Phải bán hết doanh nghiệp nhà nước để thoi thóp! - Dân Làm Báo

Phải bán hết doanh nghiệp nhà nước để thoi thóp!

Donguyen (Danlambao) - Khi tỷ giá biến động theo chiều hướng tiêu cực, sẽ làm nợ công tự dưng phình ra tính theo đồng nội tệ, điều này bắt buộc dẫn đến lạm phát vì nhà nước buộc phải bơm tiền ra và nâng cao lãi suất hòng cân đối lại, tuy nhiên nó sẽ làm mất đi động lực nền kinh tế và làm hao mòn lợi nhuận doanh nghiệp, tỷ giá giảm thúc đẩy xuất khẩu? Đúng, nhưng nó chỉ có lợi khi nền sản xuất đạt được năng suất cao, cho phí thấp, ngược lại thì nó làm hao mòn lợi nhuận và tài sản doanh nghiệp, người dân.

Nhìn vào năng lực sản xuất hiện nay của Việt Nam, năng suất khối nội thấp hơn so với khối FDI, tỷ giá sụt giảm chỉ có lợi cho khối FDI sản xuất để xuất ra toàn cầu và thậm chí còn hưởng lợi từ chính sách thuế ưu đãi đã bù trừ trước đó. Cuộc diễn chiến thương mại này đặt nền kinh tế dưới sự cầm quyền của CSVN vào thế hiểm nghèo vì lượng tiền rút ra khỏi TQ không rót vào Việt Nam như người ta mong đợi, ngược lại nó còn tháo chạy khỏi Việt Nam. Nhưng kỳ lạ là lượng tiền ngoại tệ sau khi rút ra khỏi các khoản đầu tư tại Việt Nam nó lại vẫn nằm trong lãnh thổ và chỉ một phần chuyển ra ngoài dẫn đến suy đoán khác rằng nó sẽ được tái đầu tư trở lại nhưng không phải tại thời điểm này. Nhưng việc rút ra và găm giữ cũng gây nên sự nguy hiểm to lớn cho nền kinh tế do chóp bu CS điều hành, vì chính phủ CSVN buộc phải bán ra ngoại tệ bởi khối này mua vào “tháo chạy”. 

Tôi vẫn giữ quan điểm rằng dòng tiền ngoại tệ sẽ tiếp tục bị rút ra và nằm bất động tại một số ngân hàng ngoại quốc trong lãnh thổ Việt Nam, sẽ gây ra căng thẳng tiền tệ cho nhà cầm quyền, và bộc lộ vô cùng rõ nét vào quí 3 năm 2019. Khi tiền mất giá, nợ công to lớn, phát hành trái phiếu là khó khăn. Do vậy, nếu nhà cầm quyền CSVN dính một đòn kinh tế nữa của Hoa Kỳ, tôi e là sẽ dẫn khủng hoảng và xã hội rối loạn. 

Diễn biến tỷ giá ngày càng tệ và đặt nhà cầm quyền CSVN vào thế xoay trở rất khó khăn. Và khi tình hình này càng xoáy sâu và kéo dài, nó không còn là vấn đề nghiêm trọng nữa mà trở thành con dao đam thẳng vào cuống họng kinh tế xuất khẩu của Việt Nam. Sản xuất nội địa chủ yếu phụ thuộc vào tỷ trọng của khối FDI và là khu vực trọng yếu cho ngạch xuất khẩu và giải quyết lao động, tình hình xấu về ngoại tệ nhìn qua tỷ giá khiến cho khu vực này ngoài giảm đóng góp vào tăng trưởng GDP, thu nhập ngân sách, mà còn khiến cho giảm thu hút đầu tư ở khu vực này và các cuộc tấn công về tiền tệ xảy ra nhiều hơn. Trong cách nhìn của tôi, nhà cầm quyền Cộng sản đang mất dần quyền kiểm soát chính sách tiền tệ và sẽ rơi vào khủng hoảng vào khoảng quí 3 năm 2019. 

Hầu hết các khoản nợ mà chính phủ CSVN phải thanh toán là đồng USD, đồng yên chiếm tỷ trọng không cao. Ngay cả các khoản nợ vay của Trung Quốc cũng phải thanh toán phần lớn bằng đồng USD, Yên và số ít là Nhân Dân Tệ. Lý do thứ nhất là Trung Quốc tuy là nền kinh tế lớn thứ nhì, nhưng vận hành và cấu tạo của nền kinh tế này tương tự như nền kinh tế của các nước đang phát triển như Việt Nam, Sri-Lanka,… hàng hóa “nội địa made in china” chiếm tỷ trọng thấp hơn so với hàng hóa nội địa “made by china”. Nên việc cho vay và thanh toán bằng USD giúp Trung Quốc có lợi hơn trong việc kiểm soát và phục vụ cho việc giải quyết các vấn đề “ra–vào” ở khu vực FDI, FII,… thứ hai, Mỹ và Châu Âu chiếm tỷ trọng nhập khẩu cao các hàng hóa Việt Nam, nên các khoản thu về bằng đồng USD là rất lớn, nói cách khác, ngoài đồng USD ra, dự trữ Việt Nam không có nhiều các đồng khác để đa dạng hóa thanh toán quốc tế. Nên việc chấp nhận các thỏa thuận thanh toán bằng đồng USD cũng phù hợp với thực tế của rổ tiền tệ trong dự trữ của Việt Nam. Đó cũng là lý do giải thích vì sao Chính Phủ hiện thời “thích” neo giá đồng VIỆT NAMD vào đồng USD. Nói chung, nó không có nhiều lựa chọn khác. Theo tôi, vấn đề này không sai, và tốt xấu tùy thời điểm và mối bang giao thương mại, tỷ trọng thương mại. Hiện tại, tình hình là vô cùng xấu! 

Quay lại về vấn đề tỷ giá. Chúng ta hãy hình dung thế này. Trước đây, 1 USD qui đổi là 20.000 đ, và Việt Nam nợ 1 USD. Nay tỷ giá là 23.000đ, như vậy, nhà cầm quyền Cộng sản phải trả thêm 3.000đ. Nợ tính theo đồng nội tệ VIỆT NAMD, thì bỗng dưng nợ tăng thêm 15%. Sẽ chẳng là gì nếu chỉ là thanh toán nợ. Tuy nhiên, ngân hàng TW phải tung tiền đồng ra để mua và nó sẽ tính vào lạm phát, hay nói cách khác mỗi lần thay đổi của tỷ giá theo hướng giảm giá đồng nội tệ thì nhân dân phải chịu “thâm hụt”. Tất nhiên, CSVN không thể tiếp tục dùng giải pháp in hàng loạt tiền như hồi cuối năm 2011 như đã làm để giải cứu thanh khoản ngân hàng thời kỳ khủng hoảng lúc đó. Với tài lãnh đạo của ông Nguyễn Xuân Phúc, có thể khiến nền kinh tế Việt Nam thành quái thai nhiều đầu thì tôi e là rất khó để ông ta có giải pháp cho các khó khăn sắp tới ngoài việc cấu ráp với một số thành phần lợi ích hút máu để cổ phần (bán sạch) hóa doanh nghiệp theo hướng có lợi nữa. Chỉ có một cách giúp ông ấy thoát khỏi khó khăn ở vai trò thủ tướng là buộc nhảy vào vị trí của ông Trọng và kiếm người khác thay ông ta ở vị trí thủ tướng. 


-->


Bình Luận

Thời Sự

Chuyên đề

 
http://danlambaovn.blogspot.com/search?max-results=50
Copyright © 2014 Dân Làm Báo