CTV Danlambao - Báo Bưu điện Hoa Nam buổi sáng (SCMP) cho hay, hôm 31/10, Trung Cộng đã đưa vào sử dụng các trạm quan trắc xây dựng phi pháp trên các đảo nhân tạo Đá Chữ Thập, Đá Subi và Đá Vành Khăn thuộc quần đảo Trường Sa, thuộc chủ quyền của Việt Nam.
Bộ Ngoại giao CSVN như thường lệ - qua lời người phát ngôn Lê Thị Thu Hằng vẫn chỉ lên tiếng phản đối phản đối và yêu cầu Bắc Kinh chấm dứt các hành động trái phép trên trong cuộc họp báo thường kỳ hôm 8 tháng 11.
Động mới mới nhất của Trung Cộng không nằm ngoài ý đồ đưa lực lượng quân sự lên trú đóng tại các công trình nhân tạo nhằm uy hiếp các nước trong khu vực, trong đó có Việt Nam.
Quần đảo Trường Sa thuộc chủ quyền của Việt Nam đã bị Trung Cộng cưỡng chiếm vào năm 1988. Quân nhân Việt Nam đã được lệnh không được phép nổ súng từ các lãnh đạo cao cấp của cộng sản Việt Nam. 64 chiến sĩ hải quân Việt Nam đã bị Trung cộng thảm sát tại Gạc Ma trong cuộc tấn công vào ngày 14 tháng 3.
Trong những năm gần đây, Trung cộng đã ngang nhiên tiến hành bồi lấp và xây dựng hàng loạt công trình trái phép quy mô lớn trên các đá và rạn san hô thuộc chủ quyền Việt Nam. Đồng thời, Trung cộng cũng đưa quân đội ra đồn trú và triển khai hàng loạt khí tài quân sự như: các hệ thống radar, máy bay chiến đấu, máy bay ném bom và hệ thống tên lửa đối đất, chống hạm....
Tại cuộc gặp gỡ với chủ tịch Trung cộng Tập Cận Bình hôm 4 tháng 11 vừa qua tại Thượng Hải, Thủ tướng CSVN Nguyễn Xuân Phúc khi nói về vấn đề Biển Đông đã "hoan nghênh những kết quả tích cực của các cơ chế đàm phán và hợp tác trong lĩnh vực ít nhạy cảm trên biển giữa hai nước, đồng thời đề nghị thực hiện các nhận thức chung và giải quyết bất đồng bằng biện pháp hòa bình".
Cũng trong hai ngày 08, 09 vừa qua, Hội thảo khoa học Quốc tế về Biển Đông lần thứ 10 cũng đã diễn ra ở Đà Nẵng. Hội thảo tập trung các tham luận về xung đột, an ninh và hợp tác trên Biển Đông hiện nay.