Chống an ninh mạng của CS (Phần 2) - Dân Làm Báo

Chống an ninh mạng của CS (Phần 2)

VNCH Ngọc Trương (Danlambao) - Tiếp tục kiểm soát lại chương trình Google online, bạn cần trương mục với Google hoặc Gmail trước khi vào, do đó phải Sign in.

Sau khi mở computer, vào chương trình Google như thường lệ.

Đánh vào: google activity (hình 001 bên dưới), tương tự như khi bạn tìm một thông tin nào đó.

Dời chuột đến phần: Other Google Activity, xong click một phát (nhấn nút của chuột, hình 002).


Mấy bước nầy bạn đã làm trong bài 1 trước đây.

Nhắc lại cho dễ theo dõi.

Sau khi click vào: Other Google Acitvity, hình 003 hiện lên. Ngay ở trang mới nầy, click vào phần màu xanh dương:

View timeline.


Thêm trang nữa hiện lên như hình 004.


Home and work có logo hình ngôi nhà, bạn sẽ thấy địa chỉ do Google định vị, đó là địa chỉ của bạn (đối với nhãn quan của Google).

Cần kiểm soát kỹ:

1/ Nếu đúng là địa chỉ nơi bạn đang cư trú, hoặc địa chỉ trường học của bạn. Nói chung, nếu đó là địa chỉ thật của bạn. Phải đổi ngay (Đổi sang địa chỉ giả bên dưới).

2/ Nếu đó là địa chị nhà bạn bè, người thân, bà con. Cũng nên đổi, đừng để họ bị vạ lây và nguy hiểm cs bắt bớ, theo dõi.

3/ Đổi sang địa chỉ giả:

Dời chuột đến địa chỉ cần đổi, va click một phát.


Khung Edit home address xuất hiện (hình 005), click vào dấu x màu trắng nằm trong vòng tròn xám và gõ vào địa chỉ mới.

Nhớ SAVE địa chỉ mới trước khi ra khỏi Google Activity.

Vài đề nghị:

- Không dùng địa chỉ gần nhà/ trường học nơi bạn đang ở hoặc làm việc. Thậm chí cách đó 200m, cs dễ suy ra địa chỉ thật. 

- Tốt hơn, dùng địa chị thật xa- bạn ở Hà Nội, nên dùng địa chỉ ở Đà Lạt. Bạn ở Sài Gòn, dùng địa chỉ Huế...

- Địa chỉ ngoài Việt Nam, như Nhật, Pháp, Ý... càng hay hơn.

Qua bài trước, có bạn hỏi:

"Có phải không có cách nào là bảo đảm an toàn tuyệt đối khi lên mạng ở nhà?"

Chúng tôi tìm câu trả lội qua một số chuyên viên điện toán, họ nói:

Với một ISP (Internet Service Provider) duy nhứt là Viettel của cs. Sử dụng computer để liên lạc, gởi email, hay đọc các website bị cấm, nói chung rất dễ bị cs theo dõi, rình mò, mở lén email.

Dù bạn dùng VPN (Virtual Private Network - mạng lưới riêng ảo), vẫn lệ thuộc vào đường dây viễn thông (phone) của cs sẵn có.

Đúng, bạn ở Việt Nam dùng computer vào internet bị cs theo dõi.

Muốn tránh;

Viết bài, viết email xong xuôi ra quán cà phê internet (nhớ áp dụng biện pháp an ninh cá nhân nói ở bài trước), từ đó gởi bài/email qua Wifi của quán, hay dùng chính computer của quán và lưu sẵn bài/email của bạn trên USB và gởi đi từ đó.

Gởi xong, ra khỏi quán cà phê ngay, không chần chờ.

Đến nơi khác, mở máy offline (gián tuyến), và xoá (delete) mọi hoạt động của Google đã đề cập ở bài 1.

Chút ít hy vọng: số lượng người sử dụng internet ở Việt Nam rất nhiều, cs không thể kiếm soát từng người. Không thể dòm ngó từng trường hợp riêng, bạn phải cẩn thận và tránh lặp đi lặp lại thói quen (không dùng chung mật ngữ các trương mục email khác nhau...)

Bạn cần dùng nhiều email khác nhau, thay đổi mật ngữ và dùng mật ngữ khó.

Không lưu hồ sơ quan trọng trên máy của bạn, lưu bằng USB nhỏ, hoặc USB drive (chứa hơn 1 Terabyte, có loại chứa đến 12TB).

Xem lại phần SEND (gởi đi), INBOX (hộp thơ vào), sao chép email vào USB.

Tuy không phải là biện pháp tuyệt hảo, qua hai bài viết chúng tôi chỉ nêu lên những điều quan trọng bạn có thể bỏ sót.

Xin bạn đọc hải ngoại cho biết thêm kinh nghiệm, hầu giúp các bạn trong nước thêm phần an toàn.

2018.10.19



Bình Luận

Thời Sự

Chuyên đề

 
http://danlambaovn.blogspot.com/search?max-results=50
Copyright © 2014 Dân Làm Báo