Mai Hữu Tín (Danlambao) - Bất ổn, liên tục diễn ra trên thế giới kể từ sau ngày 11/9/1999 đặc biệt tại khu vực Trung Á và Âu châu. Những cuộc chiến cục bộ nhanh chóng nổ ra tại nhiều quốc gia, rồi các cuộc cách mạng màu, cách mạng hoa hồng, cuộc xâm lăng của nước Nga tại bán đảo Crimea, Ucraine. Khủng bố tại Pháp, sự mở rộng của khối Nato, cuộc chiến Syria, nhà nước Hồi giáo và Bréxit đã mang lại sự thay đổi địa chính trị to lớn và sâu rộng trên bản đồ thế giới, khiến lãnh đạo các nước đau đầu tìm phương thức giải quyết.
Liên tiếp trong 2 thập niên cuối và đầu thế kỷ mới, các thay đổi to lớn trên bản đồ địa chính trị đã gây nên sự hỗn loạn và bất an trên toàn cầu khiến mọi người rất lo lắng. Cùng với an ninh toàn cầu, vấn đề an ninh của mỗi quốc gia, đang ngày càng trở nên một nhu cầu cấp bách. Ngày nay, trong một thế giới được liên kết bằng nhiều phương thức khác nhau và mối liên kết này càng trở nên chặt chẻ dưới sự hổ trợ của Internet, của các phương tiện giao thông hiện đại. Biên giới giửa các quốc gia dần biến mất, tạo điều kiện dễ dàng cho kẻ thù xâm nhập để tấn công phá hoại. Các chính trị gia và truyền thông, đã lợi dụng cơ hội đó để thủ lợi cho bản thân, bằng nhiều cách nhưng tựu chung, vẫn là sử dụng nổi lo lắng của quần chúng về vấn đề an ninh, để mang lại lợi ích cho họ. Đặc biệt là truyền thông, với cách đưa tin như hiện tại, đã khiến cho mối lo lắng này được nhân lên gấp bội phần.
Lo lắng cho an toàn của bản thân và dưới áp lực của những người chung quanh, trong nhiều trường hợp, đã khiến cho nhiều người, chấp nhận hy sinh những quyền lợi của cá nhân để đổi lây cảm giác an toàn. Vô hình trung, việc đề cao các vấn đề về an ninh đã đưa đến việc xem nhẹ các vấn đề khác như Nhân quyền, Dân chủ và Công bằng xã hội.
Riêng người Mỹ, bài học đáng giá từ sự kiện 9/11, vẫn tiếp tục được nhắc đến và vẫn liên tục gây lo lắng khi họ nhận ra rằng: Lần đầu tiên, một người nước ngoài (Osama Bin Laden) với một số tiền không lớn lắm, đã tổ chức thành công một cuộc tấn công khủng bố trên đất Mỹ và gây thiệt hại hết sức to lớn. Mà kẻ thù có lắm tiền, sẵn sàng chi đậm để tấn công nước Mỹ thì vô số. Sau sự kiện này, lý thuyết về an ninh quốc gia của nước Mỹ đã thay đổi hoàn toàn với sự chủ trương "tấn công phủ đầu" với mục đích đe dọa và ngăn chặn những Bin Laden tương tự trong tương lai.
Cách giải quyết vấn đề an ninh toàn cầu của các lãnh đạo các nước, cũng không giống nhau, với nước Mỹ là một ví dụ điển hình. Được yểm trợ bởi nền Dân chủ vững chắc và tiến bộ, người Mỹ khi dưới thời của các tổng thống Dân chủ thì cách tiếp cận mang đậm màu sắc mị dân với chủ trương hợp tác mềm mỏng với tất cả các nước, kể cả các đối thủ và kẻ thù để giải quyết mọi vấn đề. Còn các tổng thống Cộng Hoà thì lại có khuynh hướng sử dụng và phô trương sức mạnh quân sự làm tiền đề cho mọi thảo luận và hợp tác. Sau sự kiện ngày 11/9 dưới sự lãnh đạo của tổng thống George W. Bush họ đã tìm cách giải quyết vấn đề an ninh bằng 2 cuộc chiến (Afganistan và Iraq). Dù chiến thắng, nhưng chủ trương sử dụng sức mạnh quân sự để giải quyết các vấn đề đã dẫn đến nhiều những sai lầm, đưa đến một thế giới hỗn loạn và bất ổn như hiện tại.
Các lãnh đạo các nước khác trên thế giới, cũng không chịu thua kém. Bị rối loạn và ảnh hưởng bởi những sự kiện, cùng với nỗi ám ảnh về một tương lai bất định về an ninh trên toàn cầu, đã khiến họ đưa ra nhiều quyết định sai lầm. Phản ứng chậm chạp của khối NATO trước cuộc xâm lăng của Nga vào Ucraine là một ví dụ điển hình, dẫu rằng lúc đó Ucraine vẫn chưa gia nhập khối NATO và vẫn chưa hoàn toàn tách khỏi quỹ đạo của các nước thuộc Liên xô cũ (ít nhất là về mặt tư tưởng).
Các lãnh đạo của các nước thuộc Liên Âu thì chia rẽ nghiêm trọng, mạnh ai nấy hành xử tuỳ theo lợi ích của quốc gia. Đã có lúc tưởng như Liên Âu đã tan vỡ bởi sự kiện Bréxit khi nước Anh với các bất đồng nghiêm trọng với Liên Âu trong mọi vấn đề, đặc biệt là về an ninh và di dân đã tự động tách rời khỏi Liên Âu để có được sự tự chủ về các vấn đề nói trên.
Khi tấm hình bé trai người Syria, nằm úp mặt chết trên bãi biển của Thổ Nhĩ Kỳ, cả thế giới như chết lặng, thì các lãnh đạo khu vực vẫn bất đồng về cách giải quyết khủng hoảng di dân.Thủ tướng Đức Angela Merkel, thì khẳng định, cần nới lỏng các quy định về nhập cư đối với những người tị nạn đến từ Syria, nhưng Áo lại cho rằng điều này càng gia tăng sức ép đối với các nước như Hungary, quốc gia được coi là điểm quá cảnh để người di cư có thể tới Đức. Nước Anh, thì bị chỉ trích là không tạo điều kiện cho những người tị nạn đến từ Syria, tiếp tục giữ lập trường không cho phép những người di cư tị nạn. Nước Nga, thì lợi dụng sự kiện này để gây thêm nhức đầu cho Liên Âu và Nato. Và cho đến giờ Nga cũng chẳng buồn mở cửa để đón nhận người tỵ nạn nào từ Syria, quốc gia mà hiện tại được Nga bảo trợ và xử dụng làm trái độn, cản trở sự kết nối giữa Liên Âu - Thổ nhĩ kỳ và Iraq, gây nên cuộc nội chiến, tàn phá và gây chết chóc suốt nhiều năm vừa qua.
Ngay cả Liên Hiệp Quốc, một tổ chức mang tính quốc tế, cũng trở nên lạc hậu và lôi thôi, khi vẫn tự ràng buộc bản thân mình, bởi quyền phủ quyết của 5 nước thành viên thường trực, vốn thường xuyên bị chia rẽ bởi lợi ích và ý thức chính trị của mỗi nước. Điều này, đã khiến cho uy tín và năng lực của tổ chức mang tầm vóc quốc tế, vốn được coi là thành trì để bảo vệ Nhân Quyền và Dân Chủ trên thế giới này, bị giảm sút nghiêm trọng. Hiện tại, uy tín và tiếng nói của tổ chức này, bị xem nhẹ và mất hiệu quả, khiến các hoạt động của nó, giờ mang nhiều tính hình thức và tượng trưng hơn là thực chất. Như phản ứng chiếu lệ của LHQ trước bản án của CSVN dành cho Hội Anh em Dân chủ là một ví dụ điển hình nhất.
Còn Việt Nam, khi cùng với 5 nước trong đó có Nga và Tàu cộng, cùng bỏ phiếu chống một quyết định của LHQ, cho phép 2 tổ chức nhân quyền của Mỹ, được phép phát biểu tại Hội đồng Nhân quyền, như các cơ quan khác của LHQ. Một hành động rõ ràng, là nhằm ngăn trở các tổ chức phi chính phủ, được phép phát biểu, để tố cáo các vi phạm nhân quyền của các nước thành viên, đặc biệt là tại các nước bỏ phiếu chống. Đã cho thấy, Việt Nam chọn con đường trấn áp, đánh đập, bắt bớ, bỏ tù, các cá nhân hoạt động cho nhân quyền tại Việt nam, hơn là chấp nhận, thay đổi và đối thoại, với những cá nhân và tập thể vốn chỉ đòi hỏi các quyền căn bản, đã được quy định trong hiến pháp Việt Nam.
Sự táo gan và lì lợm, của đại diện nhà cầm quyền CSVN, trong các vi phạm nghiêm trọng về nhân quyền trong nước và trên thế giới, ngoài yếu tố khách quan do thế giới coi trọng vấn đề an ninh và xem nhẹ Nhân quyền, cũng cho thấy một vấn đề rằng: công sức, tiền bạc của nhà cầm quyền CSVN đổ ra, cho những hoạt động ngoại giao, đã mang lại cho họ nhiều kết quả. Họ cũng lợi dụng sự bất ổn của thế giới để gia tăng đàn áp những người hoạt động Dân chủ và Nhân quyền mà việc tự tiện thay đổi tội danh để từ đó gia tăng khung hình phạt dành cho Hội Anh Em Dân Chủ, dựa theo các điều luật mơ hồ mà họ mới vừa vội vã thông qua là một ví dụ điển hình.
Và điều này cũng cho thấy một nhu cầu thiết yếu là: sau quãng thời gian dài, chịu đựng sự bắt bớ và giam cầm của CSVN (2015 - 2018). Đã đến lúc, phải gia tăng sự đoàn kết, giữa người Việt Nam trong và ngoài nước, trong việc thường xuyên và liên tục, lên tiếng tố cáo các vi phạm của CSVN trên các diễn đàn quốc tế và thế giới. Chúng ta cần, gia tăng các hoạt động và vận động khác nhằm gây chú ý, gây áp lực lên các tổ chức bảo vệ nhân quyền tại LHQ và khắp nơi. Đặc biệt là các tổ chức của người Việt Nam tại Hoa Kỳ, nơi vốn có nhiều cơ hội, được tiếp xúc và liên lạc với các tổ chức bảo vệ nhân quyền, và những cá nhân có khả năng lên tiếng khác, để vạch trần âm mưu của CSVN, đã lợi dụng các luật lệ mơ hồ mà họ tạo ra, để dùng nó đàn áp những người đang hy sinh bản thân, để kiến tạo nền dân chủ và thúc đẩy nhân quyền cho nhân dân Việt nam.
26.04.2018