Donguyen (Danlambao) - Theo quan sát gần đây, có thể CSVN đang cố tìm cách thoát ra khỏi vũng lầy trong mối quan hệ với Trung Quốc, nhưng họ vẫn đang loay hoay và chưa có lối thoát. CSVN tìm cách neo mối quan hệ chiến lược vào Hoa Kỳ với hy vọng sự xích lại lần này, sẽ là một sự cộng hưởng lợi ích nhằm giúp họ đạt được thỏa thuận với Hoa Kỳ duy trì chế độ.
Sự thoát ra này sẽ gia tăng dần lên theo sự dần suy yếu của Trung Quốc. Nhưng có thể, trong một cách chắc chắn từ phía CSVN, họ chỉ muốn tận dụng cuộc tranh chấp Trung - Mỹ để đạt được lợi ích của họ hơn là sự chuyển đổi cụ thể hòng dẫn đến thay đổi thể chế. Họ không hoàn toàn muốn Trung Quốc thua cuộc, chỉ muốn Trung Quốc suy yếu để bớt phần gây khó cho sự cai trị - tính chính danh của thể chế. CSVN thừa hiểu Trung Quốc lươn lẹo không đáng tin cậy, nhưng họ cũng hiểu rất rõ sự gian dối của họ đối với sự cai trị đất nước, nhận thấy rõ những yếu kém, và họ gần chắc chắn không muốn “mất đi người anh Trung Quốc” - cái tổ đỡ đầu cho họ, chế độ CSVN cấu thành bởi sự thực dụng và gian trá hơn những gì bên ngoài nghĩ họ hoang tưởng, nên những người đấu tranh tỏ rõ về bản chất của nó, thực sự muốn thay đổi chế độ, bởi sự tồn tại của chế độ đồng nghĩa với việc khiến đất nước suy yếu, dễ bị xâm lăng, dân nghèo đói và đất nước không thể phát triển.
Có nghĩa, sự xích lại gần Mỹ chỉ là toan tính lợi ích cho sự tồn vong của chế độ chứ không phải sự cởi mở về chính trị cho người dân để giúp đất nước chuyển mình đứng dây. Chúng ta vẫn phải sáng suốt để đấu tranh cho đến khi dẫn đến sự thay đổi thực sự. Đem lại sự cởi mở chính trị để người dân dược tự do hoàn toàn về quyền làm chủ, gồm: tự do về quyền biểu đạt tiếng nói, tự do lập hội, gia nhập hội - đoàn - đảng phái bất kỳ, và quan trong nhất là tự do làm kinh tế và được đối xử công bằng.
CSVN nhận thức được rằng, xích lại gần Hoa Kỳ giúp họ đạt được những lợi ích rất lớn về kinh tế. Giúp vực dậy nền kinh tế có nội lực yếu kém. Mâu thuẫn Trung - Mỹ giúp CSVN có cái cớ trăm năm có một để đạt được hai mục tiêu chính trị, đó là ngoài gần Mỹ để đạt được lợi ích kinh tế, mà còn là cái đà thoát Trung và giữ nó trở thành mối quan hệ có khoảng cách vừa phải. Cả hai mục tiêu này rất quan trong cho việc duy trì chế độ, giữ được tính chính danh và có động lực phát triển kinh tế.
Tận dụng lợi thế địa chính trị, cửa ngõ trong yếu ở khu vực, CSVN đang cố khai thác điểm này bằng sự cộng hưởng lợi ích với Hoa Kỳ. Thế nhưng, những toan tính đó không như ý muốn, vì để đạt được lợi ích kinh tế từ mâu thuẫn giữa hai quốc gia này, thì CSVNphải trở thành mắt xích đóng vai trò quan trọng ở giữa của nó. Mong đợi gần như tất yếu rằng, dòng tiền đầu tư thoát ra khỏi Trung Quốc sẽ chảy vào nền kinh tế Việt Nam, làm động lực thúc đẩy nền kinh tế Việt Nam phát triển. Nhưng nó không xảy ra! Ngược lại đang có áp lực lớn từ việc có nhiều đầu tư thoát ra khỏi Việt Nam và nằm yên vị. Nó biến động vào tỷ giá. Có vẻ quan điểm của tổng thống Mỹ khác với sự tưởng tượng của giới chức CSVN. Trong kế hoạch làm suy yếu Trung Quốc của Mỹ, có vẻ CSVN không có vai trò nào hết, ông ấy xếp Việt Nam vào chung phần với Trung Quốc chứ không xem CSVN là mắt xích quan trọng làm suy yếu Trung Quốc. Thực tế, CSVN cũng không thể trở thành nhân tố sẽ làm suy yếu Trung Quốc. Để rõ ràng, chúng ta hãy nhìn vào Phillipines, dù là đồng minh với Hoa Kỳ, nhưng chắc chắn Phillipines không phải là nhân tố làm suy yếu Trung Quốc. Ở thế trận quốc phòng, Việt Nam, Phillipines (hay Đông Dương - Đông Nam Á) có vai trò là mặt trận tiền tuyến cho các nước lớn mà thôi. Chúng ta thấy đấy, rõ ràng đang có sự nhầm lẫn về vị thế của CSVN với vị trí của Việt Nam trong cuộc diễn chiến Trung - Mỹ hiện nay. Tất nhiên, không thể phủ nhân vị trí tuyệt vời của lãnh thổ Việt Nam trong bối cảnh thế giới hiện đại. Nhưng nếu nhầm lẫn rằng nó sẽ giúp cho những toan tính chính trị riêng của CSVN là sai lầm. Người Mỹ đủ khôn ngoan và thức tỉnh để nhận ra CSVN không đóng góp được bao nhiêu cho chiến thắng của họ. Có thể, Việt Nam lúc nào đó có vai trò quan trọng chiến lược, trở thành trung tâm xoay quanh của các nước lớn (kiểu vệ tinh chiến lược) nhưng chắc chắn không phải thời điểm này. Có nghĩa, Việt Nam phải tự thân vận động, hoặc để Việt Nam trở thành chiến trường trong thế trận của các nước lớn, hoặc phải biến mình thành trung tâm mà không thế lực nào can thiệp được, nó khác với dạng đu đeo, neo mình chỗ này chỗ kia như hiện nay. Thực tế cũng cho thấy, CSVN đang chịu áp lực về việc giảm kim ngạch thặng dư về thương mại với Hoa Kỳ, bằng cách giảm xuất khẩu hoặc tăng mua hàng hoá của Hoa Kỳ kể cả vũ khí. Đã có sự qua lại liên tục từ phía bộ ngoại giao, bộ thương mại của Hoa Kỳ với giới chức CSVN để cảnh báo và trao đổi về các vấn đề thương mại giữa hai nước, quan điểm rõ ràng từ Hoa Kỳ là gần như họ không ngần ngại áp thuế để ngăn chặn thương mại với Việt Nam, chúng ta cũng thấy, Hoa Kỳ hiểu rất rõ về nguồn gốc hàng hoá Việt Nam có xuất xứ từ Trung Quốc. CSVN thực sự khó khăn và điều chỉnh lại nhận thức và cách tiếp cận của họ với thế giới Tây Phương.
Tóm lại để Việt Nam có thể trở thành một khu vực trung tâm nhờ vị trí địa lý, và làm chủ nền kinh tế phát triển, có kỹ nghệ sản xuất cao, thì bắt buộc phải khai sáng sức dân và hoạch định lại chính sách phát triển. Đất nước chỉ làm chủ - tự chủ khi người dân làm chủ - tự do - tự chủ. Chế độ CSVN là chiếc áo rách rưới khoác vào thanh niên còn đang lớn. Sự đeo bám lợi ích của các thành tố cộng sản khiến nó chưa cởi ra được. Nó rất cần sự loại bỏ và thay thế. Chế độ cộng sản thừa thực dụng, dư dối trá nhưng không đủ tầm để lãnh đạo một xã hội văn minh và phát triển. Lịch sử thế giới chứng minh trong hệ thống cộng sản, sự khai sáng của con người chết dần và nền kinh tế mất đi động lực phát triển, các yếu tố về văn hoá và cấu thành xã hội hỗn loạn.