mắc về việc Mã Lai phụ trách điều tra vụ sát hại ông Kim Jong Nam.

Chính phủ Mã Lai đã trục xuất Đại sứ Bắc Hàn. Đáp lại, Bình Nhưỡng cấm tất cả những người Mã Lai không được rời khỏi nước họ. Mã Lai chỉ lo cho họ được tự do nếu trả lại thi hài của ông Kim Jong Nam cho Bắc Hàn và tạo con đường an toàn về nước cho 3 người đàn ông Bắc Hàn bị truy nã để thẩm vấn về vụ đó.

Hôm thứ năm vừa qua, Mã Lai cấm công dân họ không được đi du lịch tới Bắc Hàn, viện lẽ an toàn đối với những cuộc thử nghiệm nguyên tử của Bình Nhưỡng. Lệnh cấm du lịch được đưa ra theo sau chuyến thăm Hoa Thịnh Đốn hồi đầu tháng này của Thủ tướng Najib Razak, người đã nói với TT Mỹ Donald Trump rằng Mã Lai đã ngưng giao thương với Bắc Hàn, theo lệnh cấm vận của Liên Hiệp Quốc.

Theo ông Ahmad Martadha Mohamed, phụ giảng sư tại Đại Học Utara Malaysia, Bắc Hàn không phải là thành viên của cảnh sát quốc tế, và Bình Nhưỡng dường như sẽ không thỏa mãn bất cứ yêu cầu nào của Mã Lai đòi trả lại các nghi can vì không có hiệp ước dẫn độ giữa hai nước.

Ông nói: “Một cách gián tiếp, việc đó sẽ làm cho rất khó khăn để Mã Lai tạo áp lực trên Bắc Hàn buộc họ gửi trả lại các nghi can.”

(Reporting by Rozanna Latiff; Editing by Bill Tarrant)


Lược dịch:



Bình Luận

Thời Sự

Chuyên đề

 
http://danlambaovn.blogspot.com/search?max-results=50
Copyright © 2014 Dân Làm Báo