Nguyễn Thiên (Danlambao) - Kính thưa quí bạn đọc, lá thư này thay cho lời giới thiệu về một cuốn sách hồi ký, đi tìm công lý và sự thật dưới chế độ luật rừng CSVN, sẽ được phát hành sau.
Thân gửi Chị Trần Ngọc Anh (Vũng Tàu).
Tân Hiệp Kiên Giang ngày 10/10/2017.
Thượng Đế có can thiệp gì vào dòng đời của Chị không, sau khi Chị cất tiếng khóc chào đời 1966, và được ghi tên vào sổ rửa tội (gia đình Công Giáo) là Anna Trần Ngọc Anh?
Cái tên Ngọc Anh bình thường này đã đang và sẽ đeo bám suốt dòng đời (vui, thương, mừng) của Chị cho đến hơi thở cuối cùng, thậm chí nó còn theo Chị ra tới tận nghĩa trang, đồng thời nó sẽ được người ta khắc ghi trên cây thập giá, và cây thập giá này sẽ được cắm trên nấm mộ của Chị.
Nói đến Chị, tôi nhớ đến bài thơ thường được rêu rao trên môi miệng của các em nhỏ (lớp hai tiểu học) “Làm Anh Khó Đấy”
Làm anh khó đấy
Phải đâu chyện đùa
Với em gái bé
Phải "người lớn" cơ.
Khi em bé khóc
Anh phải dỗ dành
Nếu em bé ngã
Anh nâng dịu dàng
Mẹ cho quà bánh
Chia em phần hơn
Có đồ chơi đẹp
Cũng nhường em luôn
Làm anh thật khó
Nhưng mà thật vui
Ai yêu em bé
Thì làm được thôi
Đối với một phụ nữ duyên dáng chân chất Nam Bộ, đầu đội nón lá, thân người khá xinh đẹp, được trang điểm bởi chiếc áo bà ba với một vòng khăn chàng cuốn cổ, đã thể hiện bốn tính chất “công dung ngôn hạnh”, truyền thống văn hóa đạo đức của người phụ nữ VN.
Có thể nói, Trần Ngọc Anh đã sống hoàn hảo “mười phân vẹn mười” khi đọc bài thơ “Làm Anh Khó Đấy” mặc dù Trần Ngọc Anh là phái yếu (chỉ có thể làm em làm chị làm vợ làm mẹ làm bà) từ trong gia đình đến ngoài xã hội.
Ngày 30/4/1975, cả nước VN bị rơi vào cái ách độc tài CS vô thần, mà cường quyền là một lũ giặc hình người dạ thú, vậy mà có lần Chị Trần Ngọc Anh đã hiên ngang xuất hiện giữa TP HCM (Sài Gòn) trong trang phục áo dài VN, trên chiếc áo dài gần chỗ trái tim, bất ngờ tỏa sáng lá cờ vàng ba sọc đỏ, quốc kỳ của quân dân nền Đệ Nhất và Đệ Nhị Cộng Hòa VN.
Một điều khá thú vị là, trình độ học vấn của Chị... mới biết đọc biết viết, và khi Chị viết trên giấy thì sai rất nhiều lỗi chính tả, bởi thế, Chị đã kể lại dòng đời xuôi ngược ngược xuôi của Chị cho Anh Lư Văn Bảy (một cựu tù nhân lương tâm tại Tân Hiệp Kiên Giang) làm bổn phận như một thư kí riêng.
Dòng đời đấu tranh bất bạo động đi tìm công lý và sự thật của Chị, không những đã làm cho bọn ngụy quyền CS phải run tay khiếp sợ, mà còn làm cho hơn hai mười bốn ngàn giáo sư tiến sĩ thời CS phải lấy tay che mặt, vì Trần Ngọc Anh đã không chịu nằm yên sống nhục chết nhục như một con vật, mà Chị đã đi thẳng đứng thẳng làm người, công khai vạch trần tội ác của bọn ngụy quyền CS.
Hành động dũng cảm, coi cái chết nhẹ tựa lông hồng của Chị, không những rất xứng đáng là con cháu của Nữ Anh Hùng Bà Trưng Bà Triệu trong lịch sử ngàn đời của dân tộc Việt, mà còn đã đang và sẽ phá tung cái ách độc tài CS tại VN.
Hồi kí về dòng đời của Chị, là một trong những viện đạn bắn thẳng vào đầu tên việt gian Hồ Chí Minh cũng như vào đầu bọn đàn em của hắn, một tổ chức tội phạm cấp quốc gia và quốc tế.
Cuối đời, dù bị thương tật âm ỉ bởi những trận đòn (thập tử nhất sinh), Chị vẫn có thể mỉm cười, vì Chị đã góp phần tuy nhỏ bé nhưng chí mạng, nhằm giải tán đảng CSVN, một đảng độc quyền tham nhũng diệt tộc bán nước hại dân.
Rất cám ơn Chị, cám ơn gia đình Chị, và thân ái chào tạm biệt.
Chị Trần Ngọc Anh, một nữ... Anh... hùng, một viên... Ngọc... quí.
Kính chúc Chị có được bình an từ Thượng Đế.
Nguyễn Thiên - ĐT: 0994488621