Biển Đông quy tụ quần hùng - Dân Làm Báo

Biển Đông quy tụ quần hùng

VNCH Ngọc Trương (Danlambao) - Tin nhận được vào Thứ Năm, 6 tháng 9, 2018: Một chiến hạm Hải quân Hoàng gia Anh đi gần các đảo Tàu cộng chiếm chủ quyền tại Biển Đông, hành động này được coi là thách thức Bắc Kinh "sự tiếm nhận quá lố" về chủ quyền trong khu vực.

HMS Albion đi ngang qua quần đảo Hoàng Sa trên đường đến Việt Nam, xác định "quyền tự do hàng hải" theo tin của Reuters. 

Chiến hạm 22.000 tấn có Thủy quân lục chiến tháp tùng, cập bến Sài Gòn city hôm thứ Hai, sau khi được điều động đến chung quanh Nhật Bản. 

Nguồn tin cho hãng Reuters biết rằng Tàu cộng phái một khu trục hộ tống hạm và hai trực thăng đến thách thức chiến hạm Albion, nhưng đôi bên vẫn bình tĩnh trong khi đối đầu. 

Tin khác lại nói rằng chiến hạm không đi vào hải phận các đảo trong khu vực tranh chấp. 

Khu trục hộ tống hạm HMS Albion. 

Quần đảo Hoàng Sa bị TC chiếm đóng hoàn toàn, Việt Nam và Đài Loan đều tuyên bố chủ quyền. 

Bộ Ngoại giao TC, fax văn thư đến hãng Reuters, cho biết con tàu đã tiến vào hải phận của TC chung quanh quần đảo Hoàng Sa vào ngày 31 tháng 8, không được phép trước và hải quân TC đã cảnh cáo để chiến hạm này đi ra nơi khác. 

Phát ngôn viên của Hải quân Anh nói rằng: "HMS Albion thực thi quyền tự do hàng hải phù hợp với pháp luật quốc tế và theo thông lệ." 

Vào tháng Sáu, Bộ trưởng Quốc phòng Anh thông báo HMS Albion là một trong ba tàu chiến được khai triển tới khu vực "nhằm gửi tín hiệu mạnh nhất" tới các quốc gia "không chơi theo quy ước". 

Trong bài phát biểu tại Singapore, Bộ trưởng Gavin Williamson cho biết các chiến hạm đã vạch ra tầm quan trọng "thiết yếu" của việc bảo vệ quyền tự do hàng hải trong vùng. 

Hành động nầy diễn ra sau khi Bộ trưởng Quốc phòng Hoa Kỳ, James Mattis, cảnh cáo TC về "các hậu quả" nếu tiếp tục quân sự hóa Biển Đông. 

TQLC Anh tập đổ bộ để tiến chiếm mục tiêu. 

Hành động của HMS Albion sau khi Hoa Kỳ kêu gọi sự tham gia của quốc tế nhiều hơn nhằm thách thức TC. 

Trong tháng Tư, các chiến hạm Úc đã có một "cuộc chạm trán" rất gần với hải quân TC tại vùng biển tranh chấp. 

Thương mại qua đường biển trị giá khoảng 3 ngàn ty đô là mỗi năm, phải đi quá khu vực tranh chấp sôi bỏng với TC, Đài Loan, Việt Nam, Malaysia, Philippines và Brunei, các quốc gia này đều đòi chủ quyền các quần đảo. 

Căng thẳng càng tăng lên khi Bắc Kinh cho tái tạo các rạn san hô, các đảo, xây dựng phi đạo, các nhà chứa máy bay và thiết đặt hỏa tiễn các loại. 

Khi đại huynh Hoa Kỳ lên tiếng muốn các đồng minh và đàn em thân cận tham gia chiến dịch FONOP (Freedom of navigation operation), HQ Pháp trong tháng 6, 2028 đã gởi tàu khu trục hộ tống loại La Fayette ghé thăm Việt Nam, trước đó vào tháng 5, 2018 Hải quân Ấn Độ cho 3 tàu ghé cảng Đà Nẵng khi trên đường đi Nhật Bản tập trận với HQ Nhật và Mỹ ngoài khơi đảo Guam. 

Nay đến lượt HQ Anh "thăm viếng" Việt Nam như đề cập ở trên, cũng nên nói đến lần chạm trán giữa HQ Úc và TC hồi tháng 4, 2018. 

Rồi lại HQ Nhật Bản "mời" HQ Việt cộng tập trận chung (cho vui!). 

Mặt khác anh Duterte của Philippines, bỗng dưng hầm hè sẽ có chiến tranh nếu TC rải mìn trên biển Đông. 

Hải quân các quốc gia không muốn tốn tiền tuần tiễu, tập trận chi cho mệt, chẳng qua ai cũng thấy sự hung hăng và tham lam của TC muốn đọc chiếm thủy lộ quốc tế. Đến lúc, cộng đồng quốc tế, do anh Mỹ cầm đầu muốn TC dịu bớt và ngưng khiêu khích. Không dễ gì chiến tranh, hải chiến sẽ xảy ra. Nhưng va chạm nhỏ có thể bộc phát bất kỳ lúc nào nếu một trong các bên không biết dừng lại. 

Còn Việt cộng thì sao? 

Nếu thực sự muốn thoát kềm kẹp và lệ thuộc vào TC, cs Hà Nội nên tham dự hăng hái hơn nữa vào cộng đồng quốc tế với thành tâm, đó là điều tiên quyết. 

Cs hô hào, che mắt dân Việt hành động bán nước cho TC của chúng, mua sắm võ khí mới, đắt tiền, giả mù sa mua, trò lừa gạt. 


Tham khảo










07.09.2018 



Bình Luận

Thời Sự

Chuyên đề

 
http://danlambaovn.blogspot.com/search?max-results=50
Copyright © 2014 Dân Làm Báo