Tiếp tục tàn phá môi trường: quan chức Quảng Ngãi muốn nhận chìm 15,5 triệu m3 khối thải xuống biển - Dân Làm Báo

Tiếp tục tàn phá môi trường: quan chức Quảng Ngãi muốn nhận chìm 15,5 triệu m3 khối thải xuống biển

CTV Danlambao - Đối diện với nguy cơ xả khí thải, nước thải gây ô nhiễm môi trường, ảnh hưởng tới sức khỏe và cuộc sống của người dân, các quan chức cộng sản tại đây đã làm gì?: Trần Ngọc Căng, Chủ tịch UBND đã ký công văn xin cấp phép nhận chìm 15,5 triệu m3 khối thải của Khu liên hợp sản xuất gang thép Hòa Phát Dung Quất xuống biển (1).

Dự án Hoà Phát Dung Quất do chủ đầu tư Tàu cộng khởi động trị giá 2,7 tỷ USD. Vào cuối tháng 1, 2017 thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc ký văn bản chấp nhận cho phép Tập đoàn Hoà Phát tiếp quản dự án này (2). 

Vào ngày 5.5.2017 Phó chủ tịch UBND tỉnh Quảng Ngãi Đặng Văn Minh đã yêu cầu Hòa Phát Dung Quất phải chịu hoàn toàn trách nhiệm trước pháp luật và nhân dân Quảng Ngãi về mọi hệ quả môi trường của dự án... Nếu nhà máy xả thải ra ảnh hưởng đến môi trường thì phải buộc dừng hoạt động. (3) 

Cũng tại buổi họp này, lãnh đạo Tập đoàn Hòa Phát (HPG) tuyên bố "dự án gang thép Hòa Phát Dung Quất sẽ được sử dụng công nghệ tiên tiến nhất hiện nay, đảm bảo thân thiên môi trường và tiết kiệm năng lượng. Với ưu thế của chu trình sản xuất khép kíp, đầu ra của công đoạn trước là đầu vào của công đoạn sản xuất sau, các phụ phẩm tạo ra trong các công đoạn sản xuất đều được thu hồi và sử dụng làm nguyên liệu sản xuất. Nước làm mát thiết bị được xử lý tuần hoàn sử dụng lại, nước thải sinh hoạt được xử lý đảm bảo quy chuẩn môi trường và sử dụng lại, không thải ra môi trường." (3) 

Trước đó, vào tháng 3/2017, tại Đại hội đồng cổ đông của HPG, ông Trần Đình Long - Chủ tịch Hội đồng quản trị đã khẳng định dự án sẽ tốn đến 25-30% kinh phí cho vấn đề môi trường (4) và so sánh Hoà Phát Dung Quất với Formosa: "sự khác biệt chủ yếu về công nghệ giữa dự án của Hòa Phát và Formosa là ở khâu sản xuất than cốc: Trong khi Formosa áp dụng phương pháp thu hồi hóa chất thì Hòa Phát thu hồi nhiệt;" để rồi tuyên bố: "Chúng ta phải tự bảo vệ chúng ta trước khi có ai đó bảo vệ. Chúng tôi cam kết đảm bảo an toàn tuyệt đối vì cộng đồng và chính chúng tôi" (4). 

Ngày hôm nay, cái gọi là "thu hồi nhiệt" đã biến thành 15,5 triệu m3 khối thải và "cam kết bảo đảm an toàn tuyệt đối" được thay bằng công văn tống thải xuống môi trường biển của các quan chức cộng sản tại Quảng Ngãi. 

Cần ghi nhận thêm: 

Nhiều thiết bị và máy móc của Hoà Phát Dung Quất được thiết kế bởi Tàu cộng. Vào ngày 28/6/2017, HPQ đã tổ chức lễ ký kết hợp đồng với liên doanh Tập đoàn luyện kim SMS của Đức và Công ty TNHH Kỹ thuật công trình Trung Dã Phương Nam (Wisdri) để cung cấp thiết bị luyện thép cho HPG tại Quảng Ngãi. Wisdri là công ty cung cấp thiết bị luyện kim lớn nhất thuộc sở hữu của nhà nước Tàu cộng, và cũng là đơn vị chủ thầu xây dựng hệ thống tuần hoàn làm lạnh tại Formosa Hà Tĩnh (5). 

Hiện tại, Bộ Tài Môi cũng đang "điều nghiên" về đề nghị của Trung tâm Điện lực Quảng Trạch ở Quảng Bình yêu cầu được phép nhận chìm 2,5 triệu m3 khối thải xuống vùng biển cách đảo Hòn La 3,5 hải lý.

*

Chú thích






13.09.2018



Bình Luận

Thời Sự

Chuyên đề

 
http://danlambaovn.blogspot.com/search?max-results=50
Copyright © 2014 Dân Làm Báo