Cậu Ủn: một trường hợp “đột biến” ngoạn mục? - Dân Làm Báo

Cậu Ủn: một trường hợp “đột biến” ngoạn mục?

Nguyễn Thị Cỏ May (Danlambao) - Gọi Chủ tịch Kim Jong-un là cậu Ủn để thấy sự trưởng thành, sự vĩ đại thật sự của cậu như người mang hia 7 dặm cất bước trên đường lập nghiệp. Sau khi gặp Tập Cận Bình, lãnh tụ cường quốc thứ II, cậu Ủn xuống khu phi quân sự bắt tay Tổng thống Nam Hàn nói chuyện về tương lai thống nhất đất nước và sẽ bắt tay, nói chuyện tay đôi với Tổng thống Donnald Trump về quan hệ giữa 2 nước, Nam-Bắc Hàn, tình hình khu vực và thế giới. Mọi chuyện xảy ra trong khoảng thời gian rất ngắn trong lúc sự căng thẳng với Nam Hàn và Hoa Kỳ tưởng như không bao giờ kết thúc nếu không có chiến tranh bùng nổ.

Nhưng ngày mai sẽ như thế nào, phải chờ coi. Hiện tại rất đáng làm cho mọi người cảm thấy nhẹ nhỏm và quan tâm theo dõi. Và vị thế lãnh tụ của cậu cũng qua thời gian ngắn này được cả thế giới hùng hồn xác định.

Nhìn lại 2 nước Nam, Bắc Hàn 

Xa xưa, Triều Tiên là một nước gồm 3 vương quốc, thường bị 2 nước lớn láng giềng Tàu và Mông Cổ thay phiên nhau xâm lăng thôn tính trong suốt thời gian dài. Nhưng cũng có lúc, Triều Tiên độc lập cho tới giữa thế kỷ XIII, bị Mông Cổ xâm chiếm lần nữa cho tới giữa thế kỷ XIV mới lấy lại nền độc lập. Từ đấy tới thế kỷ XVII, Triều Tiên độc lập và thống nhất. Sau đó, Tàu xâm chiếm, cai trị cho tới cuối thế kỷ XIX. 

Tàu và Nhật đánh nhau, Nhật thắng, giải thoát Triều Tiên khỏi chế độ Tàu nhưng lại trở thành một thứ "đồng minh" phụ thuộc Nhật. Nhưng khi Thế chiến II kết thúc, Triều Tiên bị chia đôi, miền Bắc được sự hỗ trợ của Tàu, Nga và miền Nam là đồng minh của Hoa Kỳ. 

Từ đó sự thống nhất 2 nước Bắc Hàn và Nam Hàn trở thành một viễn ảnh xa vời. Cũng như nước Đức, cùng hoàn cảnh, nếu thống nhất, thì sẽ bao giờ và trong những điều kiện nào? 

Nhưng năm 1950, chiến tranh xảy ra ở Triều Tiên mà không ở Đức. Phải chăng vì Triều Tiên là một nước thống nhất nhuần nhuyễn gồm nhiều vương quốc, nhiều thành phố, còn Đức, trước năm 1871, chưa bao giờ thật sự là một nước thống nhất? 

Tuy nhiên những xung đột giữa hai miền vẫn được giới hạn nên đã chưa bìến thành một thế chiến. Điều đáng để ý là sự xung đột đó xảy ra dễ dàng và khá hung hăng là do Bắc Hàn đề xuất. Cũng như trường hợp Việt Nam từ sau năm 1954, Bắc Việt vừa tạm yên vụ cải cách ruộng đất thì lập tức chuẩn bị đem chiến tranh vào Việt Nam Cộng Hoà. Hồ Chí Minh tuyên bố đốt hết cả dải Trường Sơn đề chìếm lấy Miền Nam cũng làm, không ngần ngại. Làm để phục vụ quyền lợi Quốc tế cộng sản! 

Cũng giống như Triều Tiên, Việt Nam là một nước thống nhất xuyên suốt tứ Bắc vào Nam. Dân tộc là một, tiếng nói là một và văn hóa là một. Chiến tranh xảy ra hung hản chỉ vì Hồ Chí Minh làm nghĩa vụ cộng sản hóa miền Nam cho Staline và Mao, tàn sát những người ái quốc không cộng sản, gây thiệt hại dân chúng cả mươi triệu người. 

Bắc Việt Nam và Bắc Triều Tiên, trên đại thể giống nhau là một nước độc tài cộng sản. Đặc biệt cho trường hợp Việt Nam, người dân gọi nhau là “đồng bào”, tức cùng ruột thịt và cả trên tiểu tiết cũng giống nhau là cùng say đắm cái "rất nhỏ khác nhau" mà cả hai cùng mê muội tôn thờ. Đó là chủ nghĩa cộng sản. Bỏ nó là họ thật sự không còn gì cả, không còn chính mình nữa. Nên phải chết sống cho “cái khác nhau bé nhỏ” này mà không ngần ngại đẩy người dân lao vào cuộc chiến làm cho đồng bào chém giết nhau mà hoàn toàn không vì quyền lợi đất nước dân tộc (Le narcissisme de la petite différence de Freud - mê muội cái dị biệc nhỏ). 

Triều Tiên sẽ tái thống nhất? 

Theo dõi cuộc gặp gỡ giữa hai nhà lãnh đạo Triều Tiên, ai cũng nhận thấy thái độ của cậu Ủn tỏ ra thành thật khi nói về phi hạt nhân hóa hoàn toàn bán đảo, tái lập hòa bình và tái thống nhất đất nước. Dĩ nhiên về phía Nam Hàn, Tổng thống Moon Jae-in đã tỏ ra thiết tha về thống nhất đất nước từ lâu. Cái khao khát này ở ông dễ hiểu vì ông là người miền Bắc. Nay lớn tuổi nên nỗi nhớ quê hương ngày càng thêm thôi thúc ở ông. 

Cuộc gặp gỡ thượng đỉnh đã mở ra một trang sử mới giữa hai miền Nam-Bắc là điều mà trước đây chỉ vài tháng không ai dám nghĩ tới. Hai nhà lãnh đạo, trong thông cáo chung, đã cùng xác nhận mục tiêu chung là cùng thực hiện hòa bình, chấm dứt sự chia cắt đất nước và sự hiềm khích đã kéo dài hơn sáu thập niên qua. 

Nhà lãnh đạo trẻ hứa là không tái diễn một quá khứ bất hạnh cho đất nước. Cậu Ủn nói rõ "Tôi đến đây để chấm dứt thứ lịch sử tranh chấp mà không vì quyền lợi thật sự của đất nước." 

Kim Jong-un và Moon Jae-in cùng đưa cao cái bắt tay, một cử chỉ vô cùng biểu tượng ở ngay đường phi quân sự chia đôi bán đảo Triều Tiên. 

Khi ông Moon Jae-in tuyên bố với nụ cười mản nguyện "Tôi sung sướng được hội kìến với bạn" trong lúc đó, cậu Ủn vượt qua đường phân chia Nam-Bắc bằng bê-tông và cậu là người đầu tiên đặt chơn lên lãnh thổ Nam Hàn từ sau chiến tranh Triều Tiên. 

Theo lời mời của cậu Ủn, hai nhà lãnh đạo cùng đi vài bước tượng trưng dọc theo đường phân ranh, bên lãnh thổ Bắc Hàn để rồi cùng tới tòa nhà Hòa Bình ở Bàng-Môn Điếm, nơi trước kia đã ký hiệp ước đình chiến. 

Cuộc hội kiến giữa hai nhà lãnh đạo Nam-Bắc minh họa thêm cụ thể sự thư giản khi cậu Ủn loan báo Bắc Hàn sẽ tham dự Thế Vận hội mùa đông tổ chức vừa rồi ở Nam Hàn. Lời tuyên bố của cậu đã gây ngạc nhiên cả thế giới. 

Lên ngôi năm 2011 nối nghiệp cha, Kim Jong-un quyết tâm dồn nỗ lực thực hiện chương trình chế tạo hỏa tiển tầm xa và hạt nhân hóa Bắc Hàn. Nhưng theo sử gia chuyên về Bắc Hàn, bà Juliette Morillot, khi nói “phi hạt nhân hóa bán đảo”, đó chỉ mới là một khái niệm còn rất mơ hồ. 

Cũng như bản thỏa hiệp giữa hai ông Kim và Moon về vấn đề võ khí cũng rất vắn tắt. Có thể Kim muốn đưa ông Trump vào thế phải thảo luận vấn đề võ khí hạt nhân ở bán đảo này chăng? 

Nhưng thực tế ngày nay, ai cũng phải thừa nhận Bắc Hàn đã đạt được địa vị một nước có vũ khí nguyên tử có thể giúp Bắc Hàn làm giảm đi phần nào những áp lực từ phía Trung cộng và đồng thời tạo cho Bắc Hàn tư thế mới để nói chuyện với Hoa Kỳ. Ở vị thế mới này, Kim Jong-un đã chủ động đưa ý kiến tham dự Thế vận hội mùa đông tổ chức ở Nam Hàn, tuyên bố sẵn sàng gặp ông Trump, thực hiện phi hạt nhân hóa, mời các nước tới quan sát. Một bước đi mới vô cùng ngoạn mục trong ngoại giao của một nước nhỏ. 

Từ đây, Bắc Hàn sẽ lo phát triển kinh tề để phát triển đất nước, cải thiện đời sống dân chúng. 

Hai mươi bảy năm trước đây, phân nửa nước Đức đã từ bỏ cộng sản, sáp nhập qua Tây Đức để trở thành một nước Đức thống nhất theo chế độ Dân chủ Tự do của thế giới văn minh. Tiến trình giải thể cộng sản và thống nhất thật ôn hòa, tốt đẹp tuy Đức, trong lịch sử đã không có được điều kiện nhân văn như Triều Tiên hay Việt Nam. 

Mai này, nếu Bắc-Nam Hàn thống nhất theo mô hình nước Đức, Triều Tiên cũng sẽ trở thành một nước mạnh về quân sự, bạo về kinh tế, không còn e dè nước lớn Trung cộng luôn luôn muốn kiềm chế Bắc Hàn dưới trướng của mình phải làm tiền đồn giữ an ninh, đồng thời còn từng bước độc lập với Hoa Kỳ. Trong trường hợp chưa thống nhất được, hai nước ký kết hợp tác quân sự, Nam Hàn giúp phát triển kinh tế, Bắc Hàn bảo vệ lảnh thổ chung thì cũng thoát khỏi ảnh hưởng của Trung cộng. Mà cậu Ủn có thật tình ứng sử như tuyên bố hay không? Nhưng tới đây cũng đủ cho mọi người đánh giá cậu Ủn là một thanh niên đầy bản lãnh. Có "đột biến" thì đó cũng là thứ "đột biến" cực kỳ thông minh. 

Việt Nam có điều kiện thoát Trung cộng, độc lập và phát triển hay không? 

Thưa có. Việt Nam ngày nay có điều kiện, tuy không được tốt đẹp như Đức hay hai nước Nam-Bắc Hàn. Đông Đức có Tây Đức, Bắc Hàn có Nam Hàn, đều là 2 nước biệc lập, độc lập và phát triển. Việt Nam có cộng đồng Việt Nam Hải ngoại, với hơn 3 trìệu người, GDP cao, trình độ khoa học kỹ thuật ngang hàng với người Mỹ và Âu châu. Ở Âu châu và nhất là Mỹ, người Việt bắt đầu có chân đứng trong chính phủ và quân đội. Vị thế này tuy không đủ mang tính quyết định nhưng có khả năng giúp người Việt vận động gây ảnh hưởng tốt cho quyền lợi Việt Nam khi cần cho việc quan trọng và chính đáng. 

Giờ đây chỉ còn vấn đề là nhà cầm quyền CSVN có đủ can đảm và sáng suốt dám lấy quyết định dựa vào cái thế của cộng đồng Việt Nam Hải ngoại mà cởi cái vòng kim cô Bắc Kinh ném vào thùng rác lịch sử, thật sự trở về với toàn dân hay không? 

Trước giờ, Hà Nội thay vì có cái nhìn lớn, lại chỉ thấy Việt Nam Hải ngoại là nguồn lợi để tìm cách rút rỉa. Không được thì quậy phá. Đúng là hành động của kẻ tiểu nhân. Mà lại là thứ tiểu nhân cộng sản! 

Đại họa của Việt Nam ngày nay thật sự bắt nguồn từ cái ngày hắc ám 19/8 và 2/9 và sự xuất hiện tên Hồ Chí Minh. Từ đó, Việt Nam chỉ có kẻ cầm quyền biết vâng lời, không có kẻ lãnh đạo đất nước. Một đất nước không có lãnh đạo thì chỉ có lạc hậu và lệ thuộc vì giới cầm quyền chỉ biết yêu mù quáng “cái bé nhỏ khác hơn” mà thôi! 

11.05.2018



Bình Luận

Thời Sự

Chuyên đề

 
http://danlambaovn.blogspot.com/search?max-results=50
Copyright © 2014 Dân Làm Báo