Cần, kiệm, liêm, chính, chí công vô tư không thuộc phạm trù đạo đức: Ngu hay lừa bịp? - Dân Làm Báo

Cần, kiệm, liêm, chính, chí công vô tư không thuộc phạm trù đạo đức: Ngu hay lừa bịp?

Le Nguyen (Danlambao) - Gần 80 năm cướp chính quyền ở Miền Bắc và hơn 40 năm cướp Miền Nam giành độc quyền lãnh đạo cả nước và trong thời gian cầm quyền, đảng csVN đã lộ ra cho người dân thấy đảng CS đích thực là một đảng cướp, nhà nước CS đích thực là một nhà nước côn đồ. Đảng cướp và nhà nước côn đồ csVN nắm độc quyền lãnh đạo đã làm cho con người Việt Nam hư hoại, đất nước tan nát và mãi nằm dưới vùng trũng của đói nghèo, lạc hậu, chậm tiến, là sự thật hiển nhiên không có chi để bàn cãi, biện hộ cho dù là ngụy biện. 

Nguyên nhân gây ra thảm họa cho đất nước, con người Việt Nam thì có nhiều nhưng nguyên nhân cốt lõi chính là do đảng csVN, chúng không chỉ là đảng cướp mà còn là đảng tay sai ngoại bang nên mọi chính sách, chủ trương của đảng csVN đều nằm dưới sự chỉ đạo của đảng CS Nga-Tàu. 

Ai cũng biết kể từ khi đảng, nhà nước CS Nga bị xóa sổ, chủ nghĩa bách chiến bách thắng Mác-Lenin bị nhân loại quăng vào thùng rác lịch sử thì đảng csVN ngả hẳn vào tay áo đảng CS Tàu và tình nguyện làm con chó nhỏ cho Tàu cộng. Rồi cũng từ đó, chúng dốc toàn lực chính trị vào việc đánh bóng hình tượng Hồ Chi Minh, qua việc dựng tượng, lập đền thờ miếu mạo, đưa vào đình chùa, vào các cơ sở tôn giáo cho người dân thờ phượng bái lạy, tên cs quốc tế chưa rõ nguồn gốc? 

Song song với việc đánh bóng hình tượng Hồ, là đảng csVN cắt cử các tên lý luận gia, lý thuyết gia của cái gọi là hội đồng lý luận trung ương và học viện hành chánh, chính trị quốc gia Hồ Chí Minh, sáng chế ra cái gọi là tư tưởng Hồ Chí Minh - Cái mà cá nhân Hồ Chí Minh tự thú là mình không có tư tưởng chi cả, chỉ có mỗi tư tưởng Mác-Lenin! 

Duyệt qua việc đảng csVN đổ tài nhân vật lực cho tuyên truyền đánh bóng nhân vật trung tâm Hồ Chí Minh và chế biến, làm ra “tư tưởng Hồ Chí Minh” đã ngốn ngân sách nhà nước, lấy từ tiền thuế của dân không hề nhỏ. Nếu như ngân sách đó không chi tiêu vào việc đánh bóng tên tuổi và bảo quản, bảo vệ xác chết Hồ Chí Minh - một tên cộng sản quốc tế qua tài liệu lịch sử cùng các lý chứng, luận chứng, bằng chứng chứng minh Hồ chỉ là tên Tàu chệt nhập vai đóng giả Nguyễn Ái Quốc thực hiện âm mưu cướp nước Việt Nam thi với ngân sách đó được tập trung chi tiêu vào phúc lợi xã hội, tiện ích công cộng, cơ sở hạ tầng, nhất định sẽ không có cảnh tượng đắng lòng xảy ra như sau:

- Bệnh nhân hai, ba người nằm chung một giường, nằm dưới gầm giường và nằm tràn ra cả hành lang bệnh viện.

- Trẻ em vùng cao, vùng sâu, vùng xa sống như bầy thú hoang dã, cơm không đủ ăn, áo không đủ mặc phải đu dây qua sông để đến trường.

- Người dân phải cõng trên vai hàng trăm thứ thuế, phí và gánh hàng ngàn USD tiền nợ công trên đôi vai còm cõi của mình.

- Cán bộ, đảng viên và đoàn viên các đoàn thể xã hội nằm dưới sự chỉ đạo của mặt trận tổ quốc bị cưỡng bức học tập, làm theo tư tưởng không có gì... của Hồ Chí Minh.

...

Những chuyện đắng lòng lẽ ra không có nếu tài nguyên quốc gia, tiền thuế của dân không chi tiêu hoang phí vào chuyện bảo dưỡng, dựng tượng, chế tạo ra tư tưởng Hồ Chí Minh từ các câu nói vớ vẩn, không chuyên chở giá trị tư tưởng nào trong đó cả. 

“Tư tưởng cốt lõi” nổi bật trong cái tư tưởng không có gì của Hồ Chí Minh là “cần, kiệm, liêm, chính, chí công vô tư” được các lý luận gia, lý thuyết gia kiêm văn nô, bồi bút định nghĩa, giảng giải ý nghĩa và đánh giá nó là tư tưởng trung tâm của tư tưởng Hồ Chí Minh.

Không khó để thấy, tư tưởng Hồ Chí Minh làm ra mang tính chất “one for all” nghĩa là chúng làm ra một giáo trình nhưng sử dụng cho mọi trường lớp rèn luyện đạo đức cách mạng cho cán bộ, đảng viên các cấp, các lãnh vực, mọi ngành nghề trong bộ máy đảng, nhà nước csVN.

Cụ thể là tư tưởng “cần, kiệm, liêm, chính, chí công vô tư” là tư tưởng không có gì... nhưng lại được sử dụng rèn luyện cho cái gọi là đạo đức cách mạng cho mọi cán bộ, đảng viên các cơ quan, ban ngành như công an, quân đội, luật pháp, y tế, giáo dục, tài chánh, thuế vụ... Nói chung là mọi cơ quan, ban ngành nào trong bộ máy đảng, nhà nước csVN đều cũng phải học “đạo đức” cần, kiệm, liêm, chính, chí công vô tư...

Diễn giải ý nghĩa và định nghĩa ý tưởng “cần, kiệm, liêm, chính, chí công vô tư” có nhiều bài viết khác nhau và mỗi ông văn nô, mỗi bà bồi bút tự do thi đua tán nhảm với những lời có cánh để được điểm cao như các em học trò làm văn bình giảng trong các học kỳ để được lên lớp...

Dưới đây là một bài bình giảng cụm từ “cần, kiệm, liêm, chính, chí công vô tư” khác với bài luận văn kỳ trước nhưng nội dung khác chữ và không khác nghĩa. Mời các bạn đọc tham khảo, trước khi chúng ta phản biện vào nội dung cụm từ “cần, kiệm, liêm, chính, chí công vô tư” là một phần cốt lõi của cái gọi là “tư tưởng Hồ Chí Minh”: 

“ - Cần tức là lao động cần cù, siêng năng; lao động có kế hoạch, sáng tạo, có năng suất cao; lao động với tinh thần tự lực cánh sinh, không lười biếng, không ỷ lại, không dựa dẫm.

-Kiệm tức là tiết kiệm sức lao động, tiết kiệm thì giờ, tiền của tài sản công của dân, của nước, của bản thân mình; phải tiết kiệm từ cái to đến cái nhỏ, nhiều cái nhỏ cộng lại thành cái to; "không xa xỉ, không hoang phí, không bừa bãi", không phô trương hình thức, không liên hoan, chè chén lu bù.

- Liêm tức là "luôn luôn tôn trọng giữ gìn của công và của dân", "không xâm phạm một đồng xu, hạt thóc của Nhà nước, của nhân dân". Phải "trong sạch, không tham lam". "Không tham địa vị, không tham tiền tài, không tham sung sướng, không ham người tâng bốc mình”.

- Chính nghĩa là không tà, thẳng thắn, đứng đắn; không tự cao, tự đại, luôn chịu khó học tập cầu tiến bộ, luôn tự kiểm điểm, phê bình để phát triển điều hay, sửa đổi điều dở của bản thân mình. Không nịnh hót người trên, không xem khinh người dưới, luôn giữ thái độ chân thành, khiêm tốn, đoàn kết thật thà, không dối trá, lừa lọc, để việc công lên trên, lên trước việc tư, việc nhà.

- Chí công vô tư là khi làm bất cứ việc gì cũng đừng nghĩ đến mình trước, khi hưởng thụ thì mình nên đi sau, phải "lo trước thiên hạ, vui sau thiên hạ.”

Bài viết trước có bàn sơ qua chứ chưa đi sâu vào phản biện chứng minh tư tưởng “cần, kiệm, liêm, chính, chí công vô tư”. Nó chẳng phải là tư tưởng chi cả mà chỉ là một câu nói, ý nghĩ bình thường trong sinh hoạt cuộc sống đời thường như Facebooker Trongtan Le nhận định dưới đây:

“Cần, kiệm liêm, chính, chí công vô tư là khái niệm bình thường của con người từ xa xưa cần phải có trong đời sống chứ có phải đến lúc ông Hồ nghĩ ra mới có đâu! 

Nó cũng hiển nhiên như ra nắng, ra mưa thì nên có dụng cụ che nắng, che mưa hay ăn uống thì phải cẩn thận kẻo nghẹn, kẻo hóc thôi mà.”

Theo nhận định kèm ví dụ cụ thể của bạn Trongtan le thì chuẩn mực “cần, kiệm, liêm, chính, chí công vô tư” là khái niệm bình thường trong đời sống có từ thời xa xưa, không phải chỉ có ông Hồ mới nghĩ ra, là chính xác. Thật sự thì cụm ý tưởng “cần, kiệm liêm, chính, chí công vô tư” chỉ là khái niệm thông thường của nền tảng đời sống dân sự và quan trường của con người sống trong một quốc gia:

- Người dân trong cuộc sống dân sự mà không cần, kiệm, liêm, chính nghĩa là lười biếng, ăn xài phung phí, không trong sạch, không ngay thẳng cứ nghĩ cách gian lận, lường gạt người khác thì bị bần cùng, bị mọi người xa lánh, tránh xa như tránh hủi là đương nhiên. Do đó cần, kiệm, liêm, chính là do nhận thức và ý thức của mọi người trong cuộc sống, nó chẳng phải là tư tưởng bí hiểm, cao siêu gì mà phải ra rả học tập, làm theo.

- Quan chức trong cuộc sống quan trường bắt buộc phải thực hiện chí công vô tư, nghĩa là luôn thể hiện sự công bằng, không thiên vị không đặt tình cảm, quyền lợi riêng tư lên trên việc chung, việc cộng đồng xã hội, việc quốc gia. Làm quan hay tham chính mà không công chính công bằng, đặt lợi ích riêng tư của phe nhóm, đảng phái lên trên quyền lợi tổ quốc. Nếu vi phạm sẽ bị đưa ra tòa xét xử. Nhẹ thì bị dân đuổi cổ khỏi chính quyền, nặng là vô nhà đá đếm lịch. Làm quan thì phải có nhận thức, ý thức được việc gì luật pháp cho làm, việc gì luật pháp cấm và chí công vô tư là điều đương nhiên mà những cá nhân tham chính phải tuân thủ.

Xa hơn nữa “cần, kiệm, liêm, chính, chí công vô tư” chỉ là kinh nghiệm sống được đúc kết qua trải nghiệm cuộc sống chứ nó không thuộc phạm trù đạo đức. Có lẽ Hồ Chí Minh không hiểu nghĩa đạo đức nên nói lung tung, vớ vẩn và đám lý luận gia, lý thuyết gia làng Ba Đình có khả năng biết nó không thuộc phạm trù đạo đức nhưng sợ “phạm thánh” nên thi nhau tán nhảm, ca tụng những câu nói không có gì... của Hồ Chí Minh và nâng cấp lên thành “tư tưởng Hồ Chí Minh.”

Vậy, đạo đức là gì?

-Nói nôm na đạo đức có nghĩa là ăn hiền ở lành, làm thiện tránh ác, không tố điêu hại người... Bàn rộng ra hơn, đạo đức là khái niệm về luân thường đạo lý, là hệ thống phép tắc thiện lương, là chuẩn mực xã hội như thiện ác, tốt xấu, chính trực gian tà... cho mọi người sống chung trong cộng đồng, xã hội, trong quốc gia qua ý thức tự giác điều chỉnh hành vi cho phù hợp với nhận thức chung của cộng đồng nhân loại. 

Tóm lại, ý tưởng của cụm từ “cần, kiệm, liêm, chính, chí công vô tư” hiểu theo lối chiết tự thì “cần kiệm” cần cho đời sống người dân, và “liêm chính, chí công vô tư” cần cho đời sống người tham chính. Liêm (khiết) chính (trực), chí công vô tư thì ngữ nghĩa gần như tương đồng: Liêm khiết, chính trực thuộc chủ thể tỉnh và chí công vô tư thuộc chủ thể động. 

Nói rộng ra cần, kiệm, liêm, chính, chí công vô tư là khái niệm thuộc phạm trù kỹ năng sống chứ không thuộc phạm trù đạo đức, Nếu nói là đạo đức thì nó chỉ là cụm chữ nói cho có nói... nói cho vui... chứ không mang tư tưởng nào ở trong đó cả! Thế nhưng, câu nói không có gì... của Hồ Chí Minh lại được ban tuyên láo trung ương ưu ái “nâng quan điểm” xào nấu, chế biến làm thành tư tưởng “one for all” phục vụ mục tiêu ngu dân, mị dân của đảng cướp và nhà nước côn đồ csVN.




Bình Luận

Thời Sự

Chuyên đề

 
http://danlambaovn.blogspot.com/search?max-results=50
Copyright © 2014 Dân Làm Báo